Nhóm các giảipháp vi mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 111 - 120)

e. Thương hiệu và uy tín hàng nông sản xuất khẩu

3.2.2 Nhóm các giảipháp vi mô

3.2.2.1 Giải pháp về nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu

Việc tìm cách để nâng cao chất lƣợng hàng nông sản xuất khẩu nói chung, mặt hàng gạo, cà phê, chè và cao su nói riêng cần phải đƣợc tiến hành ngay từ khâu chọn giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến và dự trữ.v.v..Cần đẩy mạnh hoạt động của chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm, đầu tƣ của Nhà nƣớc cho công tác nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất tiên tiến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là các biện pháp hỗ trợ nông nghiệp trong nƣớc dạng “hộp xanh” có tác dụng hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu hàng nông sản, nhƣng lại không vi phạm quy định của WTO. Đồng thời,

cần ƣu tiên hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và quản lý chất lƣợng sản phẩm theo ISO, HACCP, tăng cƣờng áp dụng các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật theo Hiệp định SPS.

Giải pháp về giống

Trong các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng hàng nông sản xuất khẩu thì giống đƣợc xem là yếu tố quan trọng hàng đầu và có tính chất quyết định trực tiếp. Đối với các mặt hàng nông sản nhƣ gạo, cà phê, chè, cao su, giống có ảnh hƣởng đến màu sắc, kích cỡ, độ thơm ngon của hạt, hạt nguyên hay hạt vỡ, khả năng phòng chống sâu bệnh. Để đẩy mạnh hiệu quả của giống cần phải đầu tƣ hơn nữa cho công tác nghiên cứu lai tạo ra và áp dụng những giống cây con có năng suất, chất lƣợng và giá trị kinh tế cao phù hợp với các vùng. Đối với những giống, cây con tốt trên thế giới mà phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của nƣớc ta và phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng mà trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc hoặc sản xuất chƣa đủ và đối với những công nghệ mới thì cần khuyến khích nhập khẩu.

Giải pháp về khâu chăm sóc

Ngƣời nông dân cần nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ canh tác mới hoặc phƣơng thức canh tác hữu cơ bền vững với một quy trình khép kín từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc, quản lý các dƣ lƣợng có hại đối với sản phẩm đến khâu thu hoạch, bảo quản. Đồng thời cần tăng cƣờng công tác thú y, bảo vệ thực vật, hệ thống quản lý chất lƣợng vật tƣ nông nghiệp, kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc thú y và phân bón, chú trọng đầu tƣ thủy lợi v.v..

Giải pháp về khâu chế biến và bảo quản :

Công nghệ chế biến và khâu bảo quản tốt sẽ làm tăng chất lƣợng sản phẩm, từ đó tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu trên thị trƣờng. Để phát triển công nghệ chế biến, một mặt, nhà nƣớc cần phải có các giải pháp hỗ trợ tăng cƣờng nghiên cứu khoa học, công nghệ ứng dụng các tiến bộ kĩ

thuật, kết hợp nhập khẩu các công nghệ cao, nhằm đổi mới quy trình sản xuất, thiết bị theo hƣớng tiến tiến, hiện đại. Mặt khác, nhà nƣớc cần tập trung đầu tƣ phát triển các vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra, cần tăng cƣờng hỗ trợ chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao chất lƣợng và khả năng cạnh tranh của nông sản chế biến. Ƣu tiên cho những công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, nhƣng công nghệ đem lại giá trị gia tăng cao. Từng bƣớc loại bỏ những dây chuyền công nghệ chế biến đã lỗi thời, có chất lƣợng sản phẩm chế biến thấp, đặc biệt là các cơ sở thủ công tự phát với công nghệ thấp, không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp. Vốn đầu tƣ cho sản xuất, chế biến, xuất khẩu hàng nông sản là rất lớn trong điều kiện ngân sách nhà nƣớc còn hạn hẹp. Do vậy, để có nguồn vốn đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, không chỉ trông chờ vào nguồn vốn của nhà nƣớc, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào sản xuất các sản phẩm nông sản xuất khẩu là giải pháp có tính lâu dài. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp cũng phải có các giải pháp huy động vốn từ nhiều nguồn, đặc biệt là nguồn vốn trong dân. Một mặt Nhà nƣớc cần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp, mặt khác các doanh nghiệp cần phải giải pháp để các hộ tiểu điền góp vốn bằng các vƣờn cây cà phê, cao su hay chè để thu hút cổ phần đầu tƣ. Điều quan trọng là các doanh nghiệp cũng cần phải chủ động đầu tƣ đổi mới thiết bị công nghệ chế biến, thực hiện liên doanh liên kết với các công ty sản xuất và chế biến trên thế giới.

