.5 Cơ sở vật chất kĩ thuật tới 31/12/2016

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Công ty xăng dầu Hà Tĩnh (Trang 60)

( Nguồn: Phòng kế toán công ty xăng dầu Hà Tĩnh )

Phương pháp khấu hao tài sản cố định mà Công ty sử dụng là phương pháp đường thẳng và được khấu trừ vào nguyên giá tài sản cố định. Thời gian

Diễn giải

Giá trị (triệu đồng) Số lượng (cái)

Nguyên giá Giá trị còn lại Tổng số Sử dụng >=5 năm Số lượng % Tổng số 1. Máy động lực 5.936 2.371 59 38 64 2.Máy công tác 20.489 6.807 195 116 60

3. Máy móc TB đo lường, Thí

nghiệm 1.528 1.019 13 9 69

4. Thiết bị và phương tiện vận

tải bốc dỡ 6.357 3.716 8 2 25

5. Dụng cụ quản lý 5.431 1.751 100 7 7

7. Nhà cửa, đường bãi tường

rào 124.679 81.883

- Nhà cửa phục vụ sản xuất 1.707 925 4 4 100

- Cửa hàng Xăng dầu 51.590 33.570 100 52 52

- Nhà kho 7.212 5.024 30 16 53

- Nhà làm việc 7.934 4.440 4 2 50

- Công trình phúc lợi 418 368 2 1 50

- Đường bãi, tường rào, khác 55.818 37.473 85 48 56

8. Bể thép 4.585 2.307 86 39 45

9. Hệ thống truyền dẫn 10896 1.065 12 4 33

10. Cống thoát nước, vật kiến

sủ dụng tài sản cố định được Công ty ấn định phù hợp với khung thời gian mà Bộ Tài chính quy định theo Quyết định 206/2003/QĐ- BTC. Sử dụng phương pháp khấu hao này có thể đưa ra cái nhìn toàn diện về hoạt động tạo lập và sử dụng nguồn vốn cố định của Công ty. Từ đó, căn cứ vào các kết quả có liên quan có thể giúp cho nhà quản lý Công ty có thể đánh giá được tình hình huy động và sử dụng vốn cố định có hiệu quả không.

3.2.2.6Quản lý vốn lưu động

Vốn lưu động là giá trị bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của Công ty. Tài sản lưu động là một nguồn tài sản của Công ty thường có sự quay vòng nhanh hơn so với tài sản cố định. Việc quản lý tài sản lưu động có vai trò rất quan trọng đối với Công ty. Vốn lưu động không sử dụng nhiều lần và không có khấu hao mà toàn bộ giá trị của nó được chuyển vào sản phẩm sau mỗi chu kỳ xuất hàng. Công ty tiến hành quản lý vốn lưu động có hiệu quả tức là vòng quay vốn của Công ty nhanh.

Quá trình quản lý vốn lưu động của Công ty tập trung vào những nội dung chính sau:

- Xác định lượng vốn lưu động cần dùng trong một kỳ kinh doanh của Công ty. Công ty tiến hành xác định một cách chính xác để đảm bảo cho quá trình xuất–nhập hàng hóa diễn ra thuận lợi, tránh xảy ra tình trạng thiếu vốn làm sản xuất ngưng trệ hay thừa vốn gậy ra tình trạng ứ đọng vốn không có hiệu quả.

- Tiến hành khai thác nguồn tài trợ vốn lưu động một cách hợp lý và có hiệu quả. Đây là các khoản tài trợ trong ngắn hạn và bị hạn chế về thời gian nên đảm bảo sử dụng một cách hợp lý là yêu cầu quan trọng đối với Công ty.

- Đẩy mạnh hiệu quả trong khâu tiêu thụ sản phẩm, xử lý hàng hoá, bán thành phẩm bị ứ đọng và áp dụng các hình thức tín dụng thương mại nhằm bảo toàn và phát triển vốn lưu động của Công ty.

