Kinh nghiệm của các nƣớc về thuế thunhập cá nhân đối với đối tƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thuế thu nhập cá nhân của đối tượng không cư trú ở việt nam tại hà nội (Trang 36 - 106)

tƣợng không cƣ trú

- Đối tƣợng nộp thuế

Thuế TNCN thuộc loại thuế trực thu nên đối tƣợng chịu thuế cũng đồng thời là ĐTNT, xác định ĐTNT là một trong những nội dung quan trọng của thuế TNCN, từ đó mới có thể vận dụng cách tính thuế cho phù hợp. Khi tiến hành xác định ĐTNT ngƣời ta thƣờng dựa vào hai tiêu thức là "nơi cƣ trú" và "nguồn phát sinh thu nhập".

Theo tiêu thức "nơi cƣ trú", một cá nhân đƣợc xác định là cƣ trú ở một nƣớc phải nộp thuế tại đó với mọi khoản thu nhập phát sinh từ khắp nơi trên thế giới, còn một cá nhân đƣợc xác định là không cƣ trú ở một nƣớc chỉ phải nộp thuế cho phần thu nhập phát sinh tại nƣớc đó.

Theo tiêu thức "Nguồn phát sinh thu nhập" lại quy định một cá nhân phải nộp thuế TNCN ở một nƣớc đối với mọi khoản thu nhập cá nhân phát sinh tại nƣớc đó.

Rất nhiều nƣớc quy định cá nhân cƣ trú là ngƣời định cƣ tại nƣớc đó hoặc những ngƣời đến nƣớc đó không thƣờng xuyên nhƣng tổng số ngày ở tại nƣớc đó vƣợt quá 183 ngày trong một năm (năm dƣơng lịch hay năm tài chính).

Tuy nhiên, một số nƣớc lại đƣa ra định nghĩa về cá nhân cƣ trú cụ thể hơn và có điểm khác với định nghĩa nêu trên. Ví dụ nhƣ Nhật Bản đƣa ra một

định nghĩa tƣơng đối phức tạp, trong đó có 3 khái niệm khác nhau là cá nhân cƣ trú thƣờng xuyên, cá nhân cƣ trú không thƣờng xuyên và cá nhân không cƣ trú. Cụ thể là : Cá nhân cƣ trú thƣờng xuyên là cá nhân định cƣ thƣờng xuyên ở Nhật Bản liên tục trong vòng 05 năm; Cá nhân cƣ trú không thƣờng xuyên là cá nhân không có ý định cƣ trú thƣờng xuyên tại Nhật nhƣng có nơi thƣờng cƣ trú ở nhật từ 01 năm trở lên và không đƣợc quá 05 năm; Cá nhân không cƣ trú là cá nhân không có nơi định cƣ tại Nhật Bản và sống ở Nhật Bản ít hơn 01 năm.

Ở Pháp, một ngƣời đƣợc coi là cƣ trú tại Pháp nếu coi Pháp là nơi ở chính, hành nghề chính hay có các trung tâm quyền lợi đặt tại Pháp hoặc thƣờng xuyên có mặt ở pháp trên 06 tháng đến 01 năm, hoặc Pháp là nơi mang lại phần lớn thu nhập.

Luật thuế TNCN của Mỹ lại quy định: Cá nhân cƣ trú là công dân Mỹ và những ngƣời cƣ trú ở Mỹ tối thiểu 330 ngày đêm,…

Nhƣ vậy, có thể thấy tùy vào chính sách và trình độ quản lý của từng nƣớc mà mỗi nƣớc sẽ đƣa ra các định nghĩa cá nhân không cƣ trú sao cho phù hợp với tình hình của mình, sự phân biệt cƣ trú hay không cƣ trú của một ĐTNT là rất quan trọng để xác định ĐTNT đó phải nộp thuế ở mức độ nào.

