Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP Quân Đội (Trang 68 - 72)

Các dịch vụ ngân hàng hiện đại, mang tính trọn gói chưa được phát triển đồng bộ. Sự phát triển của ngoại thương và kinh tế quốc tế đã dẫn tới các doanh nghiệp phải sử dụng rất nhiều các dịch vụ đi kèm nhau như: bảo lãnh, mở LC, tín dụng…theo xu hướng chung, các doanh nghiệp sẽ sử dụng hầu hết các dịch vụ trên ở ngân hàng, các dịch vụ mang tính đồng bộ, trọn gói của VPBank còn chưa có nhiều, vì vậy cũng gây hạn chế đối với khách hàng nói chung và kinh doanh ngoại tệ nói riêng.

Quy trình kinh doanh ngoại tệ chưa thực sự bài bản và chuyên nghiệp. Hầu hết các quy trình được ban hành trên hệ thống mới chỉ nếu những bước khái quát và chủ yếu phục vụ cho các chi nhánh trong quá trình giao dịch ngoại tệ với các tổ chức kinh tế, khách hàng cá nhân. Những quy trình mang tính chuyên môn hóa, sử dụng riêng cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ riêng của ngân hàng thì vẫn đang trong quá trình hình thành, chưa hoàn thiện, đặc biệt là các quy trình theo dõi riêng cho các loại nghiệp vụ như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn vẫn chưa có mà hầu hết dựa vào kinh nghiệm giao dịch của nhân viên. Đây cũng là thực trạng chung của các Ngân hàng TMCP ở Việt Nam

Những nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ mới vẫn chỉ được thực hiện manh mún. Ngoài nghiệp vụ giao ngay, các nghiệp vụ khác mới bước đầu được thực hiện với số lượng ít, nghiệp vụ mua bán ngoại tệ theo hợp đồng tương lai còn chưa được thực hiện.

Kết quả kinh doanh chưa ổn định, lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ tuy đã góp phần vào lợi nhuận chung của ngân hàng nhưng chưa ổn định, chưa tương xứng với quy mô kinh doanh ngoại tệ và doanh số giao dịch ngoại tệ của ngân hàng xen kẽ những năm có lãi vẫn có những năm ngân hàng có lỗ.

Những hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân chính sau:.

+ Hệ thống quản trị rủi ro tuy đã có những thay đổi nhưng còn khá

yếu đặc biệt là quản trị rủi ro thị trường. Các nghiệp vụ của ngân hàng

(bao gồm cả kinh doanh ngoại tệ) là những nghiệp vụ rất rủi ro bởi nó liên quan trực tiếp

+ Hoạt động tuyên truyền, quảng bá các giao dịch ngoại tệ vẫn chưa

được chú trọng phát triển trong khi các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ được xem là những nghiệp vụ phức tạp, cần phổ biến nhiều mới giúp khách hàng nắm vững. Đội ngũ tư vấn về dịch vụ kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng còn nghèo nàn, chưa có chiến lược thu hút khách hàng tham gia giao dịch ngoại tệ với quy mô lớn. VPBank thiếu các chương trình quảng bá cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của mình, việc đưa quảng cáo lên các phương tiện thông tin đại chúng thì gần như không có, còn thông tin về các nghiệp vụ KDNT trên trang web của ngân hàng thì quá sơ sài, chỉ mang tính hướng dẫn và kém kích thích với khách hàng

+ Trình độ nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Ở một số chi nhánh của

VPBank có thực hiện các giao dịch ngoại tệ, lực lượng cán bộ làm công tác kinh doanh ngoại tệ còn khiêm tốn, số lượng được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm kinh doanh còn yếu và thiếu. Trên thực tế, một bộ phận cán bộ kinh

doanh ngoại tệ tại đơn vị đầu mối là Phòng kinh doanh thị trường tài chính hội sở còn trẻ, kinh nghiệm công tác chưa nhiều, chưa qua đào tạo chuyên nghiệp về kinh doanh ngoại hối nhiều nhân viên chưa thực sự hiểu thấu đáo bản chất của các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ, đặc biệt là các sản phẩm phái sinh, khâu phân tích tỷ giá mà đặc biệt là phân tích kỹ thuật còn rất yếu, biện pháp kỹ thuật mới bắt đầu được sử dụng để phân tích xu hướng của tỷ giá.

+ Hệ thống công nghệ thông tin T24 của ngân hàng chưa hỗ trợ nhiều

cho việc triển khai các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ phái sinh mới do vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện.

+ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ vẫn còn mang tính thụ động. Mục tiêu thực hiện hoạt động KDNT của VPBank hiện nay mới chủ yếu tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của toàn hệ thống, đảm bảo thanh khoản và kinh doanh sinh lời trong đó việc đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ của toàn hệ thống được đặt lên làm mối quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy nên nhiều khi VPBank phải chấp nhận việc thua lỗ để đảm bảo mục tiêu hàng đầu nói trên. Cả quá trình mua bán chủ yếu mới chỉ xuất phát từ nhu cầu của khách hàng còn ngân hàng chưa có những động thái để tạo ra nhu cầu. Ngân hàng VPBank được thành lập từ những năm 1993, tuy nhiên nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ mới được triển khai mạnh trong vài năm gần đây, trước đây hầu hết là phục vụ cho nhu cầu của khách hàng, ngân hàng hầu như không có hoạt động kinh doanh riêng

Chưa xây dựng chiến lược cũng như học hỏi kinh nghiệm để thực hiện

hợp đồng ngoại tệ tương lai. Trong chiến lược KDNT của VPBank hiện nay

cũng chưa đề cập tới việc có phát triển các nghiệp vụ kinh doanh mới hay không, trong khi đó hầu như hợp đồng ngoại tệ tương lai vẫn chưa được các ngân hàng thương mại ở Việt Nam thực hiện một cách chính thức . Do vậy, nếu không có chiến lược đúng đắn để chuẩn bị sẵn tinh thần cũng như kinh nghiệm thì đến khi NHNN cho phép thực hiện các giao dịch này, VPBank sẽ

không thể chủ động và kịp thời thực hiện được những giao dịch này, sẽ làm mất lợi thế của mình so với các NHTM khác.

Cuối cùng, những quy trình, thủ tục hướng dẫn và kiểm soát hoạt động đầu cơ vẫn chưa hoàn thiện. Đồng thời VPBank cũng chưa đưa ra được một chiến lược chi tiết là các bước đi trong dài hạn, quá trình thực hiện như thế nào, đưa ra những nhận định tương lai, điều kiện cần bổ sung để hoàn thành…

CHƢƠNG 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG

VPBANK TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP Quân Đội (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)