Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn thị

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG nước THẢI SINH HOẠT TRÊN địa bàn THỊ xã bắc kạn và đề XUẤT PHƯƠNG án xử lý PHÙ hợp (Trang 54 - 58)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn thị

chế đến phát triển kinh tế đặc biệt là phát triển công nghiệp.

- Địa hình không bằng phẳng gây khó khăn trong việc xây dựng hệ thống kênh mương. Do vậy, vẫn còn một số diện tích đất canh tác chưa chủ động tưới và tiêu.

- Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết, bị thiệt hại lớn do thiên tai gây ra (lũ lụt, sạt lở đất…), năng suất chưa cao, các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao chưa được đầu tư phát triển.

- Cơ sở hạ tầng tuy về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu, tuy nhiên một số cơ sở hạ tầng còn thiếu hoặc đang bị xuống cấp, vấn đề thoát nước sinh hoạt cho nhân dân tại những khu vực tập trung đông dân cư còn khó khăn.

- Thị xã hiện nay chưa có hệ thống xử lý nước thải, vấn đề tập kết rác thải sinh hoạt về đúng nơi quy định còn gặp nhiều khó khăn, gây ra tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Vì vậy trong thời gian tới cần phải có giải pháp thích hợp để hạn chế và ngăn chặn tình trạng này.

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn thịxã Bắc Kạnxã Bắc Kạnxã Bắc Kạn xã Bắc Kạn

3.2.1. Hoạt động sinh hoạt

- Nguồn phát sinh

Nước thải sinh hoạt là nước được thải ra sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt cộng đồng như tắm, tẩy rửa, giặt giũ, vệ sinh các nhân,… chúng thường được thải ra từ các căn hộ, trường học, cơ quan, bệnh viện, chợ và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt trên một địa bàn phụ thuộc vào dân số, tiêu chuẩn cấp nước và hệ thống thoát nước.

Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là chứa các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nito), chất rắn lơ lửng và vi trùng. Các chất chứa trong nước thải bao gồm các chất hữu cơ, vô cơ và vi sinh vật. Các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 50 - 60% tổng các chất gồm các chất hữu cơ thực vật: cặn bã thực vật, rau, hoa quả, giấy và các chất hữu cơ động vật như chất thải bài tiết của người, động vật, xác động vật phân hủy,....Các chất hữu cơ trong nước thải theo tính chất hóa học bao

gồm: chủ yếu là protein (40 - 60%), hydrat cacbon (25 - 50%), các chất béo, dẫu mỡ (10%), ure cũng là chất hữu cơ quan trọng trong thành phần của nước thải sinh hoạt. Nồng độ các chất hữu cơ thường được xác định thông qua chỉ tiêu BOD, COD và một số chỉ tiêu khác. Bên cạnh các chất trên, nước thải còn chứa các liên kết hữu cơ tổng hợp, các chất hoạt tính bề mặt mà điển hình là chất tẩy tổng hợp Ankal benzen sunfonat - ABS, gây nên hiện tượng sủi bọt trong các trạm xử lý nước thải cũng như trên bề mặt các nguồn tiếp nhận nước thải. Các chất vô cơ trong nước thải chiếm khoảng 20 - 40% gồm chủ yếu là cát, đất sét, các axit, bazo vô cơ, dầu khoáng. Trong nước thải có mặt nhiều loại vi sinh vật như vi khuẩn, virut, rong, tảo, trứng giun sán,…Trong số các loại vi sinh vật đó có cả vi trùng gây bệnh. Về thành phần hóa học thì các vi sinh vật thuộc các chất hữu cơ. Một số chất ô nhiễm chứa trong nước thải đáng được quan tâm nữa là kim loại nặng, thuốc trừ sâu, các chất phóng xạ và một số chất độc hại khác. Mức độ tác hại phụ thuộc vào loại chất ô nhiễm, nồng độ của chúng. Đặc điểm quan trọng của nước thải sinh hoạt là thành phần của chúng tương đối ổn định [1].

Bảng 3.3: Thực trạng phát sinh nước thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã

STT Loại Lưu lượng (m3/ngày đêm)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Nước cấp 3277,5 3235,9 3254,3

2 Nước thải 2743,3 2750,5 2766,1

(Nguồn [1])

Hạ tầng thoát nước thải đô thị chưa theo kịp đà phát triển. Bên cạnh các chi phí trên, nhu cầu về nước sạch cho hoạt động sinh hoạt cũng tăng dẫn tới lượng nước thải phát sinh ngày càng lớn, trong khi hệ thống tiêu thoát nước và xử lý nước thải chưa phát triển tương ứng: Chưa tách riêng biệt hệ thống thoát nước mưa với nước thải, chưa xây dựng được trạm xử lý nước thải sinh hoạt chung.

Bảng 3.4: Đặc trưng nước thải sinh hoạt tại Xã Xuất Hoá, thị xã Bắc Kạn)

STT Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ

(Chưa qua xử lý)

1 Nhu cầu oxy sinh học (BOD5) mg/l 85

2 Nhu cầu oxy hoá học (COD) mg/l 164

4 Tổng ni tơ (∑N) mg/l 3,12

5 Tổng phốt pho (∑P) mg/l 1,18

6 Coliform MPN/100ml 5.200

(Nguồn [7])

3.2.2. Hoạt động kinh doanh, dịch vụ

a, Nước thải từ các chợ

- Nguồn gốc phát sinh

Chất thải phát sinh từ hoạt động của thương mại, chợ, kinh doanh dịch vụ bao gồm chất thải từ hoạt động sinh hoạt của con người và chất thải trong quá trình buôn bán, kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thành phần và tải lượng

Nước thải hoạt động thương mại, chợ bao gồm các chất hữu cơ, vô cơ và vi sinh vật. Lượng chất hữu cơ chiếm 50 - 60% tổng các chất bao gồm các chất hữu cơ như: rau xanh, hoa, quả,… Lượng chất vô cơ trong nước thải gồm cát, đất, túi nilon… Các vi sinh vật như vi khuẩn, giun sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt [10].