Chỉ khi nền nông nghiệp đƣợc quản lý theo chuỗi giá trị sản xuất thì mới nâng cao đƣợc giá trị nông sản. Nhƣ vậy các khâu từ sản xuất nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ sản phẩm phải gắn kết chặt chẽ với nhau. Theo đó có 3 mối quan hệ cần đƣợc xử lý: Nhà nƣớc - doanh nghiệp; nông dân - doanh nghiệp; và nông dân - thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài. Đồng thời có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân đầu tƣ mạnh cho công nghệ sau thu hoạch, khâu bảo quản, chế biến để hạn chế thất thoát, nâng cao giá trị nông sản.

Để phát triển mạnh công nghiệp chế biến, cần giải quyết nhiều vấn đề, trong đó chủ yếu là:

- Quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn theo định hƣớng xuất khẩu. Từ đó, tập trung đầu tƣ thâm canh và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới để đáp ứng tốt yêu cầu chế biến xuất khẩu.

- Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu. Có những chính sách ƣu đãi kích thích sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển công nghiệp chế biến xuất khẩu.

3.2.2.2 Về phía các hiệp hội ngành hàng:

Trong xu thế hội nhập hiện nay, khi Nhà nƣớc hầu nhƣ không can thiệp vào hoạt động kinh doanh thì vai trò của các Hiệp hội ngành hàng ngày càng quan trọng và cần thiết trong việc định hƣớng sản xuất kinh doanh, phối hợp có hiệu quả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc. Hiện nay, trong lĩnh vực nông nghiệp cũng đã có khá nhiều các hiệp hội đang hoạt động nhƣ hiệp hội lƣơng thực Việt Nam, hiệp hội cà phê-cacao Việt Nam, hiệp hội chè Việt Nam, hiệp hội cao su.v.v...Để nâng cao hơn nữa vai trò của các hiệp hội và để có thể tăng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trƣờng thế giới, các hiệp hội cần phải tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

- Hiệp hội cần có cơ chế quản lý chuyên nghiệp với các quy định về hội viên, tổ chức bộ máy, tài chính và quỹ của hiệp hội, chức năng quản lý, đàm phán, kiểm tra giám sát các hội viên.

- Tăng cƣờng sự phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nƣớc trung ƣơng và địa phƣơng trong việc cung cấp, trao đổi thông tin thƣờng xuyên về sản xuất kinh doanh, kỹ năng quản lý, khoa học công nghệ, thị hiếu, giá cả thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài. Phối hợp hành động giữa các hội viên về xúc tiến thƣơng mại nhƣ tổ chức hội nghị khách hàng, tổ chức hội chợ, hội thảo, triển lãm quốc tế, thăm dò, khảo sát các thị trƣờng lớn.

- Liên kết, bảo vệ lẫn nhau, chống những hành vi độc quyền, tranh chấp thị trƣờng, đầu cơ gây tổn hại đến lợi ích chung. Đồng thời giúp đỡ nhau trong các vấn đề về vốn, đào tạo, môi giới, tƣ vấn kỹ năng quản lý doanh nghiệp và áp dụng công nghệ mới. Tập trung xây dựng và phát triển thƣơng hiệu hàng nông sản Việt Nam. Hỗ trợ địa phƣơng, doanh nghiệp xây dựng những thƣơng hiệu mạnh cho mỗi sản phẩm.