Các nhà quản lý Công ty luôn chú ý đến những thay đổi trong vốn lưu chuyển, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi và ảnh hưởng của sự thay đổi đó đối với tình hình hoạt động của Công ty. Khi quản lý nguồn vốn lưu chuyển trong Công ty, các nhà quản lý xem xét các bộ phận cấu thành sau:

- Tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt: Khi lập các kế hoạch tài chính, Công ty luôn phải đảm bảo các vấn đề có liên quan đến tiền mặt như: Lượng tiền mặt của Công ty có đáp ứng nhu cầu chi phí không? Mối quan hệ giữa lượng tiền thu được và chi phì như thế nào? Khi nào thì Công ty cần đến các khoản vay ngân hàng? Hằng năm, lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt luôn có xu hướng gia tăng, cụ thể: năm 2014 lượng tiền mặt

và các khoản tương đương tiền mặt là: 4.862.898.773; năm 2015 là:

4.237.352.226; năm 2016 là: 6.997.362.614 nhằm đảm bảo sự ổn định và an

toàn của tài chính công ty.

3.2.3. Công tác kiểm tra, đánh giá việc quản lý tài chính

Kiểm tra tài chính là công việc Công ty phải tiến hành thường kỳ. Kiểm tra tài chính giúp cho người quản lý Công ty kịp thời phát hiện những sai lệch, và khó khăn trong hoạt động quản lý tài chính của Công ty để từ đó kịp thời ra những quyết định hữu hiệu để giải quyết những khó khăn cũng như giải pháp để phân phối các nguồn tài chính của Công ty một cách có hiệu quả hơn. Bản chất kiểm tra tài chính của Công ty:

- Bộ phận tài chính của Công ty tiến hành kiểm tra tiến độ huy động vốn và nguồn khai thác vốn, đối chiếu với kế hoạch tài chính mà Công ty đã đặt ra.

- Kiểm tra quá trình phân phối các nguồn tài chính của Công ty, so sánh xem có đảm bảo như kế hoạch và có khách quan hay không.

- Tiến hành kiểm tra thông qua việc phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính của Công ty.

Nguyên tắc kiểm tra tài chính của Công ty được thống nhất như sau:

- Công tác kiểm tra tài chính được thực hiện trên cơ sở tuân thủ hiến pháp và pháp luật.

- Kiểm tra phải thực hiện một cách chính xác, công khai và được tiến hành thường xuyên. Mọi cá nhân, phòng ban đều được phổ biến kế hoạch và các kết quả kiểm tra tài chính.

- Công tác kiểm tra tài chính của Công ty có hai mục tiêu trọng yếu cần đảm bảo là hiệu lực và hiệu quả.

Kiểm tra tài chính phải đảm bảo tính toàn diện, tức là tiến hành kiểm tra mọi mặt, mọi lĩnh vực, kiểm tra mọi khâu, mọi công đoạn của quá trình quản lý của Công ty.

- Cách thức tiến hành kiểm tra tài chính của Công ty

Công ty tiến hành công tác kiểm tra tài chính cả trước và sau khi thực hiện kế hoạch tài chính. Kiểm tra tài chính nhằm đánh giá những thành tựu, kết quả đạt được cũng như những tồn tại hạn chế trong quá trình thực hiện kế hoạch tài chính. Tiến hành kiểm tra tài chính suốt quá trình thực hiện kế hoạch tài chính để có thể đánh giá và so sánh xem việc thực hiện kế hoạch tài chính có thực sự có hiệu quả không, đồng thời có thể rút ra và tích luỹ được những kinh nghiệm cho việc xây dựng và triển khai các kế hoạch tài chính sau một cách có hiệu quả hơn nhằm hướng tới mục tiêu chung của Công ty.

3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính tại công ty xăng dầu Hà Tĩnh Hà Tĩnh

3.3.1 Ưu điểm về công tác quản lí tài chính tại công ty

* Về thị phần chiếm lĩnh:

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của Công ty xăng dầu Hà Tĩnh, tuy vậy công ty vẫn chiếm 58% thị phần toàn thị trường.

Bảng 3.6 Các đơn vị xăng dầu trên thị trƣờng Hà Tĩnh

TT Đơn vị Tổng Nhu cầu (M3, Tấn) lĩnh thị phần % chiếm

1 Công ty xăng dầu Hà Tĩnh 160,000 58

2 Tập đoàn xăng dầu Quân đội 10,000 4

3 Công ty CPXD, dầu khí Vũng áng 90,000 32

4 Các Tổng đại lý trên địa bàn 16,000 6

Tổng: 276,000 100

Đồ thị 3.1

- Công ty cổ phần xăng dầu, dầu khí Vũng Áng (PVOIL Vũng Áng): Được thành lập năm 2007 với số cổ phần chi phối của Tập đoàn dầu Việt Nam (PVOIL) chiếm 56%. Công ty có hệ thống kho Cảng Vũng Áng với tổng sức chứa 60.000 m3, có bến xuất thuỷ và hệ thống dàn xuất xe xi téc hiện đại.Hàng nhập về kho Vũng Áng chủ yếu lấy từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Việc tổ chức bán hàng chủ yếu tập trung vào kênh bán buôn cho khách hàng công nghiệp, bán cho các đại lý và bán lẻ qua hệ thống cửa hàng trực thuộc. Giao hàng cho các Tổng đại lý từ Thái Bình, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Bình qua bến xuất thuỷ tại Cảng Vũng Áng .