Việc xác định ĐTNT căn cứ vào tiêu thức "nguồn phát sinh thu nhập" đƣợc hầu hết các nƣớc áp dụng để tính thuế các khoản thu nhập phát sinh tại nƣớc đó của những cá nhân không cƣ trú, có rất ít nƣớc áp dụng duy nhất tiêu thức này khi xác định ĐTNT, cách tính thuế theo nguồn phát sinh thu nhập chỉ thích hợp với những nƣớc có nhiều NNN đến làm việc và đầu tƣ, còn công dân nƣớc đó ít đi làm hay đầu tƣ ở nƣớc ngoài.

Luật của Pháp quy định, công dân Pháp và những ngƣời tạm trú từ 06 tháng trở lên tại nƣớc này (bất luận quốc tịch nào) có chức nghiệp và lợi ích kinh tế tại Pháp đều phải kê khai và đóng thuế

Theo luật Đức, cƣ dân thƣờng trú và dân nƣớc ngoài không thƣờng trú có nguồn thu nhập tại Đức đều phải nộp thuế TNCN.

Hàn Quốc quy định ĐTNT là toàn bộ các cá nhân là những ngƣời cƣ trú hoặc không ở Hàn Quốc. Trong đó ngƣời không cƣ trú ở Hàn Quốc là ngƣời có thời hạn ở Hàn Quốc dƣới 01 năm và chỉ phải nộp thuế TNCN với phần thu nhập phát sinh ở Hàn Quốc.

- Đối tƣợng tính thuế

Việc xác định đối tƣợng tính thuế là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đƣợc đề cập đến trong chính sách thuế TNCN của các nƣớc. Căn cứ vào đó ngƣời ta có thể thấy rằng thuế TNCN mà từng nƣớc cụ thể áp dụng có công bằng không, thuế này tạo đƣợc nguồn thu nhƣ thế nào cho NSNN đó. Đối tƣợng tính thuế ở đây là một số khoản thu nhập nằm trong diện tính thuế TNCN theo quy định trong chính sách thuế TNCN của từng quốc gia. Để tính đƣợc thuế TNCN phải nộp trƣớc tiên phải xác định đƣợc khoản thu nhập nào là đối tƣợng tính thuế và tính toán thu nhập đó nhƣ thế nào. Sau đó, căn cứ vào một số quy định khác trong chính sách thuế nhƣ các khoản miễn giảm, khấu trừ,...cơ quan thuế xác định đƣợc thu nhập tính thuế, từ thu nhập tính thuế và thuế xuất sẽ xác định đƣợc thuế phải nộp.

Trƣớc hết, ta cần xác định một khái niệm cho thuật ngữ "thu nhập" cho đến nay, hầu hết các đạo luật về thuế thu nhập cá nhân ở các nƣớc thƣờng chỉ quy định những khoản thu nhập nào phải tính thuế. Điều thực sự cần làm đối với ngành thuế mỗi nƣớc là phải xác định đối tƣợng tính thuế từ thu nhập sao cho NNT chấp nhận và để luật thuế có tính khả thi cao. Có nhƣ vậy mới đảm bảo đƣợc mục tiêu kinh tế, xã hội trong việc thu thuế TNCN.

Thu nhập đƣợc phân loại theo những tiêu thức nhất định để xác định đối tƣợng tính thuế:

Theo thời gian, ngƣời ta chia thu nhập thành thu nhập thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên.

Theo nguồn tạo ra thu nhập, ngƣời ta chia thành thu nhập từ lao động và thu nhập từ đầu tƣ, thu nhập khác.

+ Thu nhập từ lao động: là khoản thu nhập thƣờng xuyên nhận đƣợc dƣới dạng thu nhập từ kinh doanh, hành nghề tƣ do nhƣ tiền lƣơng, tiền công hoặc các khoản thù lao khác mà cá nhân nhận đƣợc trong quá trình lao động.

+ Thu nhập từ đầu tƣ: lãi cổ phiếu, lãi cho vay, tiền bản quyền...

+ Thu nhập khác: lãi từ chuyển nhƣợng tài sản,thu nhập từ quà biếu, quà tặng, tiền nhuận bút, trúng xổ số....