- Tham gia với cơ quan Nhà nƣớc trong việc thẩm định các chủ trƣơng chính sách, các văn bản pháp quy có liên quan đến sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu mà hội viên là đối tƣợng thi hành. Trên cơ sở đó đƣa ra những kiến nghị xuất phát từ thực tiễn sản xuất kinh doanh của cơ sở vì lợi ích chung.

- Tăng cƣờng công tác thông tin và dự báo về thị trƣờng. Cần tập trung vào các thông tin và dự báo chiến lƣợc về tình hình thị trƣờng và giá cả hàng nông sản trên thị trƣờng thế giới để các doanh nghiệp có các giải pháp chiến lƣợc cho phù hợp.

3.2.2.3 Về phía các doanh nghiệp:

- Chủ động xây dựng chiến lƣợc kinh doanh và chiến lƣợc thị trƣờng phù hợp với quá trình hội nhập KTQT của đất nƣớc. Các chiến lƣợc nàyphải đảm bảo quy trình sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý và giám sát khoa học để giảm thiểu chi phí không đáng có trong sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu.

- Chủ động trong công tác đầu tƣ công nghệ sản xuất và chế biến hàng nông sản, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng quốc tế. Đây là những biện pháp quan trọng giúp doanh nghiệp quản lý tốt chi phí trong sản xuất, giảm tỷ lệ hàng lỗi không đạt yêu cầu của khách hàng. Đồng thời cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý có đủ năng lực và kiến thức kinh doanh để có thể đáp ứng đƣợc với yêu cầu mới của quá trình hội nhập. Ngoài ra, cần phải tiến hành ngay quy trình xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm của mình.

- Chủ động thực hiện công tác xúc tiến thƣơng mại, nắm bắt và phân tích thông tin trong nƣớc và quốc tế kịp thời để đƣa ra những biện pháp xử lý hữu hiệu, tránh tình trạng loạn thông tin từ nhiều nguồn và kênh khác nhau. Muốn làm đƣợc điều đó, một trong những giải pháp là doanh nghiệp cần phải ứng dụng thƣơng mại điện tử trong kinh doanh để có thể cạnh tranh sản phẩm thông qua các hoạt động mua bán hàng và quảng cáo giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thông tin thị trƣờng, thanh tóan, thậm chí ký kết hợp đồng .

3.3.3.4 Về phía nông dân và trang trại:

Một trong những hạn chế lớn đối với nông dân nƣớc ta là không có đủ năng lực kinh tế và hiểu biết pháp lý để ký kết hợp đồng. Do vậy, để có thể tập trung đƣợc nhiều hàng nông sản xuất khẩu với những giá trị hợp đồng lớn, trong thời gian tới, một mặt cần phải tập trung thúc đẩy tạo hộ sản xuất lớn, trang trại lớn, mặt khác tạo ra đại diện thƣơng mại cho các hộ nông dân nhỏ lẻ đủ sức làm đối tác ký kết hợp đồng thƣơng mại với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần phải tăng số lƣợng nông dân hợp đồng có cơ chế quản lý Nhà nƣớc trong tiêu thụ sản phẩm. Hình thành cơ chế hợp đồng lâu dài giữa nông dân-ngƣời thu gom, tƣ thƣơng và doanh nghiệp .v.v…để đảm bảo quyền lợi lâu dài giữa các bên tham gia.

Mục đích của sự liên kết này nhằm giúp nông dân yên tâm trong sản xuất và thị trƣờng tiêu thụ, đồng thời có đƣợc điều kiện tiếp cận đƣợc nguồn vốn và những thành tựu mới của khoa học công nghệ; giúp doanh nghiệp có đƣợc nguồn hàng ổn định, đảm bảo về chất lƣợng phục vụ cho chế biến và xuất khẩu; giúp nhà khoa học có định hƣớng mục tiêu cụ thể và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; giúp nhà nƣớc phát huy tốt vai trò quản lý mang tính định hƣớng trong nền kinh tế thị trƣờng.