- Tập đoàn xăng dầu Quân đội: thực hiện bán trực tiếp cho khách hàng công nghiệp, khách mua bán buôn, các đại lý và tổng đại lý Công ty TNHH

Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh Tập đoàn Xăng dầu Quân đội

Công ty CP xăng dầu, dầu khí Vũng Áng

&Thương Mại Miền Trung - có hệ thống mạng lưới cửa hàng bán lẻ và kho chứa tại Cảng Xuân Hải - Nghi Xuân- Nghệ An (gần TP Vinh – nghệ An).

- Các Tổng đại lý trên địa bàn: trên địa bàn Hà Tĩnh có nhiều tổng đại lý của PVIOL, Xăng dầu quân đội và của PVOIL Vũng Ángđã tổ chức bán hàng trực tiếp cho các Đại lý, khách công nghiệp trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Nguồn hàng không rõ nguồn gốc: chủ yếu là Điêzen từ ngoài biển đưa

vào bằng các tàu trọng tải nhỏ từ 200 m3 – 500 m3; hoặc các xe biển số 16, 17

và 36 chở từ ngoại tỉnh vào Hà Tĩnh với giá bán rất rẻ (có thời điểm thấp hơn giá bán lẻ từ 1.600 đ – 2.000 đ).

Nhìn nhận thị trường kinh doanh xăng dầu ở Hà Tĩnh sẽ tiếp tục cạnh tranh mạnh ở tất cả các mặt về: Giá bán thù lao, tranh giành thị phần và khách hàng một cách quyết liệt. Do đó, Công ty xăng dầu Hà Tĩnh cần phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp để không chỉ giữ vững mà còn làm gia tăng thị phần của mình.

Đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời của các nguồn vốn kinh doanh: Trong thời gian qua, nguồn vốn kinh doanh của công ty xăng dầu Hà Tĩnh được đảm bảo đầy đủ, kịp thời đảm bảo sản xuất kinh doanh của công ty; ngoài vốn cổ đông là vốn vay ngân hàng được các ngân hàng quan tâm đặc biệt nên việc tiếp cận vốn là tốt.

Lợi nhuận của của công ty: lợi nhuận của công ty đạt được sẽ phân phối nhằm mục đích tái đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khuyến khích và tạo động lực để người lao động nâng cao năng suất góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Về quản lý tài sản: cơ chế điều hoà tài sản phục vụ kinh doanh giữa

các đơn vị trong công ty xăng dầu Hà Tĩnh góp phần vào việc tiết kiệm chi phí mua sắm, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

- Về quản lý vốn: công ty xăng dầu Hà Tĩnh đã chủ động được nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn ngắn hạn để đảm bảo an toàn về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã xây dựng được lòng tin đối với các ngân hàng về việc vay nợ.

- Về quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận: việc quản lý doanh thu tại

Công ty xăng dầu Hà Tĩnh đang được thực hiện chi tiết đến từng loại hình sản xuất kinh doanh. Trong quản lý chi phí, viêc hạch toán được thực hiện đúng theo tính chất các khoản chi phí. Do vậy, công ty xăng dầu Hà Tĩnh có cơ sở đánh giá việc quản lý chi phí có hiệu quả hay không theo tính chất từng khoản chi phí. Từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp giúp đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1 Những điểm hạn chế trong quản lý tài chính của công ty

- Về quản lý tài sản: phải thu khách hàng tại công ty xăng dầu Hà Tĩnh

còn cao, biên bản xác nhận nợ cũng chưa đầy đủ; chưa làm tốt việc phân tích tuổi nợ. Đồng thời, mặt khác Công ty chưa cương quyết trong việc yêu cầu khách hàng, người bán hàng thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn tài chính; các yếu tố này dễ dẫn đến xảy ra rủi ro kinh doanh, mất an toàn về tài chính. Trong quản lý hàng hoá, chưa ban hành được định mức dự trữ hàng hoá.

