3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.6. Các giải pháp về quản lý môi trường
3.6.1 Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường
Tăng cường công tác quản lý môi trường ở các cấp, các ngành nhất là kiểm tra, kiểm soát và thanh tra môi trường dần dần đưa các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, người dân thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể quần chúng, lực lượng vũ trang trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tăng cường trách nhiệm và khả năng kiểm soát ô nhiễm, xử lý sự cố môi trường của chính quyền các cấp, lãnh đạo các ngành thông qua quy chế phối hợp, tập huấn, tổ chức hệ thống bảo vệ môi trường, cung cấp trang thiết bị…
Thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ Sở, ban, ngành, phòng TN&MT các huyện, thành, thị và cán bộ phụ trách môi trường của các doanh nghiệp về công tác bảo vệ môi trường, các tổ trưởng dân phố… thực thi các văn bản liên quan.
3.6.2. Chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trường
Tăng cường pháp chế về môi trường bao gồm các nội dung hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn phù hợp với địa phương về bảo vệ môi trường theo hướng quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân; xây dựng các quy định về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng thanh tra, kiểm tra, triển khai và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường.
Trong thời gian quan UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành các văn quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các văn bản của trung ương cho phù hợp với điều kiện của địa phương:
- Quyết định số 2325/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015, định hướng 2020;
- Quyết định số 697/2013/QĐ-UBND ngày 13/5/2013 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành quy định bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn;
- Chỉ thị số 24/2012/CT-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Bắc Kạn về công tác bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn.
3.6.3. Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường
Thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nguồn khinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường hàng năm đúng mục đích, tiến độ và có hiệu quả.
Khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng chương trình “Sản xuất sạch hơn - CDM” bằng các chính sách như: hỗ trợ về vốn để tham quan học tập kinh nghiệm cải tiến công nghệ sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường.
Thực hiện các chủ trương và chỉ đạo của nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ chính trị về công tác bảo vệ môi trường, trong đó việc triển khai xây dựng đề án chi cho hoạt động sự nghiệp môi trường không dưới 1% tổng chi ngân sách hàng năm.
3.6.4. Vấn đề về nguồn lực con người, giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng bảo vệ môi trường
Chú trọng nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho nhân dân, thực hiện giáo dục môi trường cho cộng đồng thông qua các mô hình quần chúng tham gia BVMT, đưa giáo dục môi trường vào trường học
Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường: nhằm huy động ở mức cao nhất sự tham gia của xã hội vào công tác bảo vệ môi trường theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Nội dung gồm: xác lập các cơ chế khuyên khích, đề cao vai trò của các tổ chức đoàn thể, đưa nội dung này vào hoạt động của các tổ dân cư và khuyến khích cộng đồng, các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường, tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào đánh giá tác động môi trường và giám sát thực hiện.
Hỗ trợ và thúc đẩy xã hội hoá các hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển các loại hình dịch vụ môi trường trong đó UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 1157/QĐ-UBND ngày 25/10/2012 tăng cường công tác xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