Một số định hướng trong quan hệ Việt – Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 97 - 101)

3.4. Khuyến nghị đối sách của ta

3.4.1. Một số định hướng trong quan hệ Việt – Mỹ

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực hiện nay, trƣớc những điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực và Việt Nam, quan hệ Mỹ - Việt sẽ đƣợc phát triển theo những định hƣớng sau đây:

(1) Hai nƣớc sẽ tăng cƣờng các cuộc tiếp xúc cấp cao, cấp bộ trƣởng, các doanh nghiệp, các học giả, các tổ chức quần chúng nhằm mở rộng quan hệ nhiều mặt theo nguyên tắc cùng có lợị Những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa hai nƣớc đƣợc thông qua các kênh liên hệ đa dạng để giải quyết trên tinh thần hợp tác, hai bên cùng có lợị

(2) Quan hệ kinh tế và thƣơng mại vẫn là hoạt động chủ yếu trong quan hệ Việt - Mỹ. Hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ tiếp tục gia tăng với tốc độ cao, bởi vì Mỹ là thị trƣờng tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam gia tăng hàng xuất khẩụ Đầu tƣ nƣớc ngoài của Mỹ vào Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng, tập trung vào những ngành công nghệ cao, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bất động sản, du lịch và dịch vụ. Cán cân thƣơng mại Việt - Mỹ sẽ đƣợc cải thiện; xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ giảm dần nhờ vào nhập khẩu thiết bị máy móc của các nhà đầu tƣ Mỹ vào Việt Nam, cũng nhƣ sự gia tăng nhu cầu máy móc và công nghệ của Việt Nam để thúc đẩy nhanh hơn quá trình công nghiệp hoá đất nƣớc.

Quan hệ tài chính, tiền tệ giữa hai nƣớc cũng đƣợc phát triển nhờ vào việc Việt Nam thực hiện các cam kết về việc hạ thấp hàng rào thuế quan và dỡ bỏ các rào cản khác theo một lộ trình thích hợp đối với lĩnh vực dịch vụ, theo BTA Việt - Mỹ cũng nhƣ trong khuôn khổ WTỌ

(3) Quan hệ giữa hai nƣớc về giáo dục và đào tạo sẽ đƣợc gia tăng mạnh mẽ, nhƣ Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Michalak đã nói “Tôi cũng muốn thúc đẩy quan hệ giáo dục giữa hai nƣớc vì tôi đã cam kết khi ra điều trần giữa Quốc hội rằng tôi sẽ nhân gấp đôi con số sinh viên Việt Nam sang Mỹ học tập. Tôi biết ngƣời Việt Nam coi trọng học vấn và việc học tập tại Mỹ. Tôi muốn làm tất cả những gì có thể để bảo đảm rằng, chúng ta có thể phát triển hơn nữa nền giáo dục ở Việt Nam và nhất là tăng con số sinh viên đôi bên”.

Các lĩnh vực hợp tác về khoa học và công nghệ, y tế cũng nhƣ quan hệ về an ninh và quốc phòng sẽ đƣợc gia tăng.

Quan hệ Việt - Mỹ, nhƣ mong muốn của lãnh đạo cấp cao hai nƣớc, sẽ đƣợc nâng lên tầm cao mớị Vấn đề đặt ra hiện nay là ở tầm cao nào (?)

Những ngƣời quan tâm đến khía cạnh lịch sử của vấn đề thì cho rằng, việc mở rộng quan hệ với Mỹ - đã từng là nƣớc thù địch với Việt Nam, hiện đang tìm cách ngăn cản bƣớc tiến của nƣớc ta trên con đƣờng chấn hƣng kinh tế và hội nhập quốc tế, nên cần dè dặt, thận trọng và tính toán toàn diện từng lĩnh vực, từng sự kiện của mối quan hệ đó; thậm chí nhấn mạnh nguy cơ “diễn biến hoà bình”, “cách mạng nhung”, nên cần đề cao cảnh giác trong quan hệ với Mỹ.

Ngƣợc lại, những ngƣời khác đặt vấn đề trên căn bản lợi ích đất nƣớc gắn với mục tiêu đƣa nƣớc ta về cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020; dƣới khía cạnh hiện thực của mối quan hệ giữa hai nƣớc kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1995, nhất là từ khi BTA có hiệu lực vào 2001 đến nay, ủng hộ việc mở rộng một cách có hiệu quả quan hệ của nƣớc ta với Mỹ, đánh giá cao tác động của mối quan hệ đó đối với việc thoả mãn nhu cầu của đất nƣớc về công nghệ hiện đại, phƣơng thức quản lý tiền tiến, thị trƣờng rộng lớn và đầy tiềm năng.

Có nên đặt vấn đề nâng tầm quan hệ Việt - Mỹ thành “đối tác chiến lƣợc” vào thời điểm này chƣẳ). Đó là vấn đề hệ trọng đối với đất nƣớc, có liên quan đến chính sách đối ngoại của Việt Nam, sự cân bằng quyền lực trong khu vực, mối quan hệ giữa Việt Nam với các nƣớc Châu Á, nhất là với Trung Quốc.

“Đối tác chiến lƣợc” chỉ mối quan hệ hợp tác quan trọng (nhƣng không nhất thiết chỉ tập trung trong lĩnh vực an ninh – quân sự) vừa có tính hƣớng vào những mục tiêu cụ thể, vừa có hàm ý về mong muốn quan hệ lâu dài”.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay, đây là hình thức quan hệ hợp tác giữa các nƣớc có đặc điểm: 1) không có giới hạn về không gian và thời gian; 2) không hạn chế về đối tƣợng áp dụng; 3) không hạn chế về lĩnh vực hợp tác và không nhất thiết phải mang nội dung an ninh – quân sự.

Trong quan hệ đối ngoại, dƣới sự chỉ đạo của phƣơng châm chung do Đảng ta đề ra “Việt Nam muốn làm bạn với các nƣớc trên thế giới theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ của nhau”; cần quan tâm đến việc lựa chọn đối tác để thiết lập các mối quan hệ hƣớng vào mục tiêu chiến lƣợc trong từng giai đoạn. Điều đó rất quan trọng đối với nƣớc ta, trong trƣờng hợp với Mỹ là vấn đề nhạy cảm ở trong nƣớc, cũng nhƣ trong khu vực, đòi hỏi một thái độ thực sự khách quan, khoa học của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu về chính trị và kinh tế đối ngoại để có đƣợc quyết sách đúng đắn bảo đảm lợi ích dân tộc trong xu thế toàn cầu hoá hiện naỵ

Hiện nay, Việt Nam cần mở rộng quan hệ với Mỹ, ngƣợc lại Mỹ cũng coi trọng tăng cƣờng quan hệ với nƣớc tạ Do vậy, vấn đề cốt lõi của cả hai bên là xây dựng sự tin cậy lẫn nhau, trên cơ sở đó trao đổi thẳng thắn về những lĩnh vực cần thúc đẩy nhanh hơn quá trình hợp tác và cả những vấn đề đang có bất đồng, để có thể tính đến bƣớc tiếp theo, nâng quan hệ Việt- Mỹ lên “quan hệ đối tác chiến lƣợc về kinh tế”; khi đã tạo ra đƣợc những điều kiện tiền đề cần thiết thì đến thời điểm thích hợp tiến tới “đối tác chiến lƣợc vì hoà bình, hợp tác và thịnh vƣợng” trên cơ sở cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhaụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)