Một số nghiệp vụ được triển khai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP Quân Đội (Trang 36 - 40)

2.2. Thực trạng phát triển kinh doanh ngoại tệ tại VPBank

2.2.1. Một số nghiệp vụ được triển khai

2.2.1.1 Nghiệp vụ KDNT giao ngay

Hiện nay, VPBank đã có hệ thống phần mềm để tổng hợp hoạt động KDNT của toàn hệ thống theo từng nghiệp vụ. Tuy nhiên, Phòng Kinh doanh thị trường tài chính, khối Nguồn vốn và thị trường tài chính là nơi chủ yếu

diễn ra các hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng do đây là đầu mối, cũng như là nơi thực hiện hầu hết các giao dịch với tỷ trọng doanh số giao dịch KDNT so với toàn hệ thống ở mức cao nên có thể coi một cách tương đối rằng số liệu KDNT theo từng nghiệp vụ tại Phòng Kinh doanh thị trường tài chính chính là số liệu của toàn hệ thống. Một lý do nữa để giải thích cho số liệu này đó là đối với các chi nhánh, hoạt động tự doanh của chi nhánh với khách hàng hầu như chỉ tập trung vào nghiệp vụ KDNT giao ngay nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng. Theo báo cáo tại Phòng Kinh doanh thị trường tài chính thì nghiệp vụ KDNT giao ngay chiếm tỷ trọng rất lớn trong doanh số giao dịch. Lý do xuất phát từ thói quen giao dịch của khách hàng, khách hàng vẫn chưa thấy được sự cần thiết phải giao dịch kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Chủ yếu khách hàng thực hiện giao dịch giao ngay với mục đích thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu.

2.2.1.2 Nghiệp vụ KDNT theo hợp đồng kỳ hạn

Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy các giao dịch kỳ hạn hầu như mới phát triển vào giữa năm 1998 trở lại đây, tức là sau khi có Quyết định số 16 và 17/1998- NHNN7 ngày 10/01/1998 của Thống đốc NHNN quy định về việc ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi của các TCTD được phép hoạt động giao dịch ngoại hối kỳ hạn, hoán đổi.

Mục đích chính của giao dịch kỳ hạn là nhằm bảo hiểm rủi ro ngoại hối khi tỷ giá thay đổi vì trong hoạt động xuất nhập khẩu, rủi ro về tỷ giá là không thể tránh khỏi nếu như một trong hai bên mua bán thanh toán bằng ngoại tệ.

Về phương diện lý thuyết cũng như thực tế, tỷ giá giao dịch được xác định trên cơ sở tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền. Ở Việt Nam, tỷ giá kỳ hạn USDVND được xác định dựa theo tỷ giá chính thức do NHNN công bố và chênh lệch lãi suất giữa USD do Cục dữ trữ liên bang Mỹ công bố và lãi suất cơ bản VND do NHNN công bố. Quy định về cách tính giá

kỳ hạn USDVND theo lãi suất cơ bản thật ra chỉ có tác dụng tạo ra khung trần và sàn cho tỷ giá kỳ hạn, còn về tỷ giá thực tế được giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng hoặc giữa các ngân hàng với nhau thì căn cứ vào lãi suất thực tế mà 2 bên sẵn sàng đi vay và cho vay. Tuy nhiên, NHNN lại không có quy định gì ràng buộc đối với việc giao dịch các đồng ngoại tệ khác USD.

Đối với riêng VPBank, nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn bắt đầu được thực hiện từ năm 2008 và phát triển mạnh vào năm 2011, 2012

Mức yêu cầu ký quỹ của VPBank đối với các giao dịch kỳ hạn thông thường là từ 10%-15% cho các loại ngoại tệ. Tỷ lệ ký quỹ này là khá cao so với các ngân hàng khác, đặc biệt là ở Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank, khi thực hiện giao dịch kỳ hạn với Eximbank khách hàng phải ký quỹ 3% giá trị hợp đồng cho các giao dịch USD/VND, từ 7%-10% cho các giao dịch ngoại tệ khác USD/VND nêu trên.

2.2.1.3 Nghiệp vụ KD hoán đổi ngoại tệ

Tại Việt Nam, từ khi có Quyết định số 203/QĐ/NHNN13 ngày 20/09/1994 của Thống đốc NHNN ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; Quyết định số 430/1997/ QĐ/NHNN13 ngày 24/12/1997 của Thống đốc NHNN về việc thực hiện giao dịch hoán đổi giữa NHNN với các NHTM; Quyết định số 17/1998/QĐ/NHNN7 của Thống đốc NHNN ngày 10/01/1998 kèm theo quy chế giao dịch ngoại hối thì nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ đã thực sự có ý nghĩa trên thị trường ngoại hối.

