.Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 40)

Thiết kế nghiên cứu là một kế hoạch tổng thể cho một dự án nghiên cứu trong đó đề cập đến các vấn đề trong lập kế hoạch và triển khai một dự án nghiên cứu.

Bƣớc 1. Xác định vấn đề nghiên cứu

Bƣớc 2. Nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu các nghiên cứu trƣớc đây

Bƣớc 3. Thiết kế nghiên cứu Bƣớc 4. Thu thập dữ liệu Bƣớc 5. Phân tích dữ liệu

Bƣớc 6. Giải thích kết quả, viết luận văn.

Xác định vấn đề nghiên cứu: Việc đầu tiên phải xác định rõ là nghiên cứu

này sẽ đạt đƣợc cái gì? Tại sao vấn đề phải đƣợc nghiên cứu? Ngƣời nghiên cứu muốn tìm cách mô tả cải gì, hoặc giải thích hoặc tìm hiểu điều gì? Nghiên cứu này đƣợc thực hiện để tìm ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề gì?

Xác định lý thuyết nghiên cứu: Lý thuyết nào sẽ đƣợc sử dụng làm định

hƣớng cho quá trình nghiên cứu? Chúng ta sẽ hiểu hoặc diễn giải kết quả nghiên cứu nhƣ thế nào? Khung lý thuyết khái quát nào sẽ liên kết các hiện tƣợng mà ta nghiên cứu?

Xác định câu hỏi nghiên cứu: Nghiên cứu tìm kiếm lời giải cho câu hỏi

nghiên cứu nào? Chúng ta cần biết gì để thực hiện các mục đích nghiên cứu? Mức độ khả thi của câu hỏi nghiên cứu với nguồn lực và thời gian đã xác định?

Xác định phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu: phƣơng pháp cụ

thể nào sẽ đƣợc sử dụng để thu thập dữ liệu? Dữ liệu sẽ đƣợc phân tích nhƣ thế nào? Làm thế nào để chứng minh rằng dữ liệu thu đƣợc là đáng tin cậy?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại, từ đó thu thập số liệu của VPBank với các ngân hàng đối thủ để phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của VPBank.

Căn cứ vào các kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại, luận văn sử dụng phƣơng pháp so sánh để phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh. Cụ thể: Luận văn sử dụng phƣơng pháp so sánh; so sánh các tiêu chí của chính VPBank qua từng năm, phân tích tình hình tăng giảm tuyệt đối và tƣơng đối và so sánh số liệu của VPBank so với các đối thủ qua từng năm, so sánh sự hơn kém của VPBank so với các đối thủ qua từng tiêu chí.

Mặt khác khi phân tích hiệu quả kinh doanh của từng nội dung, luận văn kết hợp nhiều phƣơng pháp phân tích nhƣ phƣơng pháp loại trừ. Phƣơng pháp loại trừ mới xác định đƣợc ảnh hƣởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích bằng định lƣợng cụ thể. Từ đó xem xét mức độ ảnh hƣởng của mỗi nhân tố, đâu là nhân tố tích cực, tiêu cực, đâu là nhân tố bên trong và bên ngoài, từ đó đƣa ra các biện pháp tƣơng ứng, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank.

2.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Nhằm đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất mục đích và mục tiêu của đề tài đã đề ra, tác giả sẽ sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu sau đây:

Số liệu về phát triển ngân hàng đƣợc thu thập từ các báo cáo thƣờng niên, thông cáo báo chí của VPBank, báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên, thông cáo báo chí của các Ngân hàng khác. Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả sẽ thu thập số liệu hoạt động kinh doanh của VPBank qua các năm để chỉ ra đƣợc sự thay đổi về năng lực cạnh tranh của VPBank qua các năm. Bên cạnh đó, các số liệu của các ngân hàng đối thủ cũng sẽ đƣợc thu thập để so

sánh khả năng cạnh tranh của VPBank với các đối thủ. Các ngân hàng đối thủ đƣợc lựa chọn bao gồm một ngân hàng quốc doanh (Vietcombank), bốn ngân hàng tƣ nhân (Saccombank, SHB, ACB và Techcombank) và một ngân hàng nƣớc ngoài (Shinhanbank).

Số liệu phát triển thị trƣờng, ngành nói chung đƣợc tổng hợp thống kê trên các tạp chí chuyên ngành kinh tế, tài chính ngân hàng, chuyên trang thống kê của các bộ nghành, báo cáo ngân hàng nhà nƣớc và báo cáo khác.

