Những yếu tố ảnh hƣởng tới công tác phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Xây dựng Sài Gòn Kinh Bắc (Trang 36 - 41)

Có những yếu tố bên trong và những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới công tác phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

1.4.1. Những yếu tố ảnh hƣởng tới công tác tuyển dụng nguồn nhân lực

- Công việc không có sự hấp dẫn: Có nhiều đối tượng ứng viên khác nhau nên quan điểm cho rằng công việc không hấp dẫn cũng khác nhau. Song, tựu chung lại có một số quan điểm cho rằng công việc không hấp dẫn là những công việc có thu nhập thấp, ít cơ hội thăng tiến, nguy hiểm, vị trí xã hội thấp.

- Doanh nghiệp không hấp dẫn: Ngay cả khi có công việc hấp dẫn nhưng những yếu tố như loại hình, tên gọi, thành phần kinh tế, quy mô tổ chức,…lại không hấp dẫn đối với các ứng viên. Ví dụ, một sinh viên giỏi dù mới ra trường thường không bị thu hút bởi các vị trí trong các Hợp tác xã, tổ hợp sản xuất, công ty trách nhiệm hữu hạn nhỏ,…Vì vậy mà doanh nghiệp khó thu hút được những ứng viên giỏi.

- Uy tín của tổ chức: Đối với các công ty có uy tín thì thường được nhiều người lao động quan tâm. Do vậy, khi tiến hành tuyển dụng thì số lượng ứng viên tham gia ứng tuyển thường khá cao và chất lượng của ứng viên cũng rất tốt. Tâm lý của người lao động là luôn muốn được vào làm việc trong những tổ chức có uy tín vì ở đó có sự chuyên nghiệp, có hệ thống chế độ chính sách đảm bảo và là môi trường để họ khẳng định được địa vị xã hội.

- Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Một tổ chức có tiềm lực mạnh về tài chính có thể cùng một lúc tiến hành nhiều hình thức tuyển mộ do vậy khả năng tìm được người lao động có trình độ là rất cao. Mặt khác, các doanh nghiệp này có thể trả cho người lao động những mức lương rất hấp dẫn so với những doanh nghiệp khác, do vậy sẽ thu hút được nhiều lao động giỏi, giàu kinh nghiệm và sức sáng tạo. Đặc biệt với những vị trí đòi hỏi lao động trình độ cao, lành nghề. Ngược lại, doanh nghiệp ít có tiềm lực tài chính, khả năng chi trả thu nhập không cao sẽ khó hấp dẫn các ứng viên giỏi trên thị trường.

Doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt có thể chi phí lớn cho hoạt động quảng cáo, truyền thông về doanh nghiệp. Đây cũng là cách tốt để xây dựng hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp và hấp dẫn được nhiều ứng viên tốt. Qua đó, khả năng tìm kiếm được nguồn nhân lực chất lượng, thu hút nhiều nhân lực có trình độ giúp việc tuyển chọn sẽ hiệu quả hơn.

- Văn hóa và môi trường làm việc của doanh nghiệp: những tổ chức xây dựng được văn hóa doanh nghiệp tốt luôn là hình ảnh mơ ước của những ứng viên tham gia ứng tuyển. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp trả lương tuy không vượt trội nhưng có nền văn hóa doanh nghiệp tốt, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc lý tưởng sẽ là điểm đến và sự chọn lựa của các ứng viên.

- Chính sách nội bộ của doanh nghiệp:

Nếu doanh nghiệp coi trọng và đề cao chính sách tuyển dụng nội bộ thì ứng viên từ nguồn bên ngoài ít có cơ hội và cơ may được trúng tuyển. Ở Việt Nam, các công ty có yếu tố gia đình thường sẽ chú trọng chính sách này, coi đây là yếu tố đảm bảo sự tin tưởng và hiểu biết về ứng viên so với những người lao động mới lạ tuyển từ thị trường vào Công ty.

