Quy mô nợ ngày càng lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nợ công và xử lý khủng hoảng nợ tại Hy Lạp - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 94 - 96)

Chƣơng 2 : KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG TẠI HY LẠP

3.1. Thực trạng quản lý nợ công của Việt Nam

3.1.1. Quy mô nợ ngày càng lớn

Nợ công Việt Nam chiếm 50,9% GDP (2011), 55,7% GDP (2012) và dự kiến vào khoảng 65% (2015). Mặc dù tỷ lệ nợ này vẫn nằm trong tầm kiểm soát (dƣới 60%GDP theo cách tính chỉ tiêu tỷ lệ nợ công / GDP của Liên Hiệp Quốc) nhƣng quá cao so với mức phổ biến ở các nền kinh tế đang phát triển (từ 30%-40% GDP) và so với một số nền kinh tế mới nổi nhƣ Trung Quốc (17,4% GDP), Indonesi (25,6% GDP). Mức nợ công tính trên đầu ngƣời của Việt Nam tăng từ 638,55% USD (2011), dự kiến lên 698,71 USD (2012) vẫn thấp hơn so với 817,22 USD (Trung Quốc), 808,52 USD (Indonesia), 4.626,4 USD (Malaysia), 1.195,29 USD (Philippin), 2.261,78 USD (Thái lan). Nhƣng so với mức nợ công bình quân đầu ngƣời của Việt Nam xấp xỉ 112 USD (2001) thì mức nợ công đã tăng gấp 6 lần trong một thập kỷ (2001-2011) [4, Tr.30].

Hình 3.2: Nợ công của Việt Nam so với các nƣớc ASEAN (%GDP)

Hình 3.3:Nợ công của Việt Nam so với các nhóm nƣớc khác (%GDP)

Nguồn: IMF, WB

So sánh với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á (Hình 3.2) cho thấy, tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam hiện chỉ đứng sau Singapore, Maylaysia và Lào, trong khi cao hơn rất nhiều so với các nƣớc còn lại. Nếu nhƣ việc so sánh với Singapore tỏ ra khiên cƣỡng vì đây là một nƣớc đã phát triển có thu nhập đầu ngƣời rất cao và năng lực tài chính khá bền vững thì tỷ lệ nợ công của Lào và Malaysia cao hơn Việt Nam không đáng kể, thậm chí tỷ lệ nợ công của Lào đang có khuynh hƣớng cải thiện. Bức tranh cũng tƣơng tự nếu so sánh với các nƣớc và nhóm nƣớc khác (Hình 3.3).

Theo đánh giá của CIA World Factbook, nợ công Việt Nam đứng ở vị trí thứ 41/50 quốc gia có tỷ lệ nợ công trên đầu ngƣời cao nhất trên thế giới (2011). Gánh nặng nợ/đầu ngƣời đang ngày càng gia tăng. Với tốc độ tăng nợ

công nhƣ hiện nay thì sau 5 năm, nợ công Việt Nam sẽ vƣợt quá 100% GDP và có thể xảy ra khủng hoảng nợ công.

Tính trung bình, nợ công Việt Nam đã tăng 25% (khoảng 5%/năm) giai đoạn 2007-2011. Với khoản nợ này, cho đến năm 2015, mỗi năm Việt Nam phải trả nợ gốc và lãi gần 1,5 tỷ USD và mức trả nợ cao nhất sẽ là 2,4 tỷ USD (2020) [28]. Nguyên tắc cơ bản của quản lý nợ công bền vững là nợ công ngày hôm nay phải đƣợc tài trợ bằng thặng dƣ ngân sách ngày mai. Nhƣng thực tế, tại Việt Nam, thâm hụt ngân sách đã trở thành kinh niên và đã vƣợt xa ngƣỡng “báo động đỏ” 5% đe dọa đến tính bền vững của nợ công.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nợ công và xử lý khủng hoảng nợ tại Hy Lạp - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)