Sau khi phân loại tác giả đã xác định các vấn đề liên quan cần đọc. Khi nghiên cứu tài liệu, tác giả đánh dấu toàn bộ các thông tin cần thiết phục vụ cho việc tra cứu sau này. Một số thông tin tác giả đã trích dẫn trực tiếp, một phần tác giả tổng hợp hoặc khái quát ý để diễn đạt lại trong luận văn.

2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu

- Phƣơng pháp thống kê mô tả

Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các tài liệu báo cáo và các số liệu nghiên cứu qua các năm từ 2013-2017, thể hiện qua bảng số liệu thống kê và đồ thị nhằm minh chứng sâu hơn dựa trên khung lý thuyết của vấn đề đang nghiên cứu.

- Phƣơng pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp đƣợc tác giả sử dụng rất nhiều trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt của đối tƣợng đang nghiên cứu.Trong quá trình nghiên cứu thông qua các thống kê, báo cáo tác giả so sánh mức độ phát triển, thị phần... giữa các năm, với các đối thủ cạnh tranh.

- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp

Trong quá trình nghiên cứu, các yếu tố liên quan đến việc quản trị thƣơng hiệu của ngân hàng đƣợc thu thập thống kê, so sánh, cùng với việc đánh giá thị trƣờng cạnh tranh ngành, nghiên cứu các công trình của các Chuyên gia,

tổng hợp kiến thức chuyên nghành từ đó tác giả đƣa ra các phân tích, nhận định về thực trạng, những cơ hội, thách thức, để đề tài có đƣợc cái nhìn chân thật, khách quan, tổng hợp nhất.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG

3.1. Tổng quan về VPBank

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng có tên tiếng Anh là VietNam Prosperity Joint Stock Commercial Bank và đƣợc viết tắt là viết tắt là VPBank. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng đƣợc thành lập ngày 12/8/1993 theo quyết định về việc cấp giấy phép hoạt động số 150/QĐ-NH5 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam. Hiện nay trụ sở chính của VPBank đƣợc đặt ở 89 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thủ đô Hà Nội.Sau gần 25 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lƣới lên 217 điểm giao dịch với đội ngũ trên 23.826 cán bộ nhân viên. Tính đến hết năm2017, vốn điều lệ của VPBank đã đạt 15.706 tỷ VNĐ và vốn chủ sở hữu đạt 29.696 tỷ đồng.

VPBank đang từng bƣớc khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng.Để đạt đƣợc tầm nhìn đầy tham vọng, VPBank đã triển khai chiến lƣợc tăng trƣởng quyết liệt trong giai đoạn 2012 - 2017 với sự hỗ trợ của công ty tƣ vấn hàng đầu thế giới McKinsey. Với chiến lƣợc này, VPBank nỗ lực tăng trƣởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trƣơng xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trƣởng, và luôn chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trƣờng.

Bên cạnh đó, theo định hƣớng “Khách hàng là trọng tâm”, các điểm giao dịch đã đƣợc thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ. Các sản phẩm, dịch vụ của VPBank luôn đƣợc cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng... Tất cả đã góp phần làm hài lòng khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng

tập khách hàng của VPBank cả về độ lớn và thời gian gắn bó với tốc độ nhanh chóng.

Trong những năm qua, VPBank đã đạt đƣợc một số thành tựu nhƣ:  Tháng 8/2013: Nhận giải thƣởng Ngân hàng bán lẻ sáng tạo nhất

Việt Nam 2013 (Most innovative retail bank Vietnam 2013) do Global Banking and Finance Review trao tặng

 Tháng 5/2014: Nhận Giải thƣởng Best Commercial Bank Vietnam 2014 do Tạp chí chuyên ngành tài chính ngân hàng uy tín hàng đầu thế giới International Finance Magazine (IFM) của Anh trao

 Tháng 6/2015: Tăng vốn điều lệ lên 8.056.466.000.000 đồng  Nhận giải thƣởng “Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

tốt nhất Việt Nam 2015” do Tạp chí Asian Banking and Finance (ABF) trao tặng

 Tháng 1/2016: Tăng vốn điều lệ lên 9.181.000.000.000 đồng  Tháng 11/2016: Giải thƣởng “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

năm 2016- Best SME Bank Vietnam 2016”do Tạp chí International Banker (UK) trao tặng.

 Tháng 1/2017: Nằm trong Top 10 DN Tƣ nhân lớn nhất VN năm 2016, đồng thời cũng nằm trong Danh sách Top 50 Doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam năm 2016 (Top 50 Vietnam The Best Companies in 2016) do Vietnam Report bình chọn.

