Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 36)

e. Thương hiệu và uy tín hàng nông sản xuất khẩu

1.3.1 Kinh nghiệm của Thái Lan

Việc nghiên cứu kinh nghiệm về nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Thái lan, nƣớc có nền nông nghiệp khá phát triển, lại nằm trong cùng khu vực địa lý có nhiều điểm tƣơng đồng với Việt Nam là việc làm cần thiết đề rút ra những bài học bổ ích cho Việt Nam.

Thái Lan đƣợc coi là một trong những nƣớc đang phát triển trong khu vực, có nền nông nghiệp hoàn chỉnh với sự đa dạng hóa và chuyên môn hóa nhiều loại vật nuôi và cây trồng ở mỗi vùng, miền trong cả nƣớc và rất thành công trong xuất khẩu nông sản. Hiện nay, 5 mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng nhất của Thái Lan là gạo (luôn đứng đầu thế giới); sắn (là nƣớc xuất khẩu nhiều nhất thế giới), ngô (hàng năm xuất khẩu 4-5 triệu tấn); cao su (đứng thứ 2 trên thế giới); rau quả (đứng thứ 2 khu vực châu Á -Thái Bình Dƣơng, sau Trung Quốc)[35].

Sự thành công trong xuất khẩu hàng nông sản của Thái Lan chính là nhờ vào chính sách đổi mới của Thái Lan trên quan điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn là xƣơng sống của đất nƣớc. Các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn hƣớng về xuất khẩu của Thái Lan đƣợc thể hiện trên các mặt sau:

- Chính sách giá cả nông sản của Thái Lan là một trong các chính sách can thiệp của Chính phủ vào quá trình sản xuất và xuất khẩu đƣợc đánh giá là khá thành công. Dựa trên chế độ sở hữu tƣ nhân về ruộng đất, ngƣời nông dân đƣợc tự quyết định mô hình canh tác và tiêu thụ sản phẩm do mình sản xuất ra. Tùy

thuộc vào điệu kiện cụ thể của từng vùng mà cơ chế giá có sự biến đổi linh hoạt, nhƣng mục tiêu của chiến lƣợc của chính sách giá nông nghiệp của Chính phủ Thái Lan là: (i) khuyến khích ngƣời sản xuất trên cơ sở bảo đảm giá nơi sản xuất có lợi cho ngƣời sản xuất và giá bán lẻ thấp có lợi cho ngƣời tiêu dùng; (ii) đảm bảo ổn định giá nông sản ở thị trƣờng trong nƣớc, kìm giữ giá trong nƣớc thấp hơn so với giá thị trƣờng thế giới, khuyến khích xuất khẩu; (iii) hạn chế ảnh hƣởng của sự biến động giá thị trƣờng thế giới đối với giá nông sản thị trƣờng nội địa[36].

Để khuyến khích xuất khẩu hàng nông sản, chính phủ Thái Lan thực hiện các biện pháp khuyến khích xuất khẩu gạo nhƣ bỏ chế độ hạn ngạch, không thu thuế xuất khẩu, nhà xuất khẩu chỉ nộp thuế lợi tức nếu có, miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ nƣớc ngoài, giảm 5% thuế thu nhập của công ty trong 5 năm sau thời kỳ đƣợc miễn thuế, giảm gấp đôi thuế thu nhập về điện nƣớc, giao thông vận tải trong 1 năm cho các cơ sở chế biến kinh doanh xuất khẩu gạo. Thái Lan áp dụng chính sách hỗ trợ cho xuất khẩu gạo nhƣ cho nhà xuất khẩu vay vốn ngân hàng với lãi suất ƣu đãi, đặc biệt là vốn dài hạn với lãi suất thấp. Ngoài ra, Nhà nƣớc còn hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ mua lại gạo của các nhà xuất khẩu, chịu chi phí lƣu kho, bảo quản, vận chuyển khi giá gạo trên thế giới xuống thấp.v.v… đồng thời Nhà nƣớc còn định hƣớng thị trƣờng chủ yếu, can thiệp để ký những hợp đồng lớn. Năm 1990, chính phủ đã cho nông dân vay đến 1,3 tỷ USD để phát triển sản xuất. Chính phủ cho rằng đó là những khoản đầu tƣ then chốt để chuyển dịch cơ cấu theo định hƣớng phát triển [35].

Chính phủ Thái Lan rất nỗ lực trong việc đầu tƣ trang thiết bị dây chuyền công nghệ chế biến tiên tiến, đảm bảo điều kiện vận tải, kỹ thuật đóng gói hiện đại. Bên cạnh chính sách khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc, Chính phủ Thái Lan còn có chính sách khuyến khích các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức, Anh v.v..cho ngành chế biến. Nhờ có sự đầu tƣ này mà các cơ sở chế

biến hàng nông sản của Thái Lan thƣờng có quy mô lớn, trang thiết bị dây chuyền công nghệ tiên tiến [14]. Đối với mặt hàng gạo, Thái Lan có các dây chuyền công nghệ, thiết bị xay xát, đánh bóng gạo hiện đại, đảm bảo đƣợc tỷ lệ tấm từ 5-10% cho xuất khẩu. Hiện Thái Lan có trên 90% cơ sở chế biến bao gồm xay xát, sàng tuyển, đánh bóng gạo v.v..có quy mô lớn, đƣợc trang bị đồng bộ cho nên chất lƣợng gạo xuất khẩu của Thái Lan cao hơn của Việt Nam.

Hầu hết hàng nông sản xuất khẩu của Thái Lan đƣợc bảo quản tốt, mẫu mã và bao bì hàng hóa đƣợc thiết kế đẹp hấp dẫn ngƣời mua. Các doanh nghiệp Thái Lan chú trọng nhiều đến xây dựng, đăng ký và quảng bá thƣơng hiệu. Ví dụ, gạo xuất khẩu của Thái Lan đƣợc đóng bao với trọng lƣợng từ 5-10 kg, bên ngoài có nhãn mác ghi đầy đủ nguồn gốc xuất xứ, tên gọi bằng tiếng Anh, tiếng Thái và cả tiếng nƣớc ngoài ở những vùng có nhiều ngƣời nƣớc ngoài sử dụng sản phẩm Thái Lan. Chẳng hạn, ở tiểu bang Caliphonia của Hoa Kỳ, nơi có trên 1 triệu ngƣời Việt Nam đang sinh sống, gạo Thái Lan trên bao bì có viết bằng cả tiếng Việt rất thuận tiện cho việc mua hàng của ngƣời Việt Nam ở đó.

Các hoạt động chính của Cục Xúc tiến thƣơng mại là cung cấp dịch vụ thông tin về thị trƣờng, về sản phẩm, về khách hàng nhập khẩu cho các doanh nghiệp theo yêu cầu; cung cấp các số liệu thống kê thƣơng mại trên mạng, xây dựng tin nhanh về xuất khẩu nông sản trên mạng, các trang Web thƣơng mại; Phát triển nguồn nhân lực cho xuất khẩu hàng nông sản: Cục tổ chức các hội thảo về thƣơng mại quốc tế cho các quan chức chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 36)