Về bộ máy quản lý, cơ quan QLNN về viễn thông đã thay đổi tên 2 lần chỉ trong vòng từ năm 2002 đến 2007. Năm 2002, Bộ Bƣu chính - Viễn thông ra đời trên cơ sở Tổng cục Bƣu điện trƣớc đó. Nhận định thông tin và truyền thông sẽ tiếp tục phát triển rộng rãi với tốc độ cao, có chiều sâu, với sự bùng nổ ở một số lĩnh vực, tạo cơ sở vững chắc để bƣớc vào thập niên thứ 2 của thế kỷ XXI, vững bƣớc tiến vào xã hội thông tin và kinh tế tri thức, tháng 8/2007, Bộ Thông tin và Truyền thông đƣợc thành lập trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của Bộ Bƣu chính - Viễn thông tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ QLNN về báo chí, xuất bản. Bƣu điện Việt Nam lại chuyển sang một giai đoạn mới. Việc thành lập Bộ Thông tin và Truyền thông không chỉ là sự đổi tên thông thƣờng mà còn thể hiện một tƣ duy mới trong quản lý đa ngành, đa lĩnh vực
theo hƣớng tinh gọn bộ máy quản lý hành chính, tăng tính trách nhiệm và hiệu quả quản lý phù hợp với xu thế phát triển và hội tụ giữa công nghiệp nội dung và hạ tầng truyền thông của thế giới.
Ngày 9/1/2006, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Quyết định số 06/2006 /QĐ- TTg về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông Việt Nam trên cơ sở Tổng công ty Bƣu chính - Viễn thông Việt Nam trƣớc đây. Theo đó, bƣu chính đƣợc tách ra khỏi viễn thông, trở thành một Tổng công ty thuộc Tập đoàn. Từ thời điểm đó, hoạt động bƣu chính đƣợc hạch toán độc lập. Trƣớc đây hoạt động bƣu chính chủ yếu mang tính công ích. Cƣớc phí bƣu chính thấp, bộ máy nhân sự ở các địa phƣơng rất cồng kềnh. Từ khi tách riêng thành Tổng công ty, hoạt động bƣu chính phải hạch toán độc lập, và không còn nhận đƣợc sự bù lỗ chéo từ viễn thông. Nhƣ vậy, Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông cũng không còn cơ sở để định phí kết nối của các mạng viễn thông khác cao nhƣ trƣớc. Điều này tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hoạt động trên thị trƣờng dịch vụ viễn thông.