2.1. Thực trạng và sự điều chỉnh chính sách kinh tế chủ yếu của Mỹ đối vớ
2.1.2. Chính sách đầu tư
Đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc ví nhƣ chiếc gậy nối dài của chính sách thƣơng mại nhằm tận dụng tiềm năng, tranh thủ cơ hội mở rộng thị trƣờng và đặc biệt tránh đƣợc hàng rào thƣơng mại của các nƣớc khác. Trong những thập kỷ trƣớc đây, đầu tƣ nƣớc ngoài của Mỹ chủ yếu giới hạn trong phạm vi các nƣớc Mỹ latinh, Tây Âu và một vài đồng minh thân cận của Mỹ tại châu Á nhƣ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan... thì ngày nay, trƣớc xu thế tự do hóa thƣơng mại thế giới, Mỹ đã phải điều chỉnh chiến lƣợc kinh tế quốc tế của mình cho phù hợp với cục diện mới trên thế giới. Với mục tiêu chiến lƣợc là củng cố an ninh quốc gia Mỹ, tạo điều kiện cho sự thịnh vƣợng kinh tế và thiết lập dân chủ trên thế giới, Mỹ tiếp tục tham vọng phủ bóng của mình lên toàn thế giới thông qua các chính sách mậu dịch, đầu tƣ và viện trợ... vì chính lợi ích của nƣớc Mỹ.
Khu vực CA - TBD, vùng lãnh thổ rộng lớn chiếm tới gần 30% diện tích thế giới, dân số chiếm khoảng ½ tổng dân số thế giới, đang đƣợc đánh giá là động lực tăng trƣởng kinh tế thế giới trong thế kỷ 21, Mỹ đang điều chỉnh lại chiến lƣợc đầu tƣ trong khu vực này. Trên thực tế, ảnh hƣởng của Mỹ trong khu vực thông qua thƣơng mại và đầu tƣ ngày càng tăng, nhất là từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20 khi làn sóng tự do hóa kinh tế diễn ra mạnh mẽ ở các nƣớc Đông Á.
Dòng đầu tƣ của Mỹ vào các nƣớc CA - TBD trong những năm đầu thế kỷ 21 tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Bên cạnh mục đích kinh tế nhƣ xuất khẩu vốn, khấu hao nốt những phần công nghệ còn lại và đặc biệt là tránh đƣợc
hàng rào bảo hộ của các nƣớc trong khu vực đối với hàng hóa của Mỹ, còn mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tƣ bản tƣ nhân và mở rộng ảnh hƣởng của Mỹ. Mỹ cần đầu tƣ ra nƣớc ngoài để thúc đẩy xuất khẩu, bởi gần một phần tƣ toàn bộ xuất khẩu hàng hóa của Mỹ là xuất khẩu của các công ty đa quốc gia Mỹ sang các chi nhánh của các công ty này ở nƣớc ngoài. Trong thực tế, những nƣớc nhập khẩu ngày càng nhiều hàng hóa và dịch vụ Mỹ cũng chính là những nƣớc ngày càng nhận đƣợc nhiều đầu tƣ trực tiếp của Mỹ.
Ngoài ra, việc các công ty đa quốc gia Mỹ tăng doanh số ở nƣớc ngoài sẽ tạo thêm việc làm ở Mỹ ở các bộ phận quản lý, nghiên cứu và phát, cũng nhƣ tăng xuất khẩu linh kiện hàng từ Mỹ. Khoảng 90% hoạt động nghiên cứu và phát triển của các công ty đa quốc gia Mỹ diễn ra trên đất Mỹ. Một nghiên cứu của các nhà kinh tế học Foley và Mihir Desai thuộc Đại học Harvard, cùng nhà kinh tế học James Hines thuộc Đại học Michigan ƣớc tính, mỗi khi số lao động của công ty đa quốc gia Mỹ ở nƣớc ngoài tăng thêm 10%, số việc làm ở Mỹ tại các công ty này sẽ tăng thêm 4%.