Theo chủ thể hƣởng thu nhập, ngƣời ta chia thu nhập thành: thu nhập công ty, thu nhập cá nhân, thu nhập chính phủ...

Không phải nƣớc nào cũng đƣa tất cả nguồn thu nhập ở trên vào diện thu nhập tính thuế. Việc quy định khoản thu nhập nào tính thuế, khoản nào không tính thuế, mức độ cao hay thấp phụ thuộcvào quan điểm của mỗi chính phủ, vào mục tiêu điều tiết thu nhập cũng nhƣ các mục tiêu kinh tế, chính trị xã hội khác của mỗi quốc gia trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Ngày nay, hầu hết các nƣớc áp dụng thuế TNCN đều tính thuế trên thu nhập từ lao động. Đối với các khoản thu nhập từ đầu tƣ và thu nhập khác thì tùy từng nƣớc trong từng hoàn cảnh cụ thể sẽ có những quy định riêng. Chính vì thế, với hai loại thu nhập này có thể gặp trƣờng hợp: tuy cùng là một khoản thu nhập nhƣng có thể phải tính thuế ở nƣớc này mà không phải tính thuế ở nƣớc khác hoặc trong cùng một nƣớc nhƣng lại phải tính thuế với mức độ khác nhau ở những thời điểm khác nhau.

Luật thuế TNCN của Việt Nam quy định chi tiết các khoản thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công và thu nhập từ vốn của cá nhân không cƣ trú tại Việt Nam đều thuộc diện chịu thuế TNCN nhƣ các nƣớc khác trong khu vực. Tuy

nhiên, thu nhập chịu thuế TNCN của nhiều nƣớc khác có bao gồm thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng.

Trung Quốc quy định 11 khoản thu nhập chịu thuế TNCN là: Thu nhập từ tiền công, tiền lƣơng, thu nhập từ sản xuất kinh doanh, thu nhập về cho thuê tài sản, thu nhập về chuyển nhƣợng tài sản, thu nhập từ kinh doanh chứng khoán, thù lao dịch vụ, thu nhập từ nhuận bút, thu nhập về chi phí sử dụng quyền đặc biệt, thu nhập về lãi cho vay, cổ tức, hoa hồng, thu nhập ngẫu nhiên, thu nhập khác.

Philipin quy định 10 khoản thu nhập chịu thuế TNCN là: phí dịch vụ đƣợc chi trả dƣới bất kỳ hình thức nào, tổng thu nhập thu đƣợc từ việc kinh doanh, ãi buôn bán tài sản, lãi tiền vay, tiền cho thuê, tiền bản quyền, cổ tức, tiền trợcấp hàng năm, phần thƣởng và tiền thắng, tiền lƣơng hƣu, khoảng phân chia từ thu nhập ròng của công ty hợp danh chuyên nghiệp chung cho ngƣời vay vốn,

Thái Lan quy định 08 khoản thu nhập chịu thuế TNCN là: Thu nhập từ các dịch vụ lao động, thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ cho thuê tài sản, thu nhập từ bản chất công việc vị trí hoặcdịch vụ lao động cung cấp, thu nhập từ tín nhiệm quyền tác giả, bản quyền, các quyền khác. Thu nhập có bản chất là cổ tức, tiền lãi, tiền gửi ngân hàng, thu nhập từ các nghề tự do, thu nhập từ xây dựng và các hợp đồng công việc khác.

Nhật Bản quy định 09 khoản thu nhập chịu thuế TNCN là: Thu nhập từ công việc lao động, thu nhập từ hoạt động kinh doanh, thu nhập do buôn bán bất động sản, thu nhập từ tiền lãi cổ phần, thu nhập từ lợi tức, thu nhập từ các khoản hƣu trí, thu nhập từ buôn bán gỗ, thu nhập từ các khoản vốn, thu nhập bất thƣờng, thu nhập khác.

