Giải pháp lâu dài.

Một phần của tài liệu Tình hình lạm phát của Trung Quốc(2007-2011) (Trang 38 - 39)

Đây là những biện pháp có tác động lâu dài đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân . Tổng hợp các biện pháp này sẽ tạo ra sức mạnh kinh tế lâu dài cho đất nước. Đặt lạm phát vào vòng kiểm soát.

Ổn định giá lương thực và nhà đất, thắt chặt các qui định về mua bán tài sản. Tái cơ cấu kinh tế để giảm phụ thuộc vào xuất khẩu.

Nâng cao hiệu quả lao động , sản xuất và giá trị lao động mà người lao động tạo ra trong thời gian làm việc từ đó cải thiện thu nhập của người lao động một cách thực sự.

Chính sách phát triển kinh tế từ "duy trì tăng trưởng" sang "tăng trưởng ổn định". Trung Quốc cũng đang vấp phải áp lực không nhỏ từ cộng đồng quốc tế phải để đồng nhân dân tệ tăng giá. Một số đối tác giao dịch nhấn mạnh Trung Quốc đang cố tình duy trì giá trị nội tệ thấp một cách giả tạo để tạo lợi thế cạnh tranh cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc. Do vậy Trung Quốc cần có một chính sách tài chính thận trọng trong những năm tới.

Giữ vững mức tăng trưởng, kiềm chế lạm phát ở mức thấp là mục tiêu mà chính phủ Trung Quốc đặt ra cho những năm tới.

Tuy nhiên mục tiêu của Trung Quốc không phải là hoàn toàn dốc sức vào kiềm chế lạm phát mà hướng tới tạo ra nhiều việc làm, chính phủ nước này lo ngại tình trạng thất nghiệp xảy ra, điều đó có thể gây nên những sức ép lớn về chính trị.

Sau cuộc họp hội nghị công tác kinh tế trung ương Trung Quốc thường niên diễn ra tại Bắc Kinh ngày 13/12/2011. Trung Quốc đã lên kế hoạch chống lạm phát sau khi CPI của nước này tăng hơn 5% trong tháng 11.

Trong hội nghị công tác kinh tế Trung ương Trung quốc kéo dài 3 ngày, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tổng kết toàn diện công tác kinh tế năm 2010, trình bày mục tiêu chủ yếu và chính sách kinh tế vĩ mô về phát triển kinh tế-xã hội năm 2011, đưa ra những bước triển khai cụ thể đối với công tác kinh tế năm 2011.

không gây ảnh hưởng tới tăng trưởng.

Hội nghị cũng dự báo kinh tế thế giới năm 2011 sẽ tiếp tục phục hồi tăng trưởng, nhưng nhân tố không ổn định, không xác định vẫn tương đối nhiều. Cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế vẫn ảnh hưởng sâu rộng, cục diện kinh tế thế giới đang có những thay đổi sâu sắc hết sức phức tạp.

Do vậy, Trung Quốc cần phải nghiêm túc phân tích và nắm bắt chuẩn xác xu thế chung và dài hạn của nền kinh tế thế giới, tiếp tục nâng cao khả năng đối phó tình hình phức tạp.

Một trong những giải pháp quan trọng hiện nay là tăng lương nhưng ngay sau đó chính phủ phải có biện pháp đểgiảm cầu (tiêu dùng) nhằm kìm giữ lạm phát để từ đó giúp cho việc tăng lương trở nên hiệu quả hơn, tức là mức độ tăng lương tương thích với tốc độ trượt giá.

Một phần của tài liệu Tình hình lạm phát của Trung Quốc(2007-2011) (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w