Bảng 2.3. Đầu tƣ trực tiếp của Mỹ ra nƣớc ngoài (từ năm 2001 - 2004) NĂM 2001 2002 2003 2004 Tất cả các nước 124.873 134.946 129.352 294.905 Canada 16.841 15.003 17.340 24.005 Châu Âu 65.580 79.492 87.509 137.319 Châu Mỹ Latinh 25.691 15.192 3.901 32.418 Châu Phi 2.438 -578 2.697 1.611 Trung Đông 1.397 2.559 1.315 2.538 CA - TBD 12.927 23.277 16.592 97.013 Úc -751 8.036 7.717 (D) Trung Quốc 1.912 875 1.273 4.499 Hồng Kông 4.787 1.226 -689 (D) Ấn Độ 214 919 354 1.138 Indonesia 985 (D) (D) (D) Nhật Bản -4.731 8.711 867 12.787 Hàn Quốc 1.206 1.681 1.231 4.340 Malaysia 17 -609 416 (D) New Zealand 155 -398 -60 (D) Philippines 970 -669 -22 555 Singapore 5.593 530 5.446 (D) Đài Loan 1.027 634 859 (D) Thái Lan 1.286 1.433 -627 691 Các nƣớc khác 257 (D) (D) (D)
Đơn vị: triệu đô la; (-): dòng vào; (D): giữ kín nhằm tránh lộ dữ liệu của các công ty
Bảng 2.4. Đầu tƣ trực tiếp của Mỹ ra nƣớc ngoài (từ năm 2005 - 2008) NĂM 2005 2006 2007 2008 Tất cả các nước 15.369 224.220 378.362 311.796 Canada 13.556 -1.551 22.659 13.034 Châu Âu -29.035 147.687 234.577 180.172 Châu Mỹ Latinh 74 35.672 48.099 64.492 Châu Phi 2.564 5.157 4.421 3.348 Trung Đông 3.785 5.699 3.857 4.058 CA - TBD 24.426 31.556 64.748 46.693 Úc (D) 1.473 9.111 8.613 Trung Quốc 1.955 4.226 5.331 15.726 Hồng Kông 4.688 4.174 10.891 1.395 Ấn Độ 721 1.834 3.898 2.610 Indonesia (D) 771 3.114 772 Nhật Bản 5.940 2.709 15.788 -3.234 Hàn Quốc 1.687 2.518 1.560 2.656 Malaysia 2.040 866 2.040 1.163 New Zealand 446 814 164 -37 Philippines -126 -165 -2.225 263 Singapore 3.206 8.035 13.407 10.731 Đài Loan (D) 2.231 1.138 2.951 Thái Lan 789 695 324 522 Các nƣớc khác (D) 1.376 207 2.561
Đơn vị: triệu đô la; (-): dòng vào; (D): giữ kín nhằm tránh lộ dữ liệu của các công ty
Để đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy xuất khẩu sang khu vực CA - TBD, chính sách đầu tƣ của Mỹ đối với khu vực này trong những năm đầu thế kỷ 21 đã có những điều chỉnh mang tính chiến lƣợc sau:
(1) Mỹ bắt đầu tiến hành chuyển hƣớng các hoạt động đầu tƣ từ Bắc Mỹ sang Đông Á nhằm tận dụng sự tăng trƣởng nhanh và năng động của các nền kinh tế này để phục vụ chính sách thƣơng mại mở rộng xuất khẩu, tiến tới giảm sự mất cân bằng trong buôn bán giữa Mỹ và Đông Á.
(2) Tăng nhanh dung lƣợng và cơ cấu vốn đầu tƣ sang các thị trƣờng mới nổi ở châu Á, đặc biệt là ASEAN và Trung Quốc, nhằm tiếp thêm nhiên liệu cho các nền kinh tế đang tăng trƣởng nhanh của châu Á, từng bƣớc thâm nhập vào hoạt động kinh tế của khu vực này với mục đích phá vỡ rào chắn chủ nghĩa khu vực do quan điểm theo mô hình “đàn nhạn bay” ở các nƣớc châu Á với Nhật Bản là đầu đàn tạo nên.
(3) Mỹ tiếp tục tăng cƣờng hoạt động đầu tƣ ở châu Á theo cấp độ vi mô, chuyển vốn đầu tƣ trực tiếp vào các xí nghiệp, công ty ở châu Á do Mỹ “đỡ đầu” nhằm duy trì chúng trong hệ thống các công ty xuyên quốc gia và trong vòng kiềm tỏa của Mỹ. Lợi ích của các công ty Mỹ sẽ tập trung chuyển từ các ngành chế biến dầu mỏ sang các ngành công nghiệp chế tạo hiện đại khác ở châu Á.
Để tạo nền móng cho chiến lƣợc đó, Mỹ không ngừng tiến hành hàng loạt các cuộc xúc tiến trao đổi giữa công ty và chính phủ, tiến hành các chƣơng trình làm việc của nhiều đoàn kinh tế và doanh nghiệp Mỹ ở châu Á.
Trên thực tế, các biện pháp sau đã đƣợc Mỹ áp dụng:
(1) Tích cực đầu tƣ lớn hơn vào châu Á thông qua APEC để dần chiếm lĩnh địa bàn đầu tƣ hấp dẫn Đông Á, lấy đó làm động lực thúc đẩy sự bành trƣớng của Mỹ ở châu Á.
Mục tiêu hàng đầu của Mỹ trong APEC kể từ khi thành lập là tăng cƣờng tự do hóa thƣơng mại và đầu tƣ trong toàn khu vực. Mục tiêu cơ bản đặt ra của hợp tác APEC là “tiến hành tự do hóa thƣơng mại, đầu tƣ vào năm 2010 đối với các thành viên phát triển và năm 2020 đối với các thành viên đang phát triển”. Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, các thành viên có thể tùy ý, căn cứ vào thực tiễn và điều kiện cụ thể của nƣớc mình để đƣa ra Kế hoạch hành động quốc gia (IAP) trong đó vạch rõ lộ trình cắt giảm thuế quan và các biện pháp phi quan thuế khác cũng nhƣ những rào cản đối với đầu tƣ.
Tham dự Hội nghị APEC 2006 tổ chức tại Hà Nội, Ngoại trƣởng Mỹ C. Rice đã có bài phát biểu phát đi thông điệp Mỹ muốn tham gia sâu rộng vào thƣơng mại toàn cầu và kêu gọi xóa bỏ rào cản để cộng đồng doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận thị trƣờng hơn. Bà cho biết Mỹ cam kết hỗ trợ các nền kinh tế trong khu vực vƣợt qua khó khăn, đồng thời muốn tăng cƣờng hỗ trợ tài chính để giúp đỡ các nền kinh tế trong khu vực giảm thiểu rủi ro.
Với sáng kiến hợp tác kinh tế là trên hết, Mỹ đã thúc ép các nền kinh tế thành viên APEC xây dựng một môi trƣờng đầu tƣ công khai tự do mà trƣớc hết là nhằm thuận lợi hóa đầu tƣ của Mỹ vào khu vực châu Á. Thông qua một cơ chế đa phƣơng chứ không phải đơn phƣơng, Mỹ đã khuyến khích một bầu không khí gia đình cùng chung mục tiêu giữa các nền kinh tế thành viên APEC, những thành viên này sẽ phát triển một cộng đồng đứng hàng đầu về tăng trƣởng kinh tế, mà Mỹ có lợi ích lớn nhất. Để thực hiện mục tiêu đó, Mỹ còn tiến hành hàng loạt các cuộc Hội thảo về đầu tƣ tƣ nhân nhằm thúc đẩy sự liên kết giữa các chuyên viên về đầu tƣ của APEC với đại diện cộng đồng kinh doanh trong toàn khu vực APEC.
(2) Thúc đẩy khả năng hợp tác đầu tƣ song phƣơng để tiến tới hình thành một hiệp định đầu tƣ tự do trên toàn khu vực theo đúng ý đồ của Mỹ.