Nhu cầu mua bán của người dân ngày càng lớn, sự xuất hiện của các chợ ngày càng nhiều. Nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm tăng cao dẫn đến lượng nước thải phát sinh tại các lò giết mổ gia súc, gia cầm. Nước thải chợ bao gồm các chất hữu cơ, vô cơ và vi sinh vật. Lượng chất hữu cơ chiếm 50 - 60% tổng các chất bao gồm các chất hữu cơ thực vật như: cặn bã thực vật, rau, hoa, quả, giấy… và các chất hữu cơ động vật như chất thải bài tiết của người và động vật, xác động vật…

Lượng chất vô cơ trong nước thải gồm cát, đất sét, axit, bazơ vô cơ… Các vi sinh vật như vi khuẩn, trứng giun sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Nồng độ ô nhiễm đặc trưng của nước thải chợ thể hiện cụ thể ở bảng sau:

Bảng 3.5: Đặc trưng chất lượng nước thải của Chợ

(Chợ Đức Xuân - Tổ 8, phường Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn)

STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

(Chưa qua xử lý)

1 pH - 8,02

2 Nhu cầu oxy sinh học (BOD5) mg/l 74

4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 142

5 Amoni tính theo N (NH3-) mg/l 2,31

6 Phốt phát tính theo P (PO43-) mg/l 3,13

7 Coliform mg/l 11200

(Nguồn [7]) b, Nước thải từ hoạt động chăn nuôi, trồng trọt

- Nguồn gốc phát sinh

Lượng nước hồi quy cùng với nước mưa rửa trôi mang theo vào nước khá nhiều các loại hợp chất như các chất khoáng, mùn hữu cơ, kim loại, dinh dưỡng và nhất là hoá chất bảo vệ thực vật các loại. Loại nước (mưa, nước hồi quy) từ các khu vực sản xuất nông nghiệp có khả năng gây phú dưỡng nguồn nước và ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật, gây nhiễm độc cho hệ sinh thái dưới nước. Nước thải chăn nuôi là một trong những loại nước thải có nồng độ ô nhiễm cao. Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải chăn nuôi là BOD, COD, ni tơ, phốt pho và vi sinh vật gây bệnh. Theo Niên giám thống kê 2012, tổng số lượng cá thể vật nuôi trên địa bàn thị xã là 81.943 con gia súc và 411.539 con gia cầm.

Ngoài phân và nước tiểu, nước thải từ quá trình vệ sinh vật nuôi và chuồng trại chính là nguồn phát sinh chất thải lớn nhất trong hoạt động chăn nuôi trong khu vực.

- Thành phần và tải lượng

Nước thải từ hoạt động chăn nuôi thường có mức độ ô nhiễm cao, đặc biệt là BOD, COD, nitơ, phospho và sinh vật gây bệnh.

Các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ (từ 3 đến 5 con), phân tán nên đa phần không có hệ thống xử lí chất thải. Với số lượng vật nuôi trên, ước tính mỗi ngày hoạt động chăn nuôi thải ra khoảng 452.191 - 606.098 kg chất thải [34].

3.2.3. Hoạt động y tế

- Nguồn gốc phát sinh nước thải

Nước thải từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải từ các phòng khám bệnh và hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh và cán bộ công nhân viên làm việc trong bệnh viện. Tại các trung tâm y tế lớn như bệnh viện chất thải phát sinh từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm, từ các nhà vệ sinh, khu giặt là, rửa thực phẩm, bát đĩa, từ việc làm vệ sinh...

Ngoài những yếu tố ô nhiễm đặc trưng thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, chất tẩy rửa, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các phế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh.

Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, khu giặt là, vệ sinh phòng ... và các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân,… Ngoài những yếu tố ô nhiễm đặc trưng thông thường như chất hữu cơ, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các phế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học.... Việc sử dụng rộng rãi các chất tẩy rửa (chất hoạt động bề mặt) ở xưởng giặt của bệnh viện cũng tạo nguy cơ làm xấu đi mức độ hoạt động của công trình xử lý nước thải bệnh viện [23].

Nước thải y tế có thành phần phức tạp, trong đó chứa nhiều vi sinh vật, vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra còn có chứa thành phần các nguyên tố độc hại, các kim loại nặng, chất thải nguy hại.

Bảng 3.6: Đặc trưng nước thải y tế

(Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn - Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, thị xã Bắc Kạn)

STT Thông số Đơn vị Nồng độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Chưa qua xử lý)

1 pH - 8,14

2 Nhu cầu oxy sinh học (BOD5) mg/l 215

3 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 183

4 Tổng N mg/l 3,19

5 Tổng P mg/l 1,21

6 Coliform MPN/100ml 15200

(Nguồn [23])

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG nước THẢI SINH HOẠT TRÊN địa bàn THỊ xã bắc kạn và đề XUẤT PHƯƠNG án xử lý PHÙ hợp (Trang 54 - 58)