Giới thiệu về dự án xây dựng nhà máy sợi số 03

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tự tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương (Trang 79 - 81)

Căn cứ pháp lý :

+ Quyết định chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nƣớc thành Công ty cổ phần : số 1705/2004/QĐ- UB, ngày 29/07/2004 của UBND tỉnh Nam Định .

+ Giấy chƣ́ng nhận đăng ký kinh doanh số 0703000413 do Sở kế hoạch và đầu tƣ Nam Định cấp ngày 17/12/2004.

+ Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất , kinh doanh khăn bông và sợi các loại. Sản xuất kinh doanh hàng dệt may . Kinh doanh, đại lý nguyên liệu , vận tải hành khách bằng taxi , môi giới thƣơng mại .

+ Quyết định số 718/2004/QĐ- UB ngày 09/04/2004 của UBND tỉnh Nam Định “V /v cho CTCP Dệt may Sơn Nam thuê đất để xâ y dƣ̣ng nhà máy sợi “.

+ Hợp đồng thuê đất số 05/2005/HĐ- TĐ ngày 21/01/2005.

+ Nghị quyết đại hội đồng cổ đông phê duyệt phƣơng án đầu tƣ Nhà máy sợi số 3

+ Quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị phê duyệt Dự án đầu tƣ Nhà máy sợi số 3

Sự cần thiết phải đầu tư :

+ Chủ đầu tự : Công ty cổ phần Dệt may Sơn Nam

+ Địa điểm đầu tƣ : Khu Công nghiệp Hoà Xá – TP Nam Định

Công nghiệp Dệt- May là ngành có khả năng giải quyết đƣợc nhiều công ăn việc làm, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu và tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân. Dệt may hiện đang giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam nhìn chung đƣợc đánh giá tích cực, có nhiều tiềm năng phát triển và năng lực cạnh tranh so với các quốc gia khác, nhiều chuyên gia đánh giá cao lợi thế của ta đó là:

- Chính trị ổn định, an ninh tốt.

- Lực lƣợng lao động dồi dào có văn hoá và kỷ luật, tiếp thu kỹ thuật nhanh, cần cù và khéo léo. Giá lao động rẻ hơn nhiều nƣớc khác.

- Sản xuất hàng có chất lƣợng, đáp ứng đƣợc khách hàng.

- Có thị trƣờng nội địa lớn với hơn 80 triệu dân, mức gia tăng tiêu dùng hàng dệt may khoảng 15% 1 năm.

Tuy nhiên ngành dệt may Việt Nam cũng còn một số tồn tại. So với các nƣớc trong khu vực, ta còn ở mức thấp về số lƣợng máy móc thiết bị và trình độ công nghệ. Phần lớn nguyên liệu phải nhập khẩu do đó giá trị gia tăng trong sản phẩm không cao và việc xuất khẩu vào một số thị trƣờng đòi hỏi xuất xứ của hàng hoá gặp nhiều khó khăn. Mặt hàng dệt may có tổng kim ngạch xuất khẩu tăng đáng kể mấy năm qua, nhƣng giá trị thực thu đƣợc trong việc xuất khẩu các mặt hàng này lại gia tăng không tƣơng ứng. Một trong những nguyên nhân là do phần lớn nguyên vật liệu làm hàng xuất khẩu phải nhập từ nƣớc ngoài, tỷ lệ gia công chế tác thấp. Hàm lƣợng xuất xứ từ trong nƣớc thấp cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm tính cạnh tranh của hàng dệt may Việt nam. Sản xuất sợi là một ngành chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt may trong chiến lƣợc phát triển dệt may Việt nam cho công đoạn dệt, đẩy mạnh giá trị gia tăng trong hàng hoá, tạo thêm việc làm, tiết kiệm ngoại tệ nhập sợi và chủ động sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tự tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)