Tổ chức các hoạt động kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước đối với thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam (Trang 115 - 126)

- Phân cấp QLNN mạnh hơn.

Hiện nay chƣa có sự phân cấp quản lý giữa Bộ ở cấp vