Rủi ro tiềm ẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nợ công và xử lý khủng hoảng nợ tại Hy Lạp - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 104 - 108)

Chƣơng 2 : KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG TẠI HY LẠP

3.2. Nguyên nhân và những rủi ro tiềm ẩn

3.2.2. Rủi ro tiềm ẩn

Từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu cho thấy kinh tế Việt Nam vẫn đang tiềm ẩn những rủi ro, khi tăng trƣởng dựa quá nhiều vào dòng vốn đầu tƣ từ bên ngoài. Việt Nam cũng giống Hy Lạp ở một số yếu tố nhƣ: thâm hụt

tài khoản vãng lai kéo dài; yếu kém trong quản lý chi tiêu công, ... Mặc dù tỷ lệ nợ công/GDP của Việt nam vẫn đƣợc đánh giá là an toàn nhƣng nợ công đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, thể hiện trên những khía cạnh sau:

Thứ nhất, rủi ro lớn nhất xuất phát từ việc chi tiêu và đầu tƣ công kém

hiệu quả.

Đầu tƣ nhiều nhƣng dàn trải nên nhiều công trình và nhà máy trọng điểm bị kéo dài thời gian xây dựng, không phát huy đƣợc tác dụng trong thời gian ngắn. Chính việc đầu tƣ công lãng phí, mọi ngƣời đều có thể đầu tƣ và tìm cách có đƣợc lợi ích trong phần đầu tƣ đó, dẫn đến tình trạng đầu tƣ kém hiệu quả. Hâuj quả là nợ nần tăng lên, tiền đầu tƣ thì nhiều nhƣng hàng hóa sản xuất ra đƣợc từ tiền đầu tƣ đó ít.

Thứ hai, rủi ro nằm chính ở doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN).

Nợ công của Việt nam thực chất mới chỉ là nợ chính phủ. Một bộ phận rất lớn nợ công của các DNNN chƣa đƣợc đƣa vào trong các thống kê về nợ công. Theo quan niệm quốc tế, nợ công phải bao gồm cả nợ của DNNN. Ở một số quốc gia, nợ chính phủ và nợ công gần nhƣ đồng nhất vì khu vực DNNN của họ rất nhỏ. Ở Việt nam, nợ của DNNN có quy mô xấp xỉ với nợ của chính phủ, nên không đƣợc phép loại nợ của DNNN ra khỏi nợ công, vì nếu DNNN không trả đƣợc nợ, thì ngân sách nhà nƣớc cũng phải gánh. Rủi ro nằm ở những khoản vay mƣợn nƣớc ngoài của DNNN. Đầu tƣ của 22 Tập đoàn công ty nhà nƣớc lên tới 350.000 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 17% GDP (2011). Nếu tính đầu tƣ của gần 100 tập đoàn, công ty nhà nƣớc thì quy mô đầu tƣ là khổng lồ, mà phần lớn vốn đầu tƣ này là đi vay nợ. Nghĩa là, số liệu nợ công trên thực tế nhiều hơn. Vì vậy, khó có thể quản lý rủi ro mà nợ công của các DNNN có thể gây ra. Những khoản nợ xấu của khu vực DNNN mà rất có thể sẽ phải dùng ngân sách nhà nƣớc để trả là mầm mống đe dọa tính bền vững cua nợ công Việt Nam. Riêng năm 2012, nghĩa vụ trả nợ xấp xỉ 5,4

tỷ USD, tƣơng đƣơng 4,5% GDP năm 2011. Thêm nữa, chính phủ không chỉ bảo lãnh cho các Tập đoàn, doanh nghiệp nhà nƣớc mà phải tính tới cả nợ tƣ nhân, bởi vi dù là nợ tƣ nhân, nhƣng khi đổ vỡ lớn xảy ra thì Chính phủ cũng phải can thiệp, vì vậy nợ tƣ nhân cũng phải đƣợc tính trong tổng nợ quốc gia.

Thứ ba, nợ công tăng quá nhanh trong khi thâm hụt ngân sách luôn ở

mức rất cao.

Thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng, từ 2,8% GDP (2001) lên 9% GDP (2009), vƣợt mức 5% GDP theo thông lệ quốc tế. Vì vậy, cần phải giảm thâm hụt ngân sách nhƣng không phải bằng việc tăng thu thuế (vì tỷ lệ thu thuế/GDP của Việt Nam ở mức cao nhất nhì trong khu vực (21-23% GDP) mà là giảm chi trên cơ sở tặng hiệu quả chi tiêu. Bởi nếu tăng thuế, doanh nghiệp sẽ phải chịu gánh nặng chi phí nhiều hơn, làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Nếu tăng thuế thu nhập cá nhân thì mức tiêu dùng sẽ giảm, làm giảm một phần tổng cầu, lập tức sẽ tác động tiêu cực đến động lực phát triên của nền kinh tế, tăng trƣởng sẽ càng khó khăn hơn.

Để giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách và nợ công thì biện pháp giảm chi tiêu và đầu tƣ công là điều cần phải làm và có tính khả thi cao nhất bởi thâm hụt ngân sách tăng thì nợ công khó có thể trả đƣợc. Hai vấn đề quan trọng Việt Nam cần giải quyết nhanh chóng đó là thâm hụt ngân sách và thâm hụt thƣơng mại, bởi vì nợ nƣớc ngoài và thâm hụt ngân sách, thâm hụt thƣơng mại nếu không giải quyết kịp thời sẽ buộc chính phủ phải tiếp tục đi vay với lãi suất cao hơn. Việt Nam vẫn chƣa có chiến lƣợc thực hiện giảm thâm hụt ngân sách trung và dài hạn, việc dự toán ngân sách hàng năm vẫn mang tính đối phó cấp thời, không có lộ trình thwucj hiện giảm thâm hụt ngân sách.

