1.3. Kinh nghiệm chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực của một số doanh nghiệp trên
1.3.2. Kinh nghiệm chiến lược phát triển nguồn nhân lực của các ngân hàng
Việt Nam
1.3.2.1. Kinh nghiệm chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
Sau hơn 18 năm hoạt động, đến nay Sacombank trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với vốn điều lệ là 6.700 tỷ , 9.498 tỷ đồng vốn tự có, 98.474 tỷ đồng tổng tài sản. Mạng lƣới hoạt động của Sacombank đã phát triển rộng khắp nƣớc Việt Nam với 323 điểm giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nƣớc và vƣơn xa ra thị trƣờng quốc tế nhƣ có Ngân hàng đặt tại Lào, Campuchia và Trung Quốc. Sacombank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên nhận đƣợc góp vốn và hỗ trợ kỹ thuật từ International Finance Corporation (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank) và là ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, Sacombank còn là ngân hàng đầu tiên mở rộng mạng lƣới hoạt động ra ngoài biên giới, thành lập Văn phòng đại diện tại Trung Quốc, Ngân hàng tại Lào và Campuchia và cũng là ngân hàng tiên phong
khai thác các mô hình ngân hàng đặc thù dành riêng cho Phụ Nữ, cho cộng đồng ngƣời Việt nói tiếng Hoa.
Để có đƣợc những thành quả trên, ngoài việc có những chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn, Sacombank còn có chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực phù hợp với định hƣớng phát triển của ngân hàng.
Phát triển nguồn nhân lực là một trong những chính sách quan trọng trong chiến lƣợc phát triển của Sacombank. Với mục tiêu phát triển mạnh và bền vững tập đoàn Sacombank với rất nhiều Ngân hàng con mà trong đó Sacombank đóng vai trò hạt nhân điều phối của Tập đoàn, Sacombank đã có những chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực thật sự hiệu quả từ khâu tuyển dụng, đào tạo đến các chế độ lƣơng bổng, khuyến khích ngƣời tài.
Việc tuyển dụng của Sacombank đƣợc thực hiện khá chuyên nghiệp. Không giống nhƣ một số ngân hàng khác khi có nhu cầu tuyển dụng thƣờng ngân hàng sẽ thông tin trên báo chí, nhƣng với Sacombank, các thông tin tuyển dụng đƣợc ngân hàng tập trung chủ yếu trên website của ngân hàng mình. Điều này nhằm tạo điều kiện để các ứng viên quan tâm dành thời gian tìm hiểu về Sacombank trƣớc khi đăng ký thi tuyển. Liệu ứng viên có cảm thấy đó là nơi phù hợp với mình hay bản thân có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc tại Sacombank hay không.
Lƣơng bổng cũng là một vấn đề đƣợc quan tâm rất nhiều tại Sacombank. Sacombank thực hiện việc trả lƣơng và thƣởng dựa trên kết quả xếp loại của mỗi Ngân hàng, mỗi phòng giao dịch và mỗi cá nhân theo kết quả hoạt động cuối mỗi năm. Việc này đƣợc thực hiện khá chặt chẽ tại Sacombank đã thực sự khuyến khích sự tích cực và hăng say công việc của mỗi ngƣời.
Sacombank cũng có những chính sách về đào tạo nhƣ cử cán bộ tham gia các khóa học chuyên đề để hỗ trợ cho công việc của mình. Hoặc luân chuyển cán bộ để tạo điều kiện cho mọi ngƣời có cơ hội tìm hiểu về lĩnh vực mới, nhằm tránh sự nhàm chán trong công việc và tìm kiếm một lĩnh vực mà mình cảm thấy yêu thích trong ngân hàng.
Ngoài việc khuyến khích về lƣơng thƣởng, Sacombank còn tạo điều kiện cho cán bộ đƣợc nghỉ ngơi trong suốt một năm làm việc để tái tạo sức lao động và để có thời gian chia sẻ với gia đình. Không giống nhƣ một số ngân hàng, việc nghỉ phép của cán bộ công nhân viên khá khó khăn thì Sacombank giải quyết bằng cách sắp xếp kế hoạch vào đầu mỗi năm. Thời gian nghỉ phép 1 năm của một cán bộ thƣờng là 12 ngày. Số ngày nghỉ phép này sẽ đƣợc ngƣời đó đăng ký sử dụng vào thời gian cụ thể. Phòng nhân sự sẽ có trách nhiệm sắp xếp phù hợp để tất cả các cán bộ công nhân viên của Sacombank đều sử dụng hết số ngày phép của mình một cách hiệu quả mà không làm ảnh hƣởng đến công tác chung của cả ngân hàng.
Văn hóa doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần gìn giữ và phát triển nguồn nhân lực. Sacombank cũng đã cố gắng xây dựng cho mình một nếp văn hóa làm việc rõ ràng, tất cả đều phải đƣợc đánh giá dựa trên nguyên tắc công bằng. Bên cạnh đó, Sacombank còn xây dựng tinh thần đoàn kết và niềm tự hào cho mỗi cá nhân đang làm việc tại Sacombank thông qua một số hoạt động nhƣ hát Quốc ca và hát bài ca Sacombank vào mỗi sáng thứ Hai hàng tuần hay các hoạt động ngoại khóa nhƣ tổ chức thi đá bóng, thi văn nghệ, thi nét duyên dáng Sacombank...
Cuối cùng, môi trƣờng làm việc tại Sacombank so với các ngân hàng khác là một môi trƣờng thực sự áp lực. Điều này cũng có những mặt mạnh và những hạn chế của nó. Với một môi trƣờng làm việc áp lực, đòi hỏi ngƣời lao động phải cố gắng và làm việc thật hiệu quả, tìm tòi học hỏi và nâng cao những kỹ năng, nghiệp vụ. Tuy nhiên, với môi trƣờng quá áp lực tạo cho ngƣời lao động cảm thấy lo lắng bởi nếu không hoàn thành tốt thì sẽ bị sa thải, điều này làm giảm sự hăng say và làm giảm sự gắn bó lâu dài của ngƣời lao động và tổ chức.
1.3.2.2. Kinh nghiệm chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng TMCP XNK Việt Nam (Eximbank)
Cũng nhƣ Sacombank, Eximbank cũng có những chính sách riêng trong phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, khác với Sacombank, Eximbank coi trọng sự gắn bó giữa ngƣời lao động và ngân hàng. Chính vì vậy, tại Eximbank việc sa thải hầu nhƣ rất ít đƣợc thực hiện. Điều này chỉ xảy ra với những trƣờng hợp làm sai quy
định gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng. Điều này cũng có những mặt hạn chế nhất định đó là tạo cho ngƣời lao động có sự ỷ lại, thiếu tinh thần cầu tiến.
Cách thức tuyển dụng của Eximbank chƣa thật sự chuyên nghiệp nhƣ Sacombank nhƣng Eximbank đã rất cố gắng để có thể tuyển dụng đƣợc những đội ngũ trẻ, năng động và nhiệt huyết với công việc. Đôi khi có thể đƣợc thực hiện thông qua việc tổ chức cuộc thi về một lĩnh vực nào đó dành cho các sinh viên đang học tập hoặc đam mê về các vấn đề Kinh tế, Tài chính Ngân hàng, nhân sự đƣợc tuyển dụng là những thí sinh đoạt giải cao trong cuộc thi đó. Hay Eximbank còn tuyển dụng các sinh viên đang thực tập tại Ngân hàng với kết quả thực tập đƣợc đánh giá tốt.