Trình tự thực hiện nghiệp vụ hoán đổi giữa Phòng Kinh doanh thị trường tài chính và các chi nhánh trong hệ thống diễn ra như sau:

+ Khi các chi nhánh VPBank có nhu cầu Căn cứ theo phê duyệt của Tổng Giám đốc, Phòng Kinh doanh thị trường tài chính sẽ chào điểm SWAP và thoả thuận những điều khoản trong hợp đồng với chi nhánh rồi thực hiện cân bằng trên thị trường liên ngân hàng. Trong trường hợp cần thiết phải giao

dịch với NHNN (khi thiếu VND chẳng hạn), VPBank gửi đề nghị bằng văn bản đến NHNN (Vụ chính sách tiền tệ) trong đó ghi rõ số liệu chứng minh tình hình thiếu vốn khả dụng bằng đồng VN để NHNN xem xét, quyết định.

+ Khi được NHNN chấp thuận, VPBank thực hiện hoán đổi ngoại tệ với NHNN theo mẫu hợp đồng hoặc thực hiện qua hệ thống giao dịch trên mạng Reuters.

+ Việc chuyển USD để bán cho NHNN phải được thực hiện và kết thúc chậm nhất trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo sau ngày ký hợp đồng hoán đổi ngoại tệ (hoặc ngày xác nhận giao dịch hoán đổi ngoại tệ qua mạng Reuters). Ngay sau khi nhận được báo có ngoại tệ, NHNN chuyển tiền VND cho VPBank thực hiện hoán đổi ngoại tệ.

+ Việc chuyển VND để mua lại USD từ NHNN phải được thực hiện và kết thúc chậm nhất trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo sau ngày kết thúc hợp đồng giao dịch hoán đổi ngoại tệ (hoặc ngày kết thúc kỳ hạn giao dịch hoán đổi ngoại tệ đã xác định trên mạng Reuters). Ngay sau khi nhận được báo có VND, NHNN chuyển USD cho ngân hàng thực hiện hoán đổi ngoại tệ.

Đối tượng tham gia giao dịch Swap với VPBank là các tổ chức kinh tế điều này cũng tương tự như ở Eximbank, kỳ hạn giao dịch swap tối thiểu là 3 ngày tối đa 365 ngày. Cả 2 ngân hàng đều quy định khách hàng không phải trả phí cho loại giao dịch này.

Việc ban hành quy chế về giao dịch hoán đổi ngoại tệ thực sự là cần thiết và có ý nghĩa. Xuất phát từ nhu cầu giao dịch hoán đổi của ngân hàng nhằm đáp ứng kịp thời cho khách hàng cũng như cân đối ngoại tệ cho chính bản thân ngân hàng. Tuy nhiên, giao dịch hoán đổi trong thời gian qua tuy có tăng nhưng còn rất hạn chế và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số hoạt động tại VPBank

Theo quy định 1452/2004/QĐ-NHNN, nếu một TCTD muốn thực hiện giao dịch quyền chọn của một đồng ngoại tệ với VND thì phải xin phép NHNN. Trường hợp giao dịch quyền chọn các loại ngoại tệ khác thì TCTD được chủ động giao dịch. Thủ tục xin phép thực hiện giao dịch quyền chọn yêu cầu TCTD phải có quy trình giao dịch cụ thể, chặt chẽ, phải có biện pháp kiểm soát rủi ro phát sinh. Điều này đòi hỏi TCTD trước hết phải có một hệ thống chương trình quản trị rủi ro hỗ trợ vì những công thức toán học liên quan đến tính giá quyền chọn rất phức tạp, phương pháp cân bằng trạng thái quyền chọn cũng không phải dễ thực hiện nếu chỉ tính toán bằng những biện pháp thủ công. Hiện tại, VPBank mà đại diện là Trung tâm thị trường tài chính đang phối hợp với những chuyên gia nước ngoài để hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro và tính giá quyền chọn nhằm triển khai nhiều hơn những giao dịch quyền chọn. Phòng Kinh doanh ngoại tệ cũng đang tìm kiếm những khóa học quốc tế nhằm đưa các cán bộ của phòng KDNT đi tập huấn và học hỏi kinh nghiệm.

So với Eximbank, thì VPBank là ngân hàng đi sau trong nghiệp vụ quyền chọn do những đặc điểm về định hướng kinh doanh và phân khúc khách hàng nên thời gian đầu khi thành lập VPBank chưa tập trung phát triển mạnh mảng kinh doanh ngoại tệ.

Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ chƣa đƣợc thực hiện

Nghiệp vụ KDNT theo hợp đồng tương lai: Đến nay, nghiệp vụ này vẫn chưa được thực hiện ở Việt Nam. Các NHTM và TCTD chưa nhận được những văn bản pháp luật hướng dẫn về nghiệp vụ này. Do đó, trong tương lai gần, nghiệp vụ này sẽ chưa được thực hiện tại VPBank.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP Quân Đội (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)