Vị thế của Việt Nam trong CA – TBD và vai trò của Việt Nam trong lợ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 78 - 83)

trong lợi ích chiến lược của Mỹ

3.1.1. Vị thế của Việt Nam trong CA - TBD

Nằm ở khu vực ASEAN, Việt Nam chiếm lĩnh toàn bộ mặt biển phía Đông của bán đảo Đông Dƣơng, gần trung tâm Đông Nam Á, cho nên trở thành một đầu mối giao thông quan trọng. Việt Nam án ngữ đƣờng biển duy nhất đi vào bán đảo này, nên trong lịch sử các cuộc xâm lƣợc Đông Dƣơng của đế quốc và thực dân đều đi từ biển vào. Biển Đông có vị trí chiến lƣợc hết sức hiểm yếu, nó là cầu nối giữa Thái Bình Dƣơng đi sang Ấn Độ Dƣơng, Địa Trung Hải và Tây Âu. Từ miền Tây nƣớc Mỹ, từ vùng Viễn Đông, từ châu Úc, Niu Di lân đi sang Ấn Độ Dƣơng và Tây Âu không thể không đi qua Biển Đông. Các trung tâm kinh tế lớn của châu Á nằm ở ven Biển Đông nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hongkong, Singapore hàng năm cần một lƣợng dầu rất lớn từ Trung Đông đều chuyên trở qua Biển Đông. Vì chiếm giữ ½ số đƣờng giao thông trên biển của thế giới, nên hàng năm có hàng chục lƣợt tàu bè tấp nập qua lại trên Biển Đông. Không chỉ là nơi có trữ lƣợng cá lớn thứ tƣ trong số 19 vùng đánh cá tốt nhất trên thế giới, Biển Đông còn có trữ lƣợng dầu và khí đốt rất lớn, theo số liệu điều tra của Ủy ban kinh tế LHQ, ở khu vực thềm lục địa quần đảo Trƣờng Sa có khoảng 25 tỷ m3 khí đốt, 105 tỷ thùng dầu, 30 vạn tỷ tấn phốt pho....

Biển Đông còn có tầm chiến lƣợc quan trọng bởi nó có ý nghĩa phòng thủ đối với các nƣớc trong vùng. Nằm giữa Biển Đông, quần đảo Trƣờng Sa nhƣ một căn cứ nổi để tấn công hoặc bảo vệ biên giới của các nƣớc trong khu

vực, đặc biệt là các nƣớc Đông Nam Á, do vậy việc khẳng định chủ quyền quần đảo Trƣờng Sa không chỉ có ý nghĩa về mặt xác định chủ quyền biên giới quốc gia, mà còn xác định chủ quyền khai thác và làm chủ tài nguyên biển theo quy định của Công ƣớc LHQ về Luật biển năm 1982.

Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, Việt Nam vừa là cầu nối giữa các quốc gia Đông Nam Á với nhau, vừa là cầu nối giữa Đông Nam Á với các nƣớc lớn của châu Á. Hệ thống đƣờng bộ và đƣờng sắt xuyên Á đều đi dọc đất nƣớc Việt Nam, làm nhiệm vụ nối liền các quốc gia phía Nam với phía Bắc và với Tây Âu. Ngoài ra, Việt Nam còn có vị trí chiến lƣợc quan trọng bởi nó ở gần hai quốc gia lớn là Trung Quốc và Ấn Độ và các trung tâm kinh tế nhƣ Nhật Bạn, Úc nên rất thuận lợi phát triển kinh tế và mở rộng hợp tác khu vực. Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày nay, vị trí chiến lƣợc quan trọng của Việt Nam ở khu vực đã thu hút sự hợp tác cùng phát triển của nhiều nƣớc trên thế giới, đồng thời cũng khiến cho nhiều nƣớc lớn quan tâm, tìm cách có mặt ở CA - TBD nói chung và Việt Nam nói riêng để duy trì và bảo vệ lợi ích của họ.

Việt Nam và Biển Đông là một bộ phận chiến lƣợc quan trọng của khu vực CA - TBD, bởi vậy, thời kỳ sau chiến tranh lạnh, các nƣớc nƣớc lớn trên thế giới đều đã tiến hành điều chỉnh chính sách đối với khu vực này. Với vị trí chiến lƣợc quan trọng ở khu vực và thế giới, với những thành tựu kinh tế đạt đƣợc sau 20 năm đổi mới, Việt Nam có một vị thế ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới.

