Sau những nỗ lực của Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông, cuối năm 2005, 100% số xã trong cả nƣớc đã đƣợc kết nối mạng điện thoại[55]. Sự kết nối này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khai thác khách hàng tiềm năng ở tất cả các vùng miền trên toàn quốc.
Ngoài ra, sự hỗ trợ về kết cấu hạ tầng viễn thông của Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp còn thể hiện ở sự kiện đầu tƣ và phóng thành công vệ tinh viễn thông VINASAT-1.
Dự án phóng vệ tinh viễn thông VINASAT-1 là dự án cấp quốc gia, đƣợc Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Từ năm 1998. Chính phủ đã thông qua Báo cáo tiền khả thi Dự án phóng vệ tinh Việt Nam - VINASAT của
Tổng cục Bƣu điện (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông). Năm 2002, Chính phủ đã thông qua các nội dung cơ bản của báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án VINASAT và đến năm 2005 đã ban hành quyết định về đầu tƣ dự án, giao Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông là chủ đầu tƣ và thực hiện. Sau khi đƣợc Chính phủ giao nhiệm vụ, Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông đã lựa chọn nhà sản xuất vệ tinh là Lockheed Martin và ArianeSpace là nhà thầu phụ phóng vệ tinh.
Khi đã phóng thành công và đi vào khai thác, sẽ có hai loại dịch vụ cơ bản đƣợc VINASAT-1 cung cấp là cho thuê băng tần vệ tinh và các dịch vụ trọn gói nhƣ thuê kênh riêng, phát hình lƣu động, đào tạo từ xa, truyền hình DTH, truyền hình hội nghị, truyền dữ liệu ngân hàng, đƣờng truyền ISP, kênh thuê riêng cho điện thoại,…
Ý tƣởng phóng vệ tinh viễn thông của riêng Việt Nam xuất phát từ việc các doanh nghiệp và tổ chức của Việt Nam đã và đang phải trả một khoản ngoại tệ lớn thuê vệ tinh của nƣớc ngoài. Nếu có vệ tinh riêng, theo tính toán Việt Nam sẽ tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí, do giá thuê kênh thƣơng mại một kênh vệ tinh thƣờng cao hơn giá thành từ 1,8 đến 3 lần[34]. Ngoài ra, việc sở hữu vệ tinh riêng giúp chúng ta có thêm tự chủ và có điều kiện nâng cao năng lực mạng lƣới và chất lƣợng các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông.