.7 Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng giai đoạn 2015 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 58 - 61)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

VPB VCB TCB ACB Sacom SHB Shinhan

2017 29.696 52.558 26.931 16.031 23.236 14.525 11.436 2016 17.187 48.102 19.586 14.062 21.752 13.232 10.145 2015 13.389 45.172 16.458 12.787 21.663 11.258 9.108

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của các ngân hàng)

Cũng giống nhƣ số liệu về Tổng Tài Sản, Vốn chủ sở hữu của VPBank cũng thấp hơn rất nhiều so với các ngân hàng thƣơng mại có vốn nhà nƣớc, nhƣng so với các ngân hàng còn lại, tiềm lực vốn chủ sở hữu của VPBank vẫn đứng trong nhóm dẫn đầu.

Biều đồ 3.4 Vốn điều lệ của các ngân năm 2012 và 2016

(Nguồn: Thanh Thanh Lan (2017), Cuộc đua của các ngân hàng cổ phần sau 5 năm tái cơ cấu, VnExpress)

Trong năm 2016, vốn điều lệ của VPBank đã đƣợc tăng thêm 1.124 tỷ đồng từ 8.056 tỷ đồng lên 9.181 tỷ đồng (~14%). Tuy nhiên, vốn điều lệ của VPBank vẫn chƣa thuộc nhóm 5 ngân hàng dẫn đầu trên thị trƣờng.

3.3.2 Thị phần

 Huy động tiền gửi

Theo nhƣ thống kê của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, khoảng một nửa thị phần Huy động và Cho vay vẫn đƣợc nắm giữ bởi các ngân hàng thƣơng mại có vốn nhà nƣớc và phần còn lại thuộc về các ngân hàng thƣơng mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, nƣớc ngoài và các loại hình ngân hàng khác.

Biểu đồ 3.5 Thị phần huy động và cho vay của các ngân hàng năm 2016

(Nguồn: Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Đơn vị: %)

Dựa trên những số liệu thống kê trên, có thể nhận thấy rằng, lƣợng huy động tiền gửi khách hàng của VPBank (123.787 tỷ đồng) rất nhỏ nếu so với các ngân hàng thƣơng mại vốn nhà nƣớc nhƣ Vietcombank (590.451 tỷ

đồng). Đối với các ngân hàng thƣơng mại cổ phần có cùng quy mô, khả năng huy động tiền gửi của VPBank cũng thấp hơn so với Sacombank (289.455 tỷ đồng), Techcombank (173.499 tỷ đồng) và ngân hàng ACB (207.051 tỷ đồng). Tuy nhiên, so với ngân hàng quốc tế Shinhan thì số lƣợng tiền huy động tiền gửi của VPBank vẫn rất vƣợt trội, gấp ba lần lƣợng tiền gửi của Shinhan (41.594 tỷ đồng).

Bảng 3.8 Số lƣợng huy động tiền gửi của các ngân hàng giai đoạn 2015 - 2017

Đơn vị tính: Tỷ đồng

VPB VCB Sacom TCB ACB SHB Shinhan

2017 133.551 708.520 319.860 170.971 241.393 194.211 58.731 2016 123.787 590.451 289.455 173.449 207.051 165.896 41.954 2015 130.270 501.462 259.427 142.239 174.919 185.649 26.990

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thƣờng niên của các ngân hàng)

Tƣơng tự nhƣ thị phần huy động tiền gửi, thị phần dƣ nợ của VPBank trong năm 2017 (182 nghìn tỷ) cũng chƣa thật sự mạnh, tuy đã có nhiều bứt phá so với giai đoạn 2012 (36 nghìn tỷ). Với việc các ngân hàng thƣơng mại vốn nhà nƣớc đã chiếm hơn một nửa thị phần, nhiệm vụ của VPBank là phải cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại cổ phần còn lại.Thị phần của VPBank vẫn thấp hơn so với Sacombank (216 nghìn tỷ), SHB (192 nghìn tỷ) và ngân hàng ACB (198 nghìn tỷ), tuy nhiên đã vƣợt qua đƣợc Techcombank (160 nghìn tỷ). So sánh với lƣợng dƣ nợ cho vay của Shinhan (40 nghìn tỷ) thì VPBank vẫn vƣợt trội hơn cả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)