3.1.2. Vai trò của Việt Nam trong lợi ích chiến lược của Mỹ

3.1.2.1. Lợi ích địa - chính trị, chiến lược

Đông Nam Á là khu vực án ngữ đƣờng hàng hải từ Ấn Độ Dƣơng sang Thái Bình Dƣơng và nằm giữa ngã ba lục địa châu Phi, châu Á và châu Đại Dƣơng - tuyến đƣờng vận tải quan trọng sống còn đối với nguồn nhiên liệu

cho các nền kinh tế hàng đầu toàn cầu và khu vực, trong đó có nhiều đồng minh chiến lƣợc cũng nhƣ đối thủ cạnh tranh chiến lƣợc của Mỹ. Đây cũng là khu vực sinh tồn của Trung Quốc, Mỹ và nhiều nƣớc lớn; và là một trong những trọng điểm tranh chấp chiến lƣợc hàng đầu giữa Mỹ và Trung Quốc.

Sau sự kiện 11/9, Đông Nam Á trở thành “chiến trƣờng thứ hai” trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Mỹ. Đây cũng là khu vực nảy sinh nhiều xung đột tiềm tàng về tôn giáo, dân tộc tại nhiều nƣớc vốn là bạn bè, đồng minh hay đồng minh chiến lƣợc của Mỹ tại khu vực.

Việt Nam nằm ở vị trí nối liền Đông Nam Á “đại dƣơng” và Đông Nam Á “lục địa”, vì thế đƣợc coi là “chìa khoá” của “ổ khoá” Đông Dƣơng đối với bất cứ quốc gia nào muốn triển khai các chính sách toàn diện nhằm vào Đông Nam Á. Trong bài có tựa đề “Mỹ - Nhật mở rộng ảnh hƣởng ở Đông Dƣơng kiềm chế Trung Quốc”, tờ Văn Hối ngày 19/6/2007 viết “Do có tài nguyên thiên nhiên phong phú, cộng thêm vị trí chiến lƣợc quan trọng trong khu vực nên Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản mấy năm gần đây đã tìm cách mở rộng ảnh hƣởng tại khu vực này. Bán đảo Đông Dƣơng đã thực sự trở thành chiến tuyến mới về chính trị, kinh tế... Nƣớc nào kiểm soát đƣợc bán đảo Đông Dƣơng thì sẽ có thể ảnh hƣởng tới cục diện khu vực Đông Nam Á, thậm chí toàn bộ châu Á”. Cũng theo báo trên, việc CIA bắt giữ Vàng Pao và nhóm ngƣời Mông tại Mỹ âm mƣu lật đổ chính phủ Lào (tháng 6/2007) “một mặt cho thấy Mỹ muốn khu vực này ổn định, mặt khác cũng thể hiện thiện chí với Lào và có ý đồ kiềm chế Trung Quốc”.

Giá trị địa - chính trị, chiến lƣợc của Việt Nam tăng lên khi cạnh tranh chiến lƣợc Mỹ - Trung và các nƣớc lớn tại khu vực này gia tăng. Việt Nam là cánh cửa phía Nam của Trung Quốc mà thông qua đó Trung Quốc thiết lập “khu an toàn”, phá vỡ thế bao vây của Mỹ, tìm đƣờng mở rộng ảnh hƣởng

xuống niềm Nam; Việt Nam đồng thời là điểm chốt trong vòng cung chiến lƣợc mà Mỹ và đồng minh tìm cách thiết lập để phong toả Trung Quốc.

Do mang hệ tƣ tƣởng XHCN cùng với Trung Quốc, Việt Nam là “kẻ thù tự nhiên” của Mỹ. Việt Nam lại là quốc gia có lịch sử chống Trung Quốc hào hùng nhất, duy trì chính sách truyền thống chống Trung Quốc bá quyền, vì thế là “đồng minh tự nhiên” của Mỹ. Cả hai yếu tố trên đều đặt Việt Nam vào vị trí quan tâm về chiến lƣợc của cả Mỹ và Trung Quốc.

Một số nƣớc trong ASEAN cũng có ý đồ sử dụng Việt Nam nhƣ “lá chắn” chống lại ý đồ bành trƣớng của Trung Quốc, vì thế cũng coi trọng giá trị địa - chính trị, chiến lƣợc của Việt Nam.

Trong bối cảnh nhiều nƣớc trong khu vực lâm vào tình trạng bất ổn định trong đời sống chính trị - xã hội sau sự kiện 11/9, sự ổn định và phát triển liên tục của Việt Nam góp phần quan trọng đƣa Việt Nam từng bƣớc trở thành quốc gia lãnh đạo trong ASEAN tại khu vực Đông Nam Á.

Từ sau sự kiện 11/9, Mỹ trở lại Đông Nam Á và nhanh chóng thúc đẩy thiết lập quan hệ hợp tác về an ninh, quân sự với Việt Nam. Diễn biến nói trên gắn liền với việc Mỹ ráo riết triển khai chính sách tại khu vực Đông Á trong khuôn khổ “chống khủng bố” mà một trong những nội dung quan trọng hàng đầu là nhằm kiềm chế các đối thủ tiềm tàng. Có thể nói, giá trị địa - chính trị, chiến lƣợc của Việt Nam là yếu tố hàng đầu mà Mỹ tính tới khi hoạch định và triển khai chính sách đối với Việt Nam. Trong bài “Việt Nam trở thành con rồng kinh tế mới, Trung Quốc và Mỹ tranh nhau lôi kéo”, tờ “Văn hối” ngày 19/6/2007 viết: “Mỹ và Trung Quốc đang tranh nhau thiết lập mối quan hệ đồng minh chiến lƣợc với Việt Nam, còn Việt Nam vận dụng sách lƣợc “lôi kéo Mỹ kiềm chế Trung Quốc” để cân bằng với thế lực địa - chính trị của Trung Quốc... Cuộc cạnh tranh lôi kéo Việt Nam trở thành đồng minh giữa

Mỹ và Trung Quốc đã có xu hƣớng không nhƣợng bộ nhau và mở rộng sang lĩnh vực kinh tế và quân sự”.

3.1.2.2. Lợi ích kinh tế

Từ sau bình thƣờng hoá quan hệ song phƣơng, đặc biệt là từ khi Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng (BTA) có hiệu lực vào năm 2001, quan hệ mậu dịch Mỹ - Việt đã có những bƣớc bứt phá rất mạnh mẽ. Tính riêng trong năm 2006, giá trị mậu dịch hai chiều là 9,2 tỷ đô la, tăng trƣởng hơn 640% so với 1,4 tỷ đô la của năm 2001, năm đầu tiên BTA có hiệu lực.

Tuy nhiên, ngay lúc này, Việt Nam chƣa mang lại lợi ích to lớn về kinh tế đối với Mỹ và Mỹ tạm thời chấp nhận thâm hụt mậu dịch với Việt Nam. Trong tổng giá trị mậu dịch hai chiều năm 2006 nói trên, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chiếm 8,1 tỷ đô la, chiếm tới 89%. Đây là một trong những lý do gây tranh cãi trong nội bộ Mỹ về lợi ích thúc đẩy thƣơng mại với Việt Nam thời gian qua.

Ngay từ ban đầu, thúc đẩy quan hệ kinh tế với Việt Nam đƣợc các chính quyền Mỹ xem nhƣ một phần trong tổng thể chính sách với Việt Nam, kích thích Việt Nam đẩy nhanh các chƣơng trình nghị sự khác trong quan hệ song phƣơng trong tổng thể chính sách của Mỹ với khu vực. Giới học giả Mỹ cho rằng một nƣớc Việt Nam yếu về kinh tế sẽ bị lệ thuộc vào Trung Quốc, Mỹ có lợi ích thực tế trong việc giúp Việt Nam “đủ mạnh”, độc lập đƣợc với Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế. Hợp tác kinh tế cũng là yếu tố kích thích Việt Nam tiếp nhận các chính sách khác của Mỹ.

Bên cạnh đó, thị phần của Mỹ tại khu vực đang bị co hẹp trƣớc sự cạnh tranh quyết liệt của một số đối thủ hàng đầu nhƣ Nhật Bản và Trung Quốc. Gần đây, hai nƣớc này ráo riết thúc đẩy thiết lập các khu vực mậu dịch tự do song phƣơng (FTA) riêng rẽ với ASEAN, đặt ra nguy cơ thực sự đối với Mỹ.

Chính quyền Bush hiện thúc đẩy mạnh một FTA giữa Mỹ với toàn ASEAN và các FTA song phƣơng với từng nƣớc tại khu vực, trong đó có Việt Nam.

Thời gian qua, quan hệ kinh tế thƣơng mại Mỹ - Việt mang lại lợi ích thực tế ngày càng lớn cho các nhà nhập khẩu và ngƣời tiêu dùng Mỹ, giúp cho sự hợp tác trên lĩnh vực này ngày càng quan trọng hơn trong tổng thể quan hệ Mỹ - Việt. Lợi ích kinh tế từng bƣớc trở thành động lực tác động lên chính sách của Mỹ đối với Việt Nam, khiến cho mối quan hệ song phƣơng ngày càng phát triển hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)