CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3 .1.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Cục Thuế thành phố Hà Nội
4.2. Một số giải pháp góp phần phát triển, nâng cao chất lƣợng các dịch vụ thuế
4.2.6. Các giải pháp khác
(1) Tăng cường triển khai hoạt động đại lý thuế
Đại lý thuế là ngƣời đại diện hợp pháp của ĐTNT thực hiện các thủ tục khai thuế và quyết toán thuế với cơ quan thuế. Do đó, việc sử dụng đại lý thuế giúp doanh nghiệp không phải lo lắng về các thủ tục kê khai, nộp và hoàn thuế theo quy định của pháp luật vì những công việc này sẽ do đại lý thuế tiến hành. Sử dụng dịch vụ của đại lý thuế sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm tập trung vào kinh doanh.
84
Phát triển hệ thống đại lý thuế là một trong những mục tiêu quan trọng trong Chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế giai đoạn đến năm 2020 đƣợc quy định tại Quyết định số 732/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành ngày 17/5/2011. Tuy nhiên sự phát triển của hệ thống đại lý thuế, số lƣợng, chất lƣợng hoạt động của hệ thống đại lý thuế hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc so với mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Do vậy, nhằm đẩy mạnh công tác phát triển hệ thống đại lý thuế, đáp ứng nhu cầu dịch vụ về thuế của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT, Cục Thuế thành phố Hà Nội cần triển khai thực hiện một số nội dung công việc sau:
Tăng cƣờng tuyên truyền về đại lý thuế, dịch vụ làm thủ tục về thuế cho ĐTNT; đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân trên địa bàn quản lý thông qua các hình thức tuyên truyền đa dạng, thiết thực, đạt hiệu quả. Tuyên truyền cần tập trung giới thiệu, nêu rõ sự cần thiết của đại lý thuế, lợi ích của ĐTNT khi sử dụng dịch vụ về thuế thông qua đại lý thuế.
Phối hợp với các đại lý thuế trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật thuế đến với ĐTNT.
Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký đại lý thuế, cấp giấy xác nhận đủ kiều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế đúng thời hạn theo quy định. Công khai danh sách đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế đủ điều kiện hoạt động trên đại bàn tại trụ sở cơ quan thuế các cấp và trên trang thông tin điện tử của Cục Thuế thành phố Hà Nội.
Tạo điều kiện thuận lợi khi đại diện đại lý thuế giao dịch với cơ quan thuế theo ủy quyền của ĐTNT; bố trí bộ phận tiếp nhận và xử lý nhanh các kiến nghị, phản ánh của đại lý thuế trong thực hiện chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế.
Tăng cƣờng thanh tra, giám sát chất lƣợng các hoạt động của đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế. Kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật thuế và các quy định liên quan đến hoạt động làm dịch vụ thuế của các đại lý thuế, các cá nhân hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế. Tổ chức tọa đàm, lắng nghe ý kiến của các đại lý thuế, tổng hợp các
vƣớng mắc, kiến nghị, đề xuất của đại lý thuế về các giải pháp phát triển hệ thống đại lý thuế trên địa bàn.
85
(2) Tạo động lực bằng các cơ chế chính sách thích hợp: có chế độ lƣơng thƣởng, bồi dƣỡng, động viên, khen thƣởng kịp thời các tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác triển khai KTĐT và NTĐT trên địa bàn.
(3) Chấn chỉnh đơn vị cung cấp T-VAN, cung cấp chứng thƣ số về tinh thần phục vụ khách hàng
Các T-VAN hiện đang cung cấp dịch vụ KTĐT cho khoảng 20 – 30% doanh nghiệp trên địa bàn. Lợi ích các T-VAN đem lại đã thấy rõ, tuy nhiên chất lƣợng các dịch vụ mà “cánh tay nối dài của Tổng cục Thuế” cung cấp đang bị đánh giá là chƣa tốt. Rõ ràng chất lƣợng cung cấp không đi liền với số tiền mà các doanh nghiệp phải bỏ ra để sử dụng dịch vụ, nên song song với việc chất lƣợng đƣờng truyền qua iHTKK ngày càng đƣợc cải thiện, nhiều doanh nghiệp đang dần chuyển sang sử dụng dịch vụ KTĐT qua cổng thông tin điện tử ngành thuế. Cục thuế Hà Nội cần có các biện pháp nhằm chấn chỉnh thái độ và chất lƣợng phục vụ của các T-VAN, mở rộng, lựa chọn nhà cung cấp đảm bảo đủ các điều kiện để phục vụ ĐTNT tốt nhất.
