Giải pháp trước mắt.

Một phần của tài liệu Tình hình lạm phát của Trung Quốc(2007-2011) (Trang 33 - 38)

Những biện pháp này được áp dụng với mục tiêu giảm tức thời "cơn sốt lạm phát" trên cơ sở đó sẽ áp dụng các biện pháp ổn định tiền tệ lâu dài.

Nửa cuối năm 2007, lạm phát ở Trung Quốc đã lâm vào tình trạng lạm phát cao nhất trong 11 năm qua (quý 1/2008 có thể tới 8%, trong đó giá thực phẩm tăng 18,1%). Người ta đang bàn tán về một số phương châm và biện pháp mà Trung Quốc đang chủ trương, sử dụng, cho là chúng không đạt hiệu quả mong muốn. Phương châm lấy khống chế giá cả toàn diện và siết chặt tiền tệ để kìm nén giá cả trong nước tăng đã làm cho Trung Quốc biến thành vùng giá cả thấp nhất trên thế giới. Khi giá dầu mỏ thế giới tăng lên 110 USD/thùng thì giá dầu mỏ bán trong nội địa Trung Quốc vẫn được khống chế ở mức trên 80 USD/thùng. Kết quả là mọi công ty hàng không quốc tế đều nạp nhiên liệu ở Trung Quốc.

nhưng lại để cho giá phân hoá học bán trong nước theo kịp giá quốc tế. Kết quả là với giá lương thực do nhà nước thu mua, nhiều nông dân không đủ tiền để mua phân bón hoá học.

Giá gạo ở Trung Quốc hiện nay được khống chế ở mức 300 USD/tấn, trong khi giá quốc tế đã lên tới khoảng 1.000 USD/tấn. Điều này đã khiến người ta chẳng dại gì mà không đem gạo mua trong nước với giá thấp bán ra nước ngoài với giá cao hơn nhiều lần để thu lợi lớn.

Chính những sức ép lớn này của lạm phát đã buộc chính phủ Trung Quốc phải sử dụng đến những biện pháp kiềm chế lạm phát mang lại hiệu quả tức thì, Trung Quốc tăng cường chính sách tiền tệ, liên tục nâng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất ngân hàng, hạn chế các khoản vay…tuy nhiên, cũng vì thế mà Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức mới.

Với chính sách thắt chặt tiền tệ, 5,5 triệu xí nghiệp dân doanh hiện nay chỉ có thể vay được từ ngân hàng khoảng 20% số tài khoản cần thiết để sản xuất và phát triển sản xuất, phần lớn phải tìm kiếm nguồn vốn bằng con đường vay chịu lãi cao, phi pháp; trong khi đó lại không được phép tăng giá hàng.

Trong tình hình cả thế giới bị lạm phát mà Trung Quốc lại quản lý giá cả như vậy, nên có người đã dự đoán, một cuộc chảy máu lớn về kinh tế của Trung Quốc sẽ là điều khó tránh khỏi. Người ta đang đặt dấu hỏi: cách xử lý “ngược đời” đó phải chăng sẽ dẫn tới tình trạng: người sản xuất trợ cấp người tiêu dùng; người nghèo trợ cấp người giàu; vùng lạc hậu trợ cấp vùng phát triển; người Trung Quốc trợ cấp người nước ngoài?

Để tránh lạm phát tăng vọt, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã nhiều lần điều chỉnh tăng lãi suất và nâng mức dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại nhằm hạn chế khối lượng tín dụng cho vay, qua đó, giảm khối lượng tiền tệ lưu thông, đồng thời giới hạn các khoản vay.

Từ tháng 10/2010 chính phủ nước này đã nâng lãi suất cơ bản lên 5 lần và tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 9 lần. Sau 4 lần nâng lãi suất cơ bản đầu tiên, lạm phát ở Trung Quốc vẫn không có chiều hướng giảm xuống mà thậm chí còn tăng lên trong tháng 4/2010. Nhưng Trung Quốc vẫn quyết định nâng lãi suất lần thứ 5. Vậy lý do ở đây là gì?

