Lạm phát đã đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế Trung Quốc. Giá cả hàng hóa leo thang, sự trượt giá của đồng tiền trong khi chi phí cho nhập khẩu tăng đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống người dân Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc cũng vì thế mà đẩy mạnh các biện pháp kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ và đã mang đến những tác động rõ rệt, tuy nhiên hệ quả mà nó đem lại lại là sự thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế nói chung, khiến cho rủi ro phát triển chậm lại của nền kinh tế tăng.
Trung Quốc phải đối đầu với nhiều vấn đề trong hệ thống ngân hàng, lĩnh vực tư nhân và tồi tệ nhất trong lĩnh vực bất động sản.
Chính giải pháp thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát đã khiến cho thị trường bất động sản Trung Quốc trở nên điêu đứng.
Trung Quốc lo ngại cho nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới liệu có tiếp tục tăng trưởng mạnh hay không trong khi khủng hoảng nợ tiếp tục căng thẳng và nền kinh tế phục hồi chậm chạp ở Mỹ. Nếu như các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sai lầm, tăng trưởng kinh tế đi xuống mạnh, kinh tế toàn cầu sẽ phải chịu những rủi ro không ai mong muốn.
hàng nhỏ, để giải tỏa tình trạng thắt chặt tín dụng đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước này hiện nay.
Khi tín dụng bị hạn chế, các ngân hàng lập tức điều chỉnh hoạt động cho vay. Họ cung cấp tiền cho các tập đoàn nhà nước, vốn coi như có rủi ro vỡ nợ thấp hơn. Nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ không tiếp cận được với tín dụng. Nền kinh tế chịu một hậu quả không mấy dễ chịu. Nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp khoảng 60% GDP và 80% việc làm nhưng lại không thể vay được tiền.
C, KẾT LUẬN.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, vì vậy việc kiểm soát lạm phát để tránh tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế vĩ mô là mục tiêu mà Bắc Kinh đã đề ra. Với tình trạng lạm phát leo thang như hiện nay chính phủ Trung Quốc luôn có những giải pháp điều tiết kịp thời. Tuy nhiên những biện pháp ấy chỉ mang tính chất tạm thời. Để nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững Trung Quốc cần hướng tới những giải pháp lâu dài, thay đổi từ bên trong như là kết cấu của nền kinh tế, nâng cao chất lượng lao động , tăng cả năng suất và chất lượng sản phẩm trong nước để hạn chế phụ thuộc vào nhập khẩu.
Lạm phát không phải là vấn đề mới nổi lên ở Trung Quốc mà nó là vấn đề vốn được quan tâm từ lâu. Nhưng những biện pháp mà chính phủ nước này đưa ra chưa thực sự có hiệu quả lâu dài mà vẫn dễ dàng đưa Trung Quốc trở lại với thời kỳ tỷ lệ lạm phát tăng cao, ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế.
Ngoài việc nỗ lực kiềm chế mức tăng lên của tỷ lệ lạm phát trong nước, Trung Quốc cần phải học tập các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới để có thể đưa ra giải pháp kiềm chế lạm phát hiệu quả nhất.
Những gì mà Bắc Kinh làm hiện nay hứa hẹn một tương lai sáng sủa cho kinh tế Trung Quốc . Đó là “sự bình ổn về giá cả”.