Trong nội dung thuế TNCN, đối với thu nhập từ lao động thì hầu hết các nƣớc áp dụng hệ thống đa thuế suất với cơ chế thuế suất lũy tiến từng phần. Tuy nhiên có một số nƣớc không thu thuế TNCN đối với tiền lƣơng, tiền công nhƣ Bruney, một số nƣớc khác nhƣ Iceland chỉ áp dụng một số thuế suất cố định đối với mọi khoản thu nhập là 39%. Đối với thu nhập từ đầu tƣ nhƣ lãi cổ phần, lãi cho vay, tiền bản quyền,... Ở nhiều nƣớc thuế suất thƣờng quy định mức 10%, 15%, 20%, 25% . Trong trƣờng hợp chủ sở hữu bất động sản là NNN thì tùy theo hiệp định ký kết giữa các nƣớc mà quy định mức thuế cụ thể khác nhau.

Nhiều nƣớc cũng quy định tính thuế suất riêng cho một số khoản thu nhập mang tính chất không thƣờng xuyên theo một mức nhất định. Số lƣợng thuế suất trong biểu thuế của các nƣớc cũng rất khác nhau. Có nƣớc chỉ áp dụng hai thuế suất nhƣ Thụy Điển. Tuy nhiên phần lớn các nƣớc áp dụng 3 hay 6 thuế suất nhƣ: Nhật Bản (5 thuế suất), Hàn Quốc (6 thuế suất)... Bên cạnh đó, cũng có một số nƣớc áp dụng nhiều thuế suất nhƣ: Ai Cập (23 thuế suất).

- Đơn vị tính thuế

Cá nhân có thu nhập hoặc là hộ gia đình thƣờng là đơn vị tính thuế. Vì thuế TNCN ảnh hƣởng đến hoàn cảnh gia đình của NNT nên cần phân biệt cá nhân có gia đình với cá nhân độc thân khi tính thuế. Với cá nhân độc thân, nhiều ngƣời cho rằng cần phải tính thuế cao hơn cá nhân có gia đình vì họ chỉ phải chi phí cho bản thân họ, nhƣng có ngƣời lại cho rằng nên tính thuế thấp hơn đối với những ngƣời này vì họ đã chịu thiệt thòi do không đƣợc hƣởng hạnh phúc gia đình. Nói tóm lại mỗi đơn vị tính thuế đều có những ƣu nhƣợc điểm khác nhau.

Tính thuế TNCN trên thu nhập thực tế của từng cá nhân có ƣu điểm là đơn giản, dễ làm, kịp thời cho ngân sách nhƣng lại có nhƣợc điểm là chƣa đảm bảo đƣợc yêu cầu phân phối lại thu nhập quốc dân qua thuế, chƣa đáp

ứng đƣợc tính công bằng xã hội, các nƣớc nhƣ: Anh, Nhật, Thụy Điển, Áo, Đan Mạch đã tính thuế TNCN trên thu nhập của từng cá nhân. Ngƣợc lại, ở các nƣớc Mỹ, Pháp, Hà Lan lại sử dụng thu nhập của các hộ gia đình để tính thuế TNCN, cách tính thuế này sẽ đảm bảo công bằng hơn về đạo đức xã hội nhƣng mất tính kịp thời trong động viên thuế cho nhà nƣớc vì trong một gia đình, mỗi cá nhân thƣờng có việc làm và nguồn thu nhập khác nhau, do đó việc thống kê theo dõi từng nguồn thu nhập rồi đối chiếu với nơi phát sinh là rất phức tạp.

- Thời gian tính thuế

Việc xác định tính thuế là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng và thực hiện luật thuế bởi vì thời điểm tính thuế phải là thời điểm thuận lợi cho công tác quản lý thu cũng nhƣ việc kê khai và nộp thuế cuả ngƣời dân và phải đảm bảo giá trị của đồng tiền nộp thuế trƣớc tình trạng lạm phát, đảm bảo việc chi tiêu theo kế hoạch của nhà nƣớc, tránh đƣợc việc chiếm đoạt tiền thuế, thông thƣờng các nƣớc xác định mức thuế phải nộp theo từng năm, ƣu điểm của việc sử dụng khoảng thời gian năm là đảm bảo nguồn thu nhập thƣờng xuyên của chính phủ để trang trải các chi phí vì các kế hoạch kinh tế - xã hội của chính phủ đƣợc đặt ra và thực hiện trong từng năm. Dự kiến nguồn thu ngân sách cũng đƣợc đặt ra hàng năm. Đây là khoảng thời gian hợp lý cho các cơ quan tổ chức và cá nhân trên cơ sở hệ thống kế toán ở các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế hạch toán, quyết toán.