Các đơn vị cung cấp chứng thƣ số cũng cần phải cải thiện chất lƣợng và thời gian cung cấp dịch vụ, đảm bảo cung cấp chứng thƣ số kịp thời, bảo mật, chính xác, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế của mình.
4.2.7. Một số đề xuất với các doanh nghiệp, người nộp thuế
Sự tham gia nhiệt tình của các doanh nghiệp là một nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào sự thành công chung của các dịch vụ thuế điện tử. Số lƣợng các doanh nghiệp đăng ký, tham gia thƣờng xuyên, liên tục là sự khẳng định KTĐT và NTĐT đã tạo dựng đƣợc niềm tin và cải thiện hình ảnh ngành thuế cả nƣớc nói chung và Cục thuế thành phố Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp vẫn còn gặp một số hạn chế, vƣớng mắc, nguyên nhân một phần cũng do chính bản thân doanh nghiệp. Do vậy, tác giả xin đƣa ra một số đề xuất với các doanh nghiệp nhƣ sau:
- Chủ động tìm hiểu về những lợi ích, cách thức đăng ký, thủ tục KTĐT và NTĐT.
- Đối với các doanh nghiệp đã đƣợc cấp tài khoản, thƣờng xuyên cập nhật những thay đổi về chính sách để xem những mẫu biểu, tờ khai, chứng từ nào đã hết hiệu lực, cập nhật đầy đủ các phần mềm hỗ trợ.
86
- Chủ động gửi tờ khai và giấy nộp tiền sớm hơn, tránh hiện tƣợng nghẽn mạng vào thời gian cao điểm.
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT, hệ thống máy trạm, cáp quang tốc độ cao. Có chính sách trong việc đào tạo kiến thức tin học cho cán bộ kế toán tại đơn vị. Bởi hiện nay trình độ tin học của nhiều kế toán tại đơn vị còn hạn chế, trong quá trình xảy ra lỗi họ tỏ ra lúng túng, không nắm bắt những công cụ hỗ trợ hiện đại một cách kịp thời.
4.3. Một số kiến ngh
4.3.1. Kiến nghị với Bộ ài chính và các bộ, ngành c liên quan
4.3.1.1. Đối với ộ Tài chính
- Sửa đổi, bổ sung và ban hành Quy trình KTĐT và NTĐT mới phù hợp với các quy định mới của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.
- Hoàn thiện các văn bản hƣớng dẫn về thuế theo hƣớng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế, các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật, trong đó nghiên cứu, sửa đổi quy định về thời gian khai thuế, nộp thuế để giảm số lần kê khai, chi phí của ĐTNT và các văn bản cụ thể về KTĐT, hóa đơn điện tử, hoàn thuế điện tử, lệ phí trƣớc bạ điện tử, nộp và kê khai thuế điện tử đối với hộ cá nhân kinh doanh. Cần chuẩn hóa quy trình quản lý thuế, cơ sở ứng dụng CNTT đảm bảo tính thống nhất và tính liên kết cao. Đồng thời công khai các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý tại trụ sở cơ quan thuế các cấp, trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của ngành thuế. Sửa đổi, bổ sung các luật về chính sách thuế và các văn bản pháp luật khác có liên quan để bảo đảm tính đơn giản, minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện tạo thuận lợi cho ĐTNT tự nguyện tuân thủ pháp luật thuế.
- Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội nghiên cứu cơ chế phối hợp thu thuế TNCN, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chia sẻ thông tin giữa cơ quan thuế và cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam. Nâng cao hiệu quả thu và quản lý nguồn thu từ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động. Đẩy mạnh hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế và phát triển hệ thống tin học ngành thuế theo chuẩn mực quốc tế. Tăng cƣờng ứng dụng CNTT trong việc hỗ trợ ĐTNT thực hiện thủ tục khai thuế, nộp thuế, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính giúp ĐTNT
87
giảm chi phí về thời gian, giấy tờ, bảo đảm tính chính xác trong quá trình thu thuế vào NSNN.