Nguyên nhân ưu tiên hàng đầu là chính phủ Trung Quốc thực chất không phải là kiềm chế lạm phát mà là tạo việc làm. Trung Quốc đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu việc

làm mỗi năm do lo ngại thất nghiệp có thể gây bất ổn chính trị.

Để có thể duy trì tốc độ tạo việc làm, chính phủ Trung Quốc đưa ra mọi biện pháp, hầu hết trong số đó mang lại lợi ích ngắn hạn song lại ảnh hưởng lâu dài tới nền kinh tế.

Năm 2007 : Để kiềm chế tăng giá, chính phủ Trung Quốc đã phải chuyển sang các biện pháp không truyền thống. Chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ kêu gọi tăng cường nguồn cung và trừng trị thẳng tay những kẻ đầu cơ tích trữ, thậm chí đe dọa sẽ “ can thiệp” vào giá của các mặt hàng thiết yếu như ngũ cốc, dầu ăn, đường và bông.

Họ thúc giục chính quyền địa phương nâng mức hỗ trợ thất nghiệp, lương hưu và lương tối thiểu cho phù hợp với mức lạm phát; tăng cường trợ giá một số mặt hàng và trợ cấp thêm cho sinh viên nghèo. Họ cũng hứa hẹn sẽ tăng cường vận chuyển bông từ các vùng phía tây Tân Cương – vốn là vùng trồng bông lớn nhất Trung Quốc. Tổng lượng bông vận chuyển có thể đạt tới 13.500 tấn/ngày và có khoảng 300 xe bông sẽ sẵn sàng được chuyển ra từ Tân Cương. Bên cạnh đó, giá gas, điện và chi phí đi tàu cho những người làm phân bón cũng được giảm xuống. 200 nghìn tấn đường sẽ được chính phủ bán ra vào ngày 22/11. Và kể từ ngày 1/12 tới đây, các trạm thu phí trên đường cao tốc cũng không sẽ được phép thu phí của các xe chở nông phẩm nữa.

Nếu việc tăng nguồn cung này không đủ để kiềm chế giá cả, chính phủ có lẽ sẽ phải lặp lại những biện pháp mà họ từng áp dụng năm 2008, khi giá lương thực tăng đến đỉnh điểm là 23% sau đợt bùng phát dịch bệnh trên lợn. Khi ấy, chính phủ đã yêu cầu những người bán thịt lợn, gạo, mì, dầu ăn và một số nhu yếu phẩm khác phải xin phép trước khi tăng giá.

Mark Williams và Qinwei Wang của Capital Economics nhận xét các biện pháp kiểm soát như vậy được coi là tín hiệu ở mức cao nhất cho thấy sự kiên quyết của chính phủ trong việc đấu tranh chống lại lạm phát. Điều đó giúp đập tan hy vọng tăng giá của một số người. Nhưng trên thực tế, sự kiểm soát này “cũng không đáng khen ngợi lắm”. Vì nếu người bán không thể đạt được mức giá họ mong muốn, thì họ có thể sẽ giảm nguồn cung, hoặc làm giảm chất lượng hàng hóa.

Trước sức ép của chỉ số lạm phát leo thang nhanh chóng đã buộc chính phủ Trung Quốc thắt chặt chính sách vĩ mô, tiếp tục tăng lãi suất và tái cơ cấu kinh tế năm

2010. Tuy nhiên trước biến động của tình hình thế giới khủng hoảng nợ đang diễn ra tại Mỹ và Châu Âu, ngân hàng trung ương Trung Quốc còn phải cân nhắc thận trọng (2011).

Sau khi nâng lãi suất cơ bản 5 lần và tỷ lệ dự trữ bắt buộc 9 lần từ tháng 10/2010, hiện nay chính phủ Trung Quốc chưa vội điều chỉnh chính sách để xem xét về tình hình khủng hoảng nợ châu Âu và việc kinh tế Mỹ tăng trưởng kém.

Một số chuyên gia trên thị trường đã dự báo lạm phát ở Trung Quốc sẽ hạ nhiệt khi kinh tế toàn cầu khủng hoảng.

Trung Quốc đang cố gắng sử dụng một phần trong dự trữ ngoại tệ 3,2 nghìn tỷ USD để giúp các công ty đầu tư ra nước ngoài.

Căn cứ vào tình hình phát triển của nền kinh tế mà chính phủ Trung Quốc thay đổi chính sách tiền tệ từ "lỏng thích hợp" sang "thận trọng".

Vấn đề lạm phát trở nên quá nóng hiện nay ở Trung Quốc khiến cho chính phủ nước này cần dùng đến những giải pháp tạm thời hơn là một kế hoạch lâu dài. Những tổn thất mà lạm phát đem lại chính là chỉ số tăng trưởng kinh tế từ năm 2008-2011giảm xuống so với năm 2007, thị trường bất động sản ảnh hưởng nghiêm trọng, làn sóng đòi tăng lương ở Trung Quốc cũng bắt đầu xuất hiện khiến chính phủ phải tăng cường việc in ấn tiền. Chính sự in ấn tiền ồ ạt đã khiến cho lạm phát tiếp tục gia tăng. Và để hạ nhiệt lạm phát chính phủ cần đến những giải pháp phổ thông, trước mắt như :

Chính sách thắt chặt tiền tệ : Nâng cao tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tăng lãi suất ngân hàng.

Giới hạn các khoản vay.

Để ổn định nguồn cung, kiểm soát giá cả hàng hóa, Trung Quốc đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp:

các mặt hàng thiết yếu, xây dựng các phương án đảm bảo dự trữ và cung ứng hàng hoá, tăng cường giám sát thị trường.

Thành lập Ban giám sát để kiểm tra, giám sát và định hướng nhằm nhanh chóng ổn định giá tiêu dùng, các doanh nghiệp nhà nước tăng cường trách nhiệm đối với ổn định giá cả hàng hoá.

Bộ giao thông vận tải miễn thu phí cầu đường đối với phương tiện vận chuyển nông sản trên toàn quốc.

Một số địa phương có các biện pháp cụ thể như: 10 giải pháp khống chế tăng giá rau xanh, trợ giá nếu CPI vượt quá 3% liền trong 3 tháng, trợ giá cho người có thu nhập thấp, quy định mức giá cố định với các loại rau quả chủ yếu…

Thực hiện chính sách tiền tệ từ “nới lỏng” sang “thận trọng”, kết hợp với các chính sách tài khoá “linh hoạt”: Ngày 3.12.2010, Trung Quốc quyết định chuyển hướng chính sách tiền tệ từ “nới lỏng” sang “thận trọng”, kết hợp với chính sách tài khoá linh hoạt, đồng thời nâng giá đồng NDT (3-5%/năm) để vừa kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, vừa đẩy nhanh tiến trình quốc tế hóa đồng NDT.

Từ năm 2010 đến nay, Trung quốc đã 8 lần tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các ngân hành thương mại, đưa lãi suất cho vay và huy động kỳ hạn 1 năm trở lên 6,06%/năm và 3%/năm để đối phó.

Thực hiện tái cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư: Lạm phát tại Trung Quốc có nguyên nhân sâu xa từ sự mất cân đối nền kinh tế, nên các biện pháp quản lý giá của Chính phủ chỉ có thể kiềm chế lạm phát trong ngắn hạn, vấn đề cơ bản là phải nâng cao hiệu quả đầu tư, tái cơ cấu nền kinh tế.

Do đó, Trung Quốc đã tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, hiện đại hóa các ngành công nghiệp chủ chốt như sắt thép, ôtô, xi măng, viễn thông… để tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; hạn chế đầu tư vào các ngành phi sản xuất; tăng thuế bất động sản; hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Trung Quốc cũng sử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ (2.847,3 tỷ USD) để đầu tư ra bên ngoài, nhất là châu Mỹ và châu Phi. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ XII (2011 -2015), Trung Quốc cũng đặt mục tiêu giảm tăng trưởng kinh tế xuống mức 7 – 7,5%/năm để tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững, tăng cường tính thích ứng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chú trọng đầu tư nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Tình hình lạm phát của Trung Quốc(2007-2011) (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w