Muốn mô hình liên kết đạt kết qủa thực sự tốt thì mối liên kết này, trƣớc hết, phải đƣợc thực hiện trên từng mô hình sản xuất cụ thể. Mô hình sản xuất phổ biến hiện nay là hợp tác xã và trang trại, và các doanh nghiệp có thể ký hợp đồng trực tiếp với chủ nhiệm hợp tác xã hay chủ trang trại theo các loại sản phẩm đã

đƣợc xác định (vì các doanh nghiệp không thể ký trực tiếp với hàng ngàn hộ nông dân đƣợc). Trong trƣờng hợp nông dân chƣa xác định đƣợc nên trồng cây gì có lợi thì chính các doanh nghiệp sẽ tƣ vấn nông dân nên sản xuất giống cây gì, sản lƣợng là bao nhiêu, chất lƣợng nhƣ thế nào để sao cho tiêu thụ đƣợc sản phẩm theo yêu cầu của thị trƣờng. Thứ hai, cần phải quy định rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi nhà dựa trên lợi ích mà họ sẽ thu đƣợc từ chính sự liên kết đó đƣợc thể hiện thông qua các hợp đồng tiêu thụ theo từng vụ và từng mặt hàng cụ thể. Nhà khoa học thực hiện các hoạt động nghiên cứu cần thiết trợ giúp nhà nông định hƣớng sản xuất và thực hiện quy trình sản xuất tiên tiến, đồng thời giúp doanh nghiệp công nghệ chế biến làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu. Nhà doanh nghiệp phải đảm bảo tiêu thụ đƣợc đầu ra với khối lƣợng lớn, ổn định và lâu dài, trợ giúp nhà nông vốn và vật tƣ (nếu cần). Trong cơ chế thị trƣờng, để đảm bảo khoản vay và cam kết cung cấp hàng hóa, yêu cầu nhà nông phải thế chấp bằng sản phẩm hoặc đất đai của mình. Nhà nông cần phải thực hiện đúng nội dung đã cam kết trong hợp đồng, đặc biệt phải làm theo đúng sự hƣớng dẫn kỹ thuật trong quy trình sản xuất. Nhà nƣớc đóng vai trò trợ giúp cả ba nhà trên bằng cơ chế chính sách, tạo thuận lợi cho việc thiết lập và tổ chức quan hệ liên kết nhƣ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến, bảo hộ quyền lợi cho ngƣời sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu v.v..

KẾT LUẬN

Việc phân tích đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân để từ đó đƣa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu (gạo, cà phê, chè và cao su) là vấn đề rất quan trọng không những chỉ về mặt nhận thức, lý luận mà còn ý nghĩa về mặt thực tiễn trong bối cảnh hội nhập KTQT, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO.

Luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và sức cạnh tranh của hàng hóa. Luận văn cũng đã khẳng định sự cần thiết khách quan phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập KTQT do vai trò to lớn của xuất khẩu hàng nông sản đối với Việt Nam, nhằm khai thác những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, và tạo ra sự thích ứng với những tác động của hội nhập.

Luận văn đã sử dụng những cơ sở lý luận để phân tích và đánh giá đúng thực trạng sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua. Đặc biệt luận văn đã sử dụng các tiêu chí đƣợc luận giải ở chƣơng 1 để phân tích và đánh giá sức cạnh tranh của 4 hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu: gạo, cà phê, chè và cao su, và chỉ ra rằng sức cạnh tranh của các mặt hàng này đã đƣợc nâng lên một cách rõ rệt trong những năm qua. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của các mặt hàng này vẫn còn thấp, điểm mạnh của các mặt hàng này mới chỉ ở bề rộng chứ chƣa thể hiện ở bề sâu nhƣ kim ngạch xuất khẩu tăng nhƣng chủ yếu vẫn ở dạng thô, tỷ lệ sản phẩm qua chế biến để xuất khẩu còn thấp, chủng loại chƣa đa dạng phong phú, khả năng đổi mới mặt hàng còn chậm, thị trƣờng xuất khẩu tuy đang đƣợc mở rộng nhƣng không ổn định, phần lớn hàng nông sản phải xuất khẩu qua trung gian và mang thƣơng hiệu nƣớc ngoài.v.v..

Dựa trên cơ sở lý luận khoa học, căn cứ vào phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển xuất khẩu hàng nông sản trong thời gian tới, luận văn đã đƣa ra các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 111 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)