- Phối hợp với cơ quan công an và cơ quan tài nguyên môi trƣờng để tiếp tục thực công tác hiện đại hóa công tác quản lý và thu thuế: thu lệ phí trƣớc bạ nhà đất, lệ phí trƣớc bạ ô tô xe máy
- Tổ chức triển khai thực hiện trao đổi dữ liệu trong toàn ngành tài chính giữa các cơ quan thành viên nhƣ Tổng cục Thuế, Kho bạc, ngân hàng, làm nền tảng cho các Bộ ngành khác kết nối vào hệ thống. Trƣớc mắt, triển khai việc nối mạng giữa Kho bạc, ngân hàng và cơ quan thuế để khắc phục tình trạng cƣỡng chế nhầm, quản lý việc thu nộp ngân sách, thanh toán của doanh nghiệp qua hệ thống Kho bạc và ngân hàng, đồng thời xây dựng hệ thống CNTT kết nối giữa các ngành trên để dữ liệu kê khai, nộp thuế của ĐTNT đƣợc liên thông, các ngành có thể sử dụng chung dữ liệu khai, nộp thuế của ĐTNT.
- Dự trù ngân sách và chi ngân sách cho việc thực hiện các dự án phát triển thƣơng mại điện tử, cải cách hành chính, cải cách tiền lƣơng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, dự án hiện đại hóa ngành thuế, KBNN và ngân hàng. Thay đổi cơ chế quản lý chi tiêu mua sắm trang thiết bị cho đơn vị cơ sở, phân cấp theo hạn mức (không ôm đồm quá nhiều), tạo điều kiện cho đơn vị chủ động trong việc trang bị cơ sở vật chất cho công tác cải cách hành chính
4.3.1.2. Đối với các bộ, ngành liên quan
(1)Đối với Ngân hàng Nhà nước:
- Đối với các NHTM chƣa cung cấp dịch vụ NTĐT: yêu cầu thực hiện cung cấp ngay dịch vụ NTĐT.
- Đối với các NHTM đã cung cấp dịch vụ NTĐT: Chỉ đạo các NHTM phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế để đẩy mạnh triển khai nộp thuế, khai thuế điện tử. Yêu cầu các đơn vị thuộc Hội sở và Chi nhánh các NHTM chủ động phối hợp với cơ quan thuế, tuyên truyền vận động 100% khách hàng doanh nghiệp có tài khoản tại NHTM thực hiện nộp thuế bằng hình thức điện tử (Qua cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế hoặc qua các hình thức thanh toán điện tử khác nhƣ: Internet banking, ATM…). Tổ chức đào tọa về dịch vụ NTĐT cho khách hàng và nội bộ NHTM; Thành lập bộ phận hỗ trợ khách hàng tại Hội sở và Chi nhánh để xử lý lỗi, vƣớng mắc, lƣu ý giám sát, vận hành hệ thống trong thời gian cao điểm (từ ngày 18 đến 20 hàng tháng) đảm bảo cung cấp dịch vụ 24/7.
88
- Nâng cấp hệ thống thanh toán liên ngân hàng (Citad) để cho phép doanh nghiệp lập đƣợc nhiều khoản nộp thuế trên 01 chứng từ NTĐT và chứng từ điện tử thu NSNN có đầy đủ thông tin phục vụ quản lý thu của cơ quan thuế.
- Chỉ đạo các NHTM xử lý thống nhất cho trƣờng hợp nộp thay.
- Yêu cầu các NHTM bắt đầu từ tháng 12/2018 chỉ chấp nhận nộp NSNN bằng hình thức điện tử, không thực hiện thu thuế trực tiếp tại quầy (trừ trƣờng hợp lỗi hệ thống), chỉ nộp thủ công trong trƣờng hợp bất khả kháng.
- Xem xét cơ chế ƣu đãi về phí chuyển tiền đối với giao dịch NTĐT nhằm khuyến khích doanh nghiệp thực hiện NTĐT.
