3.4. Một số kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam
3.4.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối
NHNN cần tăng cường vai trò kiểm soát của mình đối với các NHTM và các TCTD trong việc thực hiện các quy chế mà NHNN ban hành. Đồng thời
NHNN cũng cần nắm bắt các vướng mắc của các ngân hàng để từ đó có những phản ứng kịp thời. Bên cạnh đó, NHNN cũng nên giao quyền chủ động hơn nữa cho các NHTM trong nước trong lĩnh vực KDNT, nhất là trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ với các tập đoàn tài chính quốc tế.
Để hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối, một trong những nhân tố không thể thiếu đó là NHNN cần phải có những biện pháp để tăng dự trữ ngoại hối. Bởi lẽ, để thực hiện một chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết hợp lý từ NHNN thì điều cần thiết là NHNN cần phải nắm giữ một lượng ngoại hốicđủ để thực hiện việc can thiệp khi cần thiết. Quản lý dự trữ ngoại hối tốt cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường ngoại hối. Trong thời gian qua, dữ trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng một cách đáng kể cho thấy nền kinh tế của Việt Nam đang phát triển khá khả quan. Tuy vậy, thực trạng quản lý dư trữ ngoại hối của Việt Nam cũng đang có một số bất cập như: hành lang pháp lý cho hoạt động dự trữ ngoại hối còn bộc lộ nhiều bất cập về tổ chức và thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối, về nghiệp vụ kiểm soát, quản lý nội bộ hoạt động dự trữ ngoại hối, chiến lược quản lý dự trữ ngoại hối vẫn thụ động, hoạt động đầu tư dự trũ đơn điệu, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế, thiếu cán bộ có trình độ và kinh nghiệm. Để khắc phục và hoàn thiện tình hình dự trữ ngoại hối có thể thực hiện một số điều như: sửa đổi, bổ sung quy định quản lý dự trữ ngoại hối, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của các cấp quản lý dự trữ ngoại hối, tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng , hình thành các quỹ dự trữ ngoại hối theo chức năng và xây dựng cơ cấu ngoại tệ và cơ cấu đầu tưu dự trữ ngoai hối cho từng quỹ, tăng cưởng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, tăng cườg công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ...