3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3. Hiện trạng cấp và thoát nước trên địa bàn thì xã Bắc Kạn
3.3.1. Hiện trạng cấp nước của thị xã Bắc Kạn
Bằng nguồn vốn ODA, hệ thống cấp nước của thị xã Bắc Kạn đã được triển khai tự năm 2000 với công suất thiết kế 4.000 m3/ngày đêm. Các hạng mục đầu được đầu tư gồm các cửa dẫn nước thô cho đến mạng lưới phân phối nước tới các người sử dụng. Các giếng khoan nước ngầm nằm dọc theo bờ sông Cầu. Nhà máy xử lý nước được nằm trên đồi có độ cao + 177m. Mạng lưới phân phối nước sạch được lắp đặt và bao phủ hầu hết các khu vực ở các phường trung tâm, tuy nhiên
mức độ bao phủ của mạng lưới còn thấp, các hộ dân chưa được kết nối với hệ thống. Mô tả các công trình của hệ thống cấp nước thị xã Bắc Kạn như sau:
Các giếng khoan có 7 giếng khoan với độ sâu trung bình từ 35-42 m với công suất hút từ 25-30 m3/giờ.
Bảng 3.7: Thông số các giếng
Số thứ tự Tên
Công suất (vào mùa khô - mùa mưa - m3/h)
Áp suất làm việc
Công suát của mô tơ N (kW) 1 Giếng 1 30/18,2 60 15 2 Giếng 2 18/16 58 7,5 3 Giếng 3 24/18,5 56 7,5 4 Giếng 4 27/26,2 57 7,5 5 Giếng 5 32/19,6 60 9,4 6 Giếng 6 25/16,4 52 4,0 7 Giếng 7 14/12,2 55 7,5 (Nguồn [1]) Nhà máy xử lý nước sạch:
Nhà máy xử lý nước sạch được xây dựng với công suất 4.000 m3/ngày đêm . Các công trình xử lý nước bao gồm: Tháp làm thoáng, bể lọc cát, bể chứa nước sạch (1.200 m3) và trạm bơm cấp 2; nước sau khi xử lý được khử trùng bằng hệ thống định lượng clo lỏng. Tổng diện tích nhà máy khoảng 2.800 m2 có độ cao +178m nằm trên đồi ở trung tâm của thị xã Bắc Kạn, nước sạch được chảy đến các hộ dân tiêu thụ trong địa bàn thị xã. Các công trình phụ trợ gồm: Nhà hành chính, nhà kho chứa hoác chất, nhà bảo vệ và xưởng.
Mạng lưới phân phối:
Mạng lưới phân phối nước sạch được lắp đặt và bao phủ hầu hết các khu vực nội thành của thị xã Bắc Kạn. Các ống dẫn nước có đường kính 90-250 mm bằng gang dẻo. Hiện nước sạch phục vụ cho thương mại và công cộng là 194 và gia đình hơn 7 nghìn hộ.
3.3.2. Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa của thị xã
Do đặc điểm địa hình, các lưu vực thoát nước của thị xã Bắc Kạn được chia ra như sau:
- Lưu vực thoát nước phía nam sông Cầu: Bao gồm phường Phùng Chí Kiên, Đức Xuân, Sông Cầu, một phần xã Nông Thượng và khu vực dọc đường quốc lộ 3 đi Hà Nội. Diện tích lưu vực này khoảng 220 ha (khu vực đô thị), nước mưa lưu vực này xả ra suối thị xã và suối Nông Thượng trước khi đổ ra sông Cầu.
- Lưu vực phía bắc sông Cầu: Bao gồm Phường Nguyễn Thị Minh Khai, xã Huyền Tụng và Một phần xã Dương Quang. Tổng diện tích lưu vực này khoảng 280 ha. Nước được đổ ra suối Nậm Cắt và Pá Danh đổ ra sông Cầu.
• Tình trạng ngập lụt
Khu vực ngập lụt nghiêm trọng nhất thuộc phường Sông Cầu do cao độ đất thấp (trung bình +128 đến +134m). Các khu vực bị ngập lụt nằm dọc theo bờ sông Cầu và suối Nông Thượng.
Khu vực ngập lụt thường xuyên: Khoảng 40 -100 ha, độ sâu 30 -100 cm, kéo dài trong nhiều giờ, phụ thuộc vào mức nước sông Cầu và cường độ mưa.
Các khu vực nằm dọc theo bờ sông Cầu nằm trong quy hoạch phát triển đô thị hiện nay cũng bị ngập lụt cao vì mặt đất ở khu vực này tương đối thấp (+126 đến +132m). Từ các số liệu quan trắc trong thời gian dài, mức báo động mức nước sông Cầu như sau (tại trạm Thác Giềng): Báo động cấp 1: +132m; báo động cấp 2: + 133,07m, trên báo cấp 3: +133,9m [1]).
3.3.3. Hiện trạng xử lý nước thải trên địa bàn thị xã Bắc Kạn
• Nước thải sinh hoạt
Các hộ dân trên địa bàn thị xã Bắc Kạn trên địa bàn thị xã Bắc Kạn khu vực nội thị tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố tiêu hợp vệ sinh đạt 100%; khu vực nông thôn đạt 97% ; nước thải sinh hoạt của các hộ dân trên địa bàn thị xã Bắc Kạn xả vào hệ thống thu gom nước thải chung của thị xã và thải trực tiếp ra các suối Nông Thượng, Suối Đức Xuân, Đội Kỳ…. đổ trực tiếp ra sông Cầu. Tuy nhiên mật độ dân cư của thị xã Bắc Kạn không cao, độ dốc khá lớn dẫn đến lượng nước thải tồn lưu không lớn, dẫn đến ảnh hưởng đến môi trường không lớn so với các thành phố, thị xã khu vực đồng bằng, trung du [33].
• Nước thải kinh doanh dịch vụ, công cộng
Các công trình công cộng, cơ quan hành chính sự nghiệp, dịch vụ công cộng trong quá trình xây dựng có hệ thống xử lý sợ bộ. Nước thải chợ chỉ có 02 chợ Đức Xuân và Chợ Bắc Kạn được xây dựng, có hệ thống xử lý nước thải khu chợ. Còn lại các chợ cóc không có hệ thống xử lý nước thải chung của khu chợ. Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn trên địa bàn thị xã Bắc Kạn nhìn chung có hệ thống nhà vệ sinh 3 ngăn, hệ thống nước thải thoát chung ra hệ thống thoát nước chung của toàn thị xã Bắc Kạn [31].
• Nước thải bệnh viện
Trên địa bàn thị xã Bắc Kạn 02 bệnh viện đa khoa: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn có công suất 320 giường bệnh, hệ thống xử lý nước thải công suất 150 m3/ngày; Bệnh viện Đa khoa thị xã Bắc Kạn công suất 50 giường bệnh, hệ thống xử lý nước thải 73m3/ngày; Theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn nằm trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trong phải xử lý chất thải y tế trong giai đoạn từ năm 2003 - 2006. UBND tỉnh đã chỉ đạo đơn vị chủ quản là Sở Y tế và Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý chất thải y tế bao gồm lò đốt rác và hệ thống xử lý nước thải. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, năm 2004 Bệnh viện đã xây dựng xong lò đốt chất thải y tế (Lò đốt VHI-18B), sau đó đến năm 2009 nâng cấp lò đốt rác thải y tế Model: Mediburner 08-30W với công suất 30kg/lần đốt; Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải do Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật ATCN-Bộ công nghiệp khởi công xây dựng vào tháng 4/2004 đưa vào sử dụng từ tháng 4/2005. Nhưng quá trình sử dụng vị trí đặt máy xử lý nước thải nằm trong vùng đang được quy hoạch và xây dựng cơ bản của thị xã Bắc Kạn nên thường xuyên xảy ra ngập úng dẫn đến hệ thống xử lý nước thải nhiều lúc không vận hành được (phương pháp sinh học hiếu khí) nên trong thời gian dài vẫn chưa đủ điều kiện để ra khỏi danh sách các đơn vị gây ô nhiễm môi trường theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg [22].
Đến nay bệnh viện đã xây dựng hoàn thiện các hệ thống tiêu thoát nước mưa chống ngập úng. Đồng thời trong các khoa, phòng đều phân loại và thu gom các loại chất thải phát sinh; chất thải nguy hại được thu gom và phân loại theo quy định,
được tập trung tại những nơi lưu giữ đảm bảo trước khi chuyển về lò đốt rác. Theo kết quả quan trắc môi trường định kỳ 6 tháng cuối năm 2010 tại bệnh viện không có thông số nào vượt tiêu chuẩn cho phép.
Từ những nội dung nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường đã cấp giấy chứng nhận cơ sở đã hoàn thành việc thực hiện các biện pháp xử lý triệt để theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 112/QĐ-STNMT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Kạn [11].
3.3.4. Dự báo xu hướng diễn biến nước thải sinh hoạt
Trong những năm tới, có nhiều nguyên nhân sẽ dẫn đến mức ô nhiễm môi trường nước thải sinh hoạt ngày càng ra tăng như:
- Tốc độ phát triển dân số, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải và y tế ngày càng gia tăng nên tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các nguồn thải khác nhau cũng sẽ ngày càng lớn, đặc biệt là tải lượng các chất ô nhiễm hữu cơ (BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (Tổng N, Tổng P), các chất rắn lơ lửng, các vi khuẩn phân và cả các kim loại nặng, các hóa chất thuốc bảo vệ thực vật… Điều này làm cho các nguồn tiếp nhận (các sông, suối…) cũng phải tiếp nhận một lượng các chất ô nhiễm ngày càng gia tăng;
- Dưới tác động của biến đổi khí hậu, lượng mưa và lũ lụt tăng lên vào mùa mưa lũ, sẽ lôi cuốn ngày càng nhiều các chất ô nhiễm từ các vùng đô thị, nông thôn (các chất rắn lơ lửng, các chất ô nhiễm hữu cơ…) vào các nguồn nước sông, suối. Vào mùa khô hạn, mức hạn hán cũng tăng lên, làm giảm lưu lượng các dòng chảy, giảm mực nước các hồ chứa, nên sẽ làm giảm khối lượng nước ngọt, làm giảm khả năng tự làm sạch của các sông, suối… và do vậy, mức ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực cũng tăng lên, đặc biệt là sự ô nhiễm hữu cơ và sự phú dưỡng, tác động xấu đến các hệ sinh thái thuỷ vực, các hệ sinh thái vùng cửa sông.
Cơ sở để dự báo môi trường là dựa vào quy hoạch phát triển của các ngành như: Quyết định số 1890/QĐ-TTg ngày 14/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn thời kỳ đến năm 2020; Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2025; Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Kạn năm 2010; các định mức phát thải của tổ chức WHO, Cục Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng. Các số liệu được dự báo như sau [35]:
Bảng 3.8: Xu hướng diễn biến nước thải sinh hoạt đến năm 2015 tại thị xã Bắc Kạn STT Địa bàn KV thành thị (m3/ngày) KV nông thôn (m3/ngày) Tổng 1 TX Bắc Kạn 3136,7 1411,92 5685,77 Nguồn [35]
Bảng 3.9: Xu hướng diễn biến nước thải y tế đến năm 2015 tại thị xã Bắc Kạn
STT Cơ sở y tế Giường bệnh (Giường) Tải lượng ) m3/ngày ( 1 BV đa khoa tỉnh 820 328 Tổng 820 328 Nguồn [35]
Tuy vậy, cũng có nhiều nguyên nhân sẽ đóng góp vào việc ngày càng làm giảm mức ô nhiễm môi trường nước thải sinh hoạt trên địa bàn như sau:
- Công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường ngày càng được chú trọng như: ngày càng nhiều nguồn nước thải được xử lý; hiệu quả xử lý nước thải ngày càng tăng do áp dụng các công nghệ tiên tiến; các chính sách môi trường như ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực thu gom, xử lý nước thải; thực hiện thu triệt để phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt để có nguồn kinh phí cho khắc phục ô nhiễm môi trường… sẽ góp phần làm giảm mức ô nhiễm nước;
- Nhận thức và trách nhiệm của các nhà quản lý, các nhà sản xuất kinh doanh và cộng đồng về BVMT ngày càng tăng lên sẽ góp phần làm giảm các hành vi xả thải trực tiếp các chất thải (nước thải và chất thải rắn) vào các nguồn nước mặt lục địa cũng góp phần đáng kể vào làm giảm mức ô nhiễm nước.
Như vậy, các nguyên nhân làm giảm mức ô nhiễm có thể bù lại cho các nguyên nhân làm tăng mức ô nhiễm các nguồn nước mặt lục địa và hậu quả là trong những năm tới, mức ô nhiễm các nguồn nước mặt chưa đáng lo ngại với điều kiện - các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường được thực hiện thực sự hiệu quả và
nhận thức của cộng đồng, các nhà quản lý và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực sự được nâng lên.