Doanh nghiệp có chính sách trả lương, thưởng, đãi ngộ tốt cũng sẽ được các ứng viên săn tìm và sẵn sàng ứng tuyển.

* Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Ngoài những yếu tố bên trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng thì một số yếu tố bên ngoài cũng có tác động như:

- Thị trường lao động: Nếu cung lao động vượt quá cầu thì khả năng tìm được người lao động đáp ứng cho công việc rất dễ dàng. Ngược lại, nếu cầu lao động lại lớn hơn cung thì việc thu hút ứng viên khó khăn hơn dẫn tới chất lượng của công tác tuyển dụng sẽ thấp.

- Tình trạng của nền kinh tế: Khi nền kinh tế bị suy thoái, hoạt động của các tổ chức bị thu hẹp, do vậy hiện tượng thất nghiệp là phổ biến. Nguồn cung lao động vượt quá cầu lao động nên có nhiều người sẵn sàng chấp nhận làm những công việc thấp hơn trình độ, năng lực của họ. Do đó, doanh nghiệp nào có môi trường lao động tốt hơn, có quy mô lớn và uy tín lâu năm sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn trong việc thu hút được nhiều ứng viên giỏi.

- Quan niệm của xã hội về nghề nghiệp, vị trí công việc: Mỗi quá trình phát triển của xã hội ở những giai đoạn khác nhau thì quan niệm về nghề nghiệp khác nhau. Nhiều người có quan niệm nếu được tuyển dụng vào các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước sẽ ổn định lâu dài, nên trong mọi trường hợp dù lương thấp hơn, công việc kém hấp dẫn hơn so với nhu cầu nhưng họ vẫn chọn lựa làm trong các doanh nghiệp Nhà nước. Ngày nay, có rất nhiều tiến sĩ làm cho các tổ chức kinh tế tư nhân đã phát huy hiệu quả rất tốt cho doanh nghiệp.

- Sự phát triển của khoa học kĩ thuật: Do sự phát triển của khoa học kĩ thuật mà các tổ chức có nhiều hình thức để tuyển dụng như qua đài báo, phát thanh, truyền hình, qua mạng internet… Vì vậy, chất lượng của công tác tuyển dụng được nâng cao.

Rõ ràng, công tác tuyển dụng chịu tác động đáng kể bởi những yếu tố nội tại của doanh nghiệp cũng như một số yếu tố từ bên ngoài doanh nghiệp.

1.4.1. Những yếu tố ảnh hƣởng tới công tác đào tạo nguồn nhân lực

- Kinh phí đào tạo là yếu tố có tác động trực tiếp đến việc thực hiện và hiệu quả của các kế hoạch đào tạo. Nhu cầu đào tạo và phát triển là yếu tố không tách rời với quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Không có nguồn kinh phí đào tạo hoặc nguồn kinh phí đào tạo không lớn thì doanh

nghiệp khó có thể thực hiện được các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

- Nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về vai trò của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: chủ doanh nghiệp quan tâm, nhận thức được tác động của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ được chú trọng.

- Cơ sở vật chất và sự đổi mới công nghệ của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có tốc độ và nhu cầu đổi mới càng lớn thì yêu cầu về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực càng cao.

- Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: doanh nghiệp có chính sách rõ ràng về nội dung các khóa đào tạo cần thiết, quyền lợi và nghĩa vụ đào tạo sẽ khuyến khích được người lao động tự tham gia vào quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

- Bộ phận chuyên trách về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp: là khâu quan trọng để kết nối, hiện thực hóa nhu cầu, lợi ích của doanh nghiệp và người lao động một cách phù hợp nhất, hiệu quả cao nhất.

Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp là chính sách hỗ trợ, khuyến khích của nhà nước đối với doanh nghiệp khi thực hiện công tác này như hỗ trợ về vốn, các dịch vụ cung cấp lao động miễn phí... Thị trường lao động phát triển cũng có ảnh hưởng tới nguồn lao động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Xây dựng Sài Gòn Kinh Bắc (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)