CHƢƠNG 2

PHÂNTÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI ĐỐI TƢỢNG KHÔNG CƢ TRÚ TẠI VIỆT

NAM Ở CỤC THUẾ TP HÀ NỘI

2.1. Tổ chức bộ máy thu thuế và thực trạng thu thuế thu nhập cá nhân đối với đối tƣợng không cƣ trú tại Việt Nam ở Cục thuế Thành phố Hà Nội.

2.1.1. Tình hình đối tượng không cư trú tại Việt Nam

Hàng năm có hàng trăm ngàn ngƣời từ các quốc gia khác tới Việt Nam với mục đích kinh doanh và làm việc có thu nhập thƣờng xuyên tại Việt Nam.

Ƣớc tính hàng năm số lƣợt cá nhân không cƣ trú đến Hà Nội vì công việcđƣợc Cục thuế TP Hà Nội và sở Công thƣơng quản lý thu thuế chỉ khoảng 50.000 ngƣời trong đó có khoảng 20.000 lƣợt ngƣời không cƣ trú tại Việt Nam chiếm khoảng trên 10% so với số lƣợt khách nƣớc ngoài đến Hà Nội vì công việc, còn lại khoảng 200.000 lƣợt NNN chƣa đƣợc quản lý thu thuế, nếu tính trung bình mỗi NNN đến Việt Nam vì công việc nộp khoảng 3 triệu đồng tiền thuế mỗi năm thì số thuế TNCN thất thu từ NNN khoảng 600 tỷ đồng, số liệu trên cho thấy ngành thuế còn để thất thu một nguồn thu đáng kể cho NSNN.

2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý thuế thu nhập cá nhân.

Tổ chức quản lý thuế theo chức năng là mô hình đang đƣợc áp dụng rộng rãi tại các nƣớc có nền kinh tế phát triển. Đây là mô hình đƣợc đánh giá có nhiều ƣu điểm. Theo quy định luật quản lý thuế, ngành thuế đã thành lập, kiện toàn đẩy đủ, cơ bản các bộ phận quản lý thuế theo đúng chức năng ở cơ quan thuế các cấp để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm đối với các ĐTNT nói chung và đối với các cá nhân không cƣ trú tại Việt Nam nói riêng nhƣ sau:

2.1.2.1. Tổng cục thuế

Căn cứ quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ số 115/2009/QĐ - TTg ngày 28/9/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục thuế trực thuộc Bộ tài chính. Tổng cục thuế là cơ quan trực thuộc Bộ tài chính thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ tài chính quản lý nhà nƣớc về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nƣớc theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức bộ máy tổng cục thuế có các tổ chức hành chính giúp Tổng cục trƣởng thực hiện chức năng quản lý thu thuế trên địa bàn cả nƣớc theo mô hình chức năng nhƣ: Vụ tuyên truyền hỗ trợ ĐTNT; Vụ kê khai và kế toán thuế; Vụ quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế; Vụ quảnlý thuế TNCN; Vụ thanh tra; Vụ Hợp tác quốc tế;…

2.1.2.2. Cục thuế các tỉnh, thành phố

Căn cứ quyết định số 502/QĐ - TCT ngày 29 tháng 3 năm 2010 của Tổng cục thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc cục thuế. Cục thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (sau đây gọi chung là Cục thuế) là tổ chức trực thuộc Tổng cục thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Cục thuế trực tiếp quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn và vừa, có phạm vi kinh doanh liên quan đến nhiều quận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thuế thu nhập cá nhân của đối tượng không cư trú ở việt nam tại hà nội (Trang 36 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)