TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Bối cảnh mới tác động tới sử dụng nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở Việt Nam cao ở Việt Nam
3.1.1. Bối cảnh quốc tế
Trong những thập niên cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, bối cảnh thế giới đã có những biến đổi to lớn và sâu sắc, ảnh hưởng toàn diện và mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nổi bật nhất là ba xu thế quốc tế mà vai trò quyết định của NNLCLC và đặc biệt là sử dụng NNLCLC được khẳng định rõ nét:
- Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Thương mại quốc tế ngày càng phát triển đòi hỏi bản thân nền kinh tế Việt Nam phải nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững thị trường nội địa và từng bước tham gia vào thị trường quốc tế. Sức ép về cạnh tranh dẫn đến nhân lực cũng phải được nâng lên về chất lượng; đồng thời công tác quản lý, bố trí và sử dụng nhân lực cần được chú trọng sao cho phát huy hết tiềm năng, sức sáng tạo của con người.
- Xu thế tri thức hóa nền kinh tế thế giới. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra ngày càng mạnh mẽ; khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tiếp tục có những bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Điều đó đang hướng nhân loại bước vào nền văn minh trí tuệ với hai đặc trưng cơ bản là "xã hội thông tin" và "kinh tế tri thức". Với xã hội thông tin và kinh tế tri thức, thế mạnh tương đối về nguồn lao động giản đơn hoặc tay nghề thấp đã mất ý nghĩa, lợi thế thuộc về những quốc gia có lực lượng lao động được đào tạo đáp ứng được sự đòi hỏi của khoa học và công nghệ; sản phẩm được tạo ra ngày càng phản ánh sự kết tinh từ "chất xám", từ trí tuệ chứ không phải chủ yếu từ cơ bắp. Tri thức và sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.
- Xu thế tái cấu trúc nền kinh tế thế giới. Dưới tác động tiêu cực của
cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, quá trình tái cấu trúc nền kinh tế đã và đang diễn ra quyết liệt trên toàn cầu nhằm khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống kinh tế. Chủ đề tái cơ cấu nền kinh tế luôn được đề cập đến như là một vấn đề bức thiết mang tính sống còn của cả những quốc gia phát triển và đang phát triển. Để bắt kịp với thời đại, để cùng hòa vào xu thế toàn cầu này Việt Nam không thể không đổi mới.Thực chất của quá trình tái cấu trúc kinh tế Việt Nam là quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và nguồn lao động chất lượng thấp sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới về khoa học, công nghệ, NNLCLC và kỹ năng quản lý hiện đại. Các nhân tố này liên quan chặt chẽ và tác động qua lại với nhau, có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh. Trong đó, khoa học và công nghệ là động lực quyết định; con người đóng vai trò trung tâm, là chủ thể sáng tạo, sử dụng khoa học, công nghệ, thực hiện chức năng quản lý. Như vậy, khi tái cấu trúc nền kinh tế cần nhiều yếu tố nhưng NNLCLC là cần thiết nhất, và điều quyết định là cách sử dụng NNLCLC sẽ
tác động lớn tới quá trình này.
3.1.2. Bối cảnh trong nước