- Về quản lý vốn: nguồn vốn huy động của Công ty xăng dầu Hà Tĩnh

phụ thuộc quá nhiều vào việc vay vốn của các ngân hàng, dó đó nguồn vốn chưa có tính dài hạn.

- Về quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận: doanh thu định kỳ chưa

phân tích, đánh giá chỉ tiêu doanh thu theo từng loại hình, từng đơn vị, từng phương thức bán hàng so sánh với kế hoạch, cùng kỳ, do đó chưa xem xét mức độ tăng trưởng của từng loại hình. Công ty đã có định mức chi phí, tuy nhiên định mức vẫn chưa đầy đủ đối với các loại hình sản xuất kinh doanh.

Việc rà soát chi phí còn chưa thường xuyên. Lợi nhuận, hiện nay việc trích lập các quỹ của công ty còn rất thấp, chưa được ưu tiên để tái đầu tư sản xuất kinh doanh.

- Về quản lý đầu tư: Công ty chưa có hoạch định phát triển đầu tư cho

thời gian dài, tương lai xa.

- Về công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính: Mặc dù công tác này đã

được công ty quan tâm, nhưng chưa thường xuyên và đặc biệt chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát còn nhiều hạn chế: Trên thực tế, công ty đã quan tâm đến công tác kiểm tra, kiểm soát hàng năm đều xây dựng chương trình và tiến hành kiểm tra tài chính tại các đơn vị. Tuy nhiên, công tác kiểm tra còn chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, đặc biệt chất lượng kiểm tra còn hạn chế đã dẫn đến việc vi phạm các quy định quản trị tài chính của một số tập thể, cá nhân nhưng không được phát hiện, uốn nắn kịp thời.

- Về phân tích các chỉ tiêu tài chính:

Công ty chưa coi trọng việc phân tích, so sánh, đánh giá các chỉ tiêu tài chính: Để có được những quyết định quản lý tài chính đúng đắn, cần thiết phải xem xét, phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong từng thời kỳ. Tuy nhiên tại công ty các chỉ tiêu này chỉ xem xét mang tính tương đối, không tính toán, so sánh phân tích cụ thể tìm ra nguyên nhân và có biện pháp hữu hiệu, cụ thể. Mặt khác việc tìm ra mức độ thích ứng, phù hợp, hiệu quả của một số chỉ tiêu về công nợ, lượng hàng dự trữ tồn kho, tỷ lệ nợ, lượn vốn cần thiêt, số dư tiền mặt, điểm hoà vốn… Trong từng thời kỳ, giai đoạn trong toàn công ty và các đơn vị cũnh chưa được công ty quan tâm, tính toán, xem xét.

Công ty chưa chú trọng nhiều đến việc sử dụng các báo cáo tài chính đã lập để phân tích và hoạch định xem chuyện gì xảy ra trong hoạt động tài chính của công ty. Đó cũng là một sự khác biệt rất lớn và là một hạn chế trong công tác quản lý tài chính của một công ty nhà nước so với công ty cổ phần.

3.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên

* Nguyên nhân chủ quan:

- Tổ chức bộ máy và năng lực cán bộ làm công tác quản lý tài chính tại công ty xăng dầu Hà Tĩnh còn nhiều hạn chế. Nhận thức của lãnh đạo Công ty về vấn đề hoàn thiện công tác quản lý tài chính còn chưa đầy đủ, kỹ năng của cán bộ quản lý tài chính chưa được cao về nghiệp vụ.

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, thông tin phục vụ công tác quản lý tài chính chưa hoàn thiện, ảnh hưởng đến việc thiết lập các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán. Các báo cáo tài chính kế toán mang tính ghi nhận, hoàn thành, chưa phục vụ được yêu cầu quản trị doanh nghiệp nên không đảm bảo cho việc cung cấp thông tin một cách kịp thời. Trong một số trường hợp, Công ty có thể mắc các sai lầm trong việc ra quyết định quản lý tài chính và bỏ qua các cơ hội tốt trong kinh doanh do các báo cáo tài chính không có hiệu quả.

- Một bộ phận không nhỏ người lao động còn tư tưởng ỷ lại vào công ty, thiếu chủ động, năng động sáng tạo trong việc thực hiện công tác quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Công ty xăng dầu Hà Tĩnh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)