Thứ tư, chỉ số hiệu quả đầu tƣ ICOR tăng cao.

Có hai chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tƣ: Hệ số ICOR từ vốn đầu tƣ và từ tích lũy tài sản. Vốn đầu tƣ là lƣợng tiền các thành phần sở hữu bỏ ra nhằm

mục đích đầu tƣ và tích lũy tài sản là lƣợng tiền đầu tƣ đến đƣợc với sản xuất. Chỉ số ICOR càng cao thfi hiệu quả đầu tƣ của nền kinh tế càng thấp. Theo tổng tính toán của Tổng cục thống kê, Hệ số ICOR và tích lũy tài sản của Việt Nam đều rất cao. Hệ số ICOR là 3,2 (1991) đã tăng lên 8 (2009). Tính trung bình tỷ lệ vốn đầu tƣ ICOR tăng khá cao (7,43) và tích lũy tài sản (4,40) giai đoạn 2005-2010 (so với 3 của một số quốc gia Đông Á thời kỳ đầu công nghiệp hóa). Thậm chí, tỷ lệ vốn đầu tƣ ICOR của khu vực nhà nƣớc còn cao hơn, xấp xỉ 9,7 trong cùng thời kỳ. Điều này cho thấy hiệu quả thấp trong việc sử dụng nguồn lực, sự lãng phí và quản lý chƣa chặt chẽ trong đầu tƣ cũng nhƣ khả năng cạnh tranh thấp của nền kinh tế. Hiệu quả đầu tƣ thấp có thể đƣợc giải thích qua hai nguyên nhân chính: Một là, đầu tƣ chua đúng để tạo hiệu quả cho nền kinh tế; Hai là, tình trạng tham ô cao dẫn đến số tiền thực sự đƣợc sử dụng cho sản xuất thấp dẫn tới hiệu quả đầu tƣ thấp.

Thứ năm, nợ công có thể khác nhau nhƣng vấn đề rủi ro lớn nhất nằm

ở dòng tiền chứ không phải chỉ là tỷ lệ nợ bao nhiêu.

Một phần không nhỏ nợ công của Việt Nam hiện nay là bằng đồng Yên, khoảng 39%. Tỷ giá đồng Yên dao động lớn, nếu đồng Yên cứ tiếp tục lên giá nhƣ hiện nay thì rất bất lợi cho Việt Nam dù lãi suất thấp.

Thứ sáu, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên dự trữ ngoại tệ tăng.

Mặc dù nợ ngắn hạn so với tổng nợ công thấp, chỉ vào khoảng 6-7 tỷ USD nhƣng tỷ lệ nợ ngắn hạn trên dự trữ ngoại tệ đang tăng. Trong khi nợ nƣớc ngoài của Việt Nam lên tới 50 tỷ USD (2011), lớn gấp 3 lần so với dự trữ ngoại tệ, khoảng 14-15 tỷ USD (so với mức dự trữ ngoại tệ của Thái lan là 176 tỷ USD và nợ công chỉ khoảng 44,1% GDP). Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam chỉ còn tƣơng đƣơng là 187% tổng dƣ nợ ngắn hạn (2010), giảm mạnh so với 290% (2009), trong khi mức khuyến nghị của Ngân hàng thế giới WB là trên 200%.

Thứ bảy, cơ cấu kỳ hạn của các khoản nợ công trong nƣớc cũng gây rủi ro khá lớn, trong đó có trái phiếu chính phủ.

Các khoản nợ nƣớc ngoài có kỳ hạn dài tới vài chục năm, trong khi hơn 88,7% nợ trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính phủ bảo lãnh có kỳ hạn chỉ từ 2-5 năm. Do vậy, nghĩa vụ nợ nƣớc ngoài đƣợc dàn khá đều với 1,5-2 tỷ USD/năm, trong khi đó nghĩa vụ nợ trong nƣớc lại dồn trong thời gian gần, với xấp xỉ 4,5-5 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2012-2016. Nhƣ vậy, cùng với triển vọng cán cân ngân sách cơ bản tiếp tục thâm hụt thì sức ép phát hành trái phiếu để đảo nợ trong nƣớc những năm tới là rất cần lớn.

Chỉ tính riêng năm 2012, nghĩa vụ trả nợ lãi và gốc của Việt nam lên tới xấp xỉ 5,4 ỷ USD (tƣơng đƣơng với 4,5% GDP của năm 2011) – đây là những nguyên nhân chính của hiện tƣợng chỉ tiêu công lấn át chỉ tiêu tƣ nhân, kết hợp lạm phát cao do sức ép tài trợ trái phiếu thông qua tăng cung tiền. Nợ công trong nƣớc đang hàm chứa những rủi ro do lãi suất cao cộng với kỳ hạn ngắn.

Thêm nữa, mối quan ngại về sự già hóa dân số sẽ làm cho nợ công tăng vọt trong những thập kỷ tới. Nguyên nhân là do lực lƣợng lao động bị thu hẹp sẽ làm cho nguồn thu thuế của Chính phủ bị sụt giảm, trong khi đó số ngƣời nghỉ hƣu tăng lên sẽ gây áp lực cho việc tăng chi tiêu chính phủ trong các khoản lƣơng hƣu và chăm sóc sức khỏe, ... Do vậy, quản lý nợ công thế nào cho hiệu quả là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nợ công và xử lý khủng hoảng nợ tại Hy Lạp - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)