(2) Đối với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam:
- Phối hợp với cơ quan thuế tăng cƣờng công tác tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc tham gia NTĐT là góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Phối hợp với cơ quan thuế tổ chức các chƣơng trình tuyên truyền nhƣ: Tuần lễ hỗ trợ doanh nghiệp NTĐT, hội nghị, hội thảo về NTĐT…
- Hƣớng dẫn, phổ biến để các doanh nghiệp đã thực hiện KTĐT thì đồng thời thực hiện NTĐT.
(3) Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan báo chí, phƣơng tiện truyền thông tăng thời lƣợng phát sóng các chƣơng trình về đẩy mạnh việc KTĐT, NTĐT.
(4) Đối với Bộ Công an: chỉ đạo các cơ quan công an thực hiện việc kết nối trao đổi thông tin trong công tác quản lý, thu thuế lệ phí trước bạ Ô tô, xe máy, phương tiện
(5) Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường và U ND thành phố Hà Nội: chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai ứng dụng kết nối trao đổi thông tin (Ứng dụng Vilis)
4.3.2. Kiến nghị với ổng cục huế
- Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống xử lý dữ liệu, đƣờng truyền, cổng thông tin điện tử để tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp.
- Sửa đổi các văn bản quy định về kê khai và nộp thuế hiện hành để triển khai mạnh mẽ KTĐT và NTĐTm hóa đơn điện tử, biên lai điện tử đối với nhiều đối tƣợng và nhiều sắc thuế hơn nữa.
89
- Xây dựng và chỉ đạo việc phát triển mạng lƣới các đại lý thuế tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp đồng thời tạo thuận lợi cho quản lý nhà nƣớc về thuế.
- Phối hợp với Cục CNTT, các Vụ của Tổng cục Thuế trong các nội dung đào tạo, tuyên truyền, kỹ thuật và hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo sự đồng bộ.
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính thuế, tự động hóa quy trình giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính thuế, hiện đại hóa hệ thống thu nộp ngân sách.
- Hoàn thiện các văn bản pháp lý, thỏa thuận triển khai với các ngân hàng (bao gồm ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam, ngân hàng liên doanh), tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI đƣợc sử dụng dịch vụ NTĐT qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
- Rà soát, hƣớng dẫn các Cục thuế địa phƣơng một số nội dung vƣớng mắc trong quá trình triển khai đối với một số đối tƣợng gặp khó khăn trong việc mở tài khoản tại NHTM. Ví dụ, một số đơn vị hành chính sự nghiệp hiện đang không thực hiện đƣợc NTĐT do chỉ có tài khoản tại KBNN.
- Xây dựng hệ thống UD CNTT tập trung, có thể liên kết dữ liệu giữa các cơ quan thuế trên cả nƣớc đồng thời có kết nối đƣợc với các cơ quan bên ngoài nhàm mục đích trao đổi thông tin trong quá trình quản lý, thu thuế.
- Phối hợp với các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thƣ số có chính sách giảm giá dịch vụ để khuyến khích doanh nghiệp tham gia NTĐT, KTĐT.
4.3.3. Kiến nghị đối với Ủ an nhân dân thành phố Hà Nội
- Phổ biến về kế hoạch triển khai các nội dung CNTT trọng tâm của Tổng cục Thuế cho các Sở, Ban ngành trực thuộc để phối hợp với cơ quan thuế trong quá trình triển khai.
- Hỗ trợ cơ quan thuế tuyên truyền cho ĐTNT về kế hoạch, nội dung và vai trò của hệ thống CNTT của cơ quan thuế phục vụ mục tiêu hiện đại hóa và cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là lợi ích của việc sử dụng các dịch vụ thuế điện tử do ngành thuế cung cấp.
- Chỉ đạo, giám sát các cơ quan trên địa bàn (tài nguyên môi trƣờng, kế hoạch đầu tƣ, công an, quản lý thị trƣờng, bảo hiểm xã hội...) thực hiện đồng bộ công tác cải cách thủ tục hành chính và phối hợp có hiệu quả với cơ quan thuế trong việc trao đổi, tích hợp thông tin phục vụ công tác quản lý thuế trên địa bàn đạt hiệu quả cao.
90
- Quan tâm, hỗ trợ và cùng Bộ Tài chính theo dõi, động viên, đôn đốc tiến