Cho đến nay, các nƣớc CA - TBD đã đàm phán nhiều hiệp định đầu tƣ với EU, Nhật Bản và một số đối tác trong khu vực. Tuy nhiên, một số nƣớc CA - TBD vẫn chƣa sẵn sàng tiếp nhận những nguyên tắc đầu tƣ ở cấp chính phủ. Theo quan điểm của Mỹ, các hiệp định đã ký kết này không đề cập đến vấn đề quyền hạn của các cơ sở kinh doanh – một yếu tố then chốt trong tất cả các hiệp định đầu tƣ song phƣơng của Mỹ. Do vậy, Mỹ chủ trƣơng đẩy mạnh các cuộc đối thoại song phƣơng trong khu vực về lợi ích của tự do hóa đầu tƣ và khuyến khích các nƣớc CA - TBD ký kết các hiệp định đầu tƣ song phƣơng với Mỹ, tiến đến hình thành một hiệp định đầu tƣ tự do trên phạm vi toàn khu vực. Đặc biệt, trong đàm phán Mỹ sẽ kiên quyết chống lại việc coi chuyển giao công nghệ mang tính chất bắt buộc nhƣ một điều kiện đối với đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Do vấn đề này còn nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của WTO ở mức độ nhất định, Mỹ dự định tiếp tục dựa vào các công cụ gây áp lực song phƣơng để xóa bỏ yêu cầu trên.
Trong những năm gần đây, Mỹ tích cực hơn trong việc đẩy mạnh quan hệ kinh tế đầu tƣ với các nƣớc châu Á. Trong 8 năm cầm quyền, Tổng thống Bush có tới 9 lần công du châu Á, một kỷ lục không dễ để các tổng thống Mỹ vƣợt qua, nhằm củng cố các mối quan hệ, trong đó có kinh tế - đầu tƣ song phƣơng của Mỹ với các nƣớc này. Với các nƣớc ASEAN, Mỹ coi trọng địa bàn hấp dẫn của các nƣớc này, tích cực ủng hộ sự phát triển kinh tế đồng thời tìm mọi cách tăng cƣờng ảnh hƣởng của mình trong các Hội nghị thƣợng đỉnh gần đây của khối ASEAN. Với Trung Quốc, Mỹ tăng cƣờng đầu tƣ với khối lƣợng lớn vào nƣớc này nhằm tăng tỷ phần đầu tƣ của Mỹ so với các nƣớc trong khu vực. Ngoài ra, Mỹ không ngừng thâm nhập vào kinh tế các nƣớc Đông Dƣơng, giành giật với Nhật Bản về thị trƣờng đầu tƣ ở Việt Nam, Mianma, hình thành một thế chiến lƣợc khai thác thị trƣờng châu Á cả bề rộng lẫn chiều sâu và trên mọi hƣớng.
(3) Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay, bản thân các công ty xuyên quốc gia Mỹ cũng muốn đa dạng hóa đầu tƣ để tránh mạo hiểm và vƣợt qua các hàng rào bảo hộ kỹ thuật đang ngày càng chặt chẽ hơn. Chính vì vậy, chính sách đầu tƣ của các công ty xuyên quốc gia Mỹ có những điều chỉnh nhất định.
Đã có những thay đổi trong quan hệ giữa công ty mẹ và các chi nhánh của chúng. các công ty xuyên quốc gia Mỹ thực hiện chính sách phi tập trung hóa, tức là các vấn đề chiến lƣợc không chỉ do các công ty mẹ quyết định mà nó đã đƣợc giao cho các chi nhánh nhiều hơn. Do đó, các chi nhánh chủ động hơn trong việc tìm kiếm thị trƣờng và đầu tƣ. Đặc biệt, các quyết định đƣợc đƣa ra nhanh hơn. Điều này cũng phần nào lý giải tại sao các chi nhánh đầu tƣ vào Việt Nam nhiều hơn các công ty mẹ của chúng thời gian qua.