 Tháng 7/2017: Tăng vốn điều lệ lên 14.059.086.350.000 đồng Những giải thƣởng quốc tế này một lần nữa khẳng định cho chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ, uy tín và sức cạnh tranh nổi bật của VPBank trên thị trƣờng tài chính, ngân hàng tại Việt Nam, đồng thời khẳng định định hƣớng phát triển đúng đắn của Ngân hàng trong thời gian qua.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức

Biểu đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức của VPBank

3.1.3 Sứ mệnh và mục tiêu

Là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất tại Việt nam, VPBank đã có những bƣớc phát triển vững chắc trong suốt lịch sử của ngân hàng.Đặc biệt từ năm 2010, VPBank đã tăng trƣởng vƣợt bậc với việc xây dựng và triển khai chiến lƣợc chuyển đổi toàn diện dƣới sự hỗ trợ của một trong các công ty tƣ vấn chiến lƣợc hàng đầu thế giới. Theo chiến lƣợc này, VPBank đặt mục tiêu trở thành một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017.

Tầm nhìn trên đƣợc hiện thực hóa bằng một chiến lƣợc gồm 2 gọng kìm chính:

Tăng trƣởng hữu cơ quyết liệt, tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và SME, đồng thời khai thác cơ hội trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn và tín dụng tiêu dùng.

Xây dựng các hệ thống nền tảng vững chắc về tổ chức, nhân sự, công nghệ, vận hành, v.v.

Hậu thuẫn cho việc triển khai chiến lƣợc nói trên là văn hóa doanh nghiệp của VPBank, đƣợc xây dựng và vun đắp dựa trên 6 giá trị cốt lõi:

Khách hàng là trọng tâm; Hiệu quả;

Tham vọng;

Phát triển con ngƣời; Tin cậy;

3.2. Tình hình hoạt động của VPBank giai đoạn 2013-2017 3.2.1 Các sản phẩm chủ yếu của VPBank 3.2.1 Các sản phẩm chủ yếu của VPBank

Sản phẩm tín dụng: Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn vay thì hiện tại sản phẩm tín dụng của VP Bank gồm có: Cho vay tiêu dùng (mua xe, mua nhà trảbằng lƣơng, bằng thu nhập, mua sắm vật dụng gia đình..); Cho vay kinh doanh bất động sản; Cho vay kinh doanh chứng khóan; Cho vay du học; Cho vay đilao động nƣớc ngòai; Cho vay bổ sung vốn lƣu động sản xuất kinh doanh; Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu; Cho vay mua sắm tài sản cố định, đầu tƣ dự án.

- Sản phẩm huy động vốn gồm: Tiền gửi không kỳ hạn; Tiền gửi thanh toán;Tiền gửi tiết kiệm (Tiền gửi tiết kiệm đảm bảo bằng vàng, tiền gửi tiết kiệmbậc thang); Chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn; Tài khỏan tiền gửi có kỳ hạn; Tiềngửi của ngân hàng khác.

- Sản phẩm bảo lãnh trong nƣớc bao gồm: Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiệnhợp đồng; Bảo lãnh thanh toán; Bảo lãnh hoàn thanh toán; Bảo lãnh bảo hànhcông trình, thiết bị; Bảo lãnh vay vốn; Bảo lãnh khác.

- Sản phẩm thanh toán quốc tế: Mở L/C; Ủy nhiệm chi; Ủy nhiệm thu; Nhờ thu;Chuyển tiền; Chiết khấu bộ chứng từ.

- Sản phẩm dịch vụ: Dịch vụ kiều hối; Dịch vụ chi trả Western Union; Dịch vụthẻ; Dịch vụ thu, chi hộ; Dịch vụ trả lƣơng qua thẻ; Dịch vụ chuyển tiền trongnƣớc; Dịch vụ séc; Dịch vụ ngân quỹ; Dịch vụ tài khỏan; Dịch vụ thanh toánđa biên; Dịch vụ mua bán ngoại tệ.

- Sản phẩm Bảo Hiểm:

VP Gold Care - Gói Bảo Hiểm Sức Khỏe Cao Cấp VP Master Care - Bảo hiểm toàn diện và ƣu việt Bảo hiểm My Life – Vững Bƣớc Đồng Hành Bảo hiểm My Future – Vững Bƣớc Tƣơng Lai

Bảo hiểm My Family – VPBank Vun Đầy Hạnh Phúc Bảo hiểm An phát Hƣng gia

Bảo hiểm An phát trọn đời

Bảo hiểm chăm sóc Phụ nữ - VP LADY CARE

Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ y tế - VP MEDI CARE

- Sản phẩm ngân hàng điện tử bao gồm: VPBank online; VPBank Mobile; VPBank SMS; VPBank ePay; VPBank Bankplus

3.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-2017

3.2.2.1 Tình hình tài chính

Giai đoạn từ 2013 đến 2017 có thể coi là giai đoạn phát triển bùng nổ của VPBank.Các chỉ số tài sản, vốn, kinh doanh đang tăng trƣởng rất nhanh và bền trong giai đoạn này. Vốn chủ sở hữu tăng từ 7.727 tỷ đồng (năm 2013) lên 29.696 tỷ đồng năm 2017( tăng gấp 3,84 lần). Tổng tài sản cũng tăng gấp 2,29 lần từ 121.264 tỷ đồng (2013) lên 277.752 tỷ đồng năm 2017. Các chỉ số tài chính nhƣ ROA hay ROE cũng tăng rất đều đặn hàng năm. Đến năm 2017, chỉ số lợi nhuận trên tài sản đạt 27,5% và chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 2,54%. Tuy tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đều tăng mạnh trong giai đoạn này, nhƣng sở dĩ chỉ số ROA và ROE vẫn tăng là bởi lợi nhuận của VPBank đã tăng một cách đột biến.Báo cáo thƣờng niên 2013 của VPBank ghi nhận mức lợi nhuận đạt 1.355 tỷ đồng. Con số này trong năm 2017 đã tăng trƣởng đột biến và đạt 8.130 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa là, trong vòng 5 năm, mức lợi nhuận của VPBank đã tăng gấp 6 lần.

Bảng 3.1: Một số kết quả kinh doanh của VPBank trong giai đoạn 2013-2017 Đơn vị tính: Tỷ VNĐ Đơn vị tính: Tỷ VNĐ Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Lợi nhuận 1.355 1.609 3.069 4.929 8.130 Vốn chủ sở hữu 7.727 8.980 13.389 17.178 29.696 Tổng tài sản 121.264 163.241 193.876 228.771 277.752 ROA 0,91% 0,88% 1,34% 1,86% 2,54% ROE 14% 15% 21% 26% 27,5% CAR 12,5% 11,3% 12,2% 13,2% 14,6%

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo thường niên của VPBank

3.2.2.2 Nguồn huy động vốn

Hàng năm, VPBank xây dựng và triển khai kế hoạch nguồn vốn cụ thể ngay từ đầu năm. Kế hoạch nguồn vốn đƣợc xây dựng chi tiết tới cấu trúc nguồn huy động: từ cá nhân, tổ chức kinh tế, TCTD, tổ chức tài chính trong nƣớc và quốc tế, cho đến kế hoạch phát hành giấy tờ có giá và cấu trúc theo kỳ hạn,… vừa đảm bảo tuân thủ an toàn vốn nói riêng và các chỉ số an toàn tài chính nói chung trong từng thời kỳ, đồng thời góp phần định hƣớng kinh doanh toàn hàng.Tại mỗi thời điểm, Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ - Có của Ngân hàng đã có những chính sách, yêu cầu, chỉ đạo các đơn vị chuyên môn và các khối kinh doanh phối hợp triển khai các nội dung phù hợp với tình hình thị trƣờng, chính sách vĩ mô và những yêu cầu của Ban lãnh đạo Ngân hàng. Nhờ vậy, nguồn vốn huy động của VPBank đã tăng trƣởng phù hợp với tiến độ tăng trƣởng tài sản, cơ cấu nguồn vốn đƣợc cải thiện, đa dạng hóa nguồn huy động cũng nhƣ tăng trƣởng tốt huy động trung dài hạn, trái phiếu dài hạn.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Biểu đồ 3.2 Số liệu huy động vốn của VPBank giai đoạn 2013- 2017

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của VPBank)

Tổng nguồn vốn huy động bao gồm tiền gửi của khách hàng, Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khách và phát hành các giấy tờ có giá.Trong khuôn khổ bài viết này, Tổng nguồn vốn huy động chỉ bao gồm Huy động khách hàng và phát hành giấy tờ có giá vì đây là nguồn huy động chủ yếu và thể hiện đƣợc năng lực huy động cũng nhƣ năng lực cạnh tranh của Ngân hàng.

Nguồn vốn huy động của VPBank tăng trƣởng rất đều từ giai đoạn 2013 đến 2017. Tính đến 31/12/2017, Tổng huy động vốn của VPBank đặt 199.655 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với thời điểm 31/12/2013.Về giá trị tuyệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)