Các công ty xuyên quốc gia Mỹ có xu hƣớng tăng đầu tƣ của mình sang khu vực CA - TBD bởi sự hấp dẫn của các thị trƣờng mới nổi và những cơ hội đầu tƣ mới đƣợc tạo nên do làn sóng tự do hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ ở đây. Xét về tổng thể, đây là các nƣớc có thu nhập thấp, do đó đầu tƣ sang các nƣớc này Mỹ sẽ có cơ hội tiếp cận với nguồn lao động rẻ. Nhƣng do yếu tố tiếp cận thị trƣờng vẫn là cơ bản, nên đầu tƣ của Mỹ vào CA - TBD không ồ ạt lắm. Một trong những nƣớc mà các công ty xuyên quốc gia Mỹ quan tâm là Singapore. Sự hấp dẫn của Singapore đối với các công ty xuyên quốc gia Mỹ bắt nguồn từ những biện pháp khuyến khích đầu tƣ của chính phủ nƣớc này và vị trí địa lý quan trọng của nó nhƣ là chiếc cầu nối cho các công ty xuyên quốc gia Mỹ vào thị trƣờng châu Á rộng lớn.
Ngay trong thị trƣờng châu Á, các công ty xuyên quốc gia Mỹ cũng có những điều chỉnh nhất định. các công ty xuyên quốc gia Mỹ đã đầu tƣ nhiều vào các thị trƣờng lớn nhƣ Trung Quốc, Singapore, Thái Lan..., nhƣng hiện nay cũng muốn phân tán các đầu tƣ của mình, không muốn tập trung quá mức
vào các thị trƣờng này. Nhƣ vậy, nơi mà họ tìm đến sẽ là Việt Nam và một vài nƣớc đang nổi khác. Ngoài việc phân tán rủi ro đầu tƣ ở những nƣớc các công ty xuyên quốc gia Mỹ đã đầu tƣ nhiều, các công ty xuyên quốc gia Mỹ còn muốn khám phá „miền đất mới‟ để tìm kiếm lợi nhuận cho mình.
Các công ty xuyên quốc gia Mỹ đang tích cực tận dụng những ƣu đãi trong việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài ở các nƣớc đang phát triển. CA - TBD là khu vực có nhiều ƣu đãi đó. Năm 2003, Mỹ đã đầu tƣ vào khu vực CA - TBD tới 463 tỷ đô la (28,7% tổng đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Mỹ so với 24% năm 1990). Đặc biệt, những nƣớc có ƣu đãi thuế, đánh thuế vào lợi nhuận thấp và tự do di chuyển lợi nhuận, càng thu hút đƣợc nhiều các công ty xuyên quốc gia Mỹ. Với những điều chỉnh này, trong những năm 1999-2002, lợi nhuận của các công ty xuyên quốc gia Mỹ tăng 68%, trong khi lợi nhuận của các chi nhánh các công ty xuyên quốc gia Mỹ ở các nƣớc Anh, Đức và hàng loạt các nƣớc khác giảm mạnh. Theo Bộ Thƣơng mại Mỹ, có 17 cent trong 1 đô la lợi nhuận Mỹ nhận đƣợc ở nƣớc ngoài (năm 2003) là từ các nƣớc có mức thuế thấp, con số này năm 1999 chỉ là 10 cent.
Vì coi trọng vị trí chiến lƣợc của châu Á nên bên cạnh các hoạt động đầu tƣ, viện trợ kinh tế của Mỹ cho khu vực này cũng tăng lên rõ rệt. Ngoài mục đích hỗ trợ nhân đạo, cải thiện chất lƣợng cuộc sống, thúc đẩy tự do, dân chủ và nhân quyền, mở rộng thƣơng mại và đầu tƣ, đồng thời tạo những lợi ích an ninh của Mỹ ở châu Á.
Tóm lại, mục đích chính của sự điều chỉnh chính sách đầu tƣ của Mỹ đối với các nƣớc châu Á là nhằm thúc đẩy lợi ích kinh tế thông qua đầu tƣ và thƣơng mại để duy trì sự phồn thịnh của nƣớc Mỹ. Trong những năm đầu thế kỷ 21, chính sách đầu tƣ là một công cụ đắc lực để Mỹ ép các nƣớc châu Á mở cửa, tăng thêm ràng buộc và liên kết thành một khối, qua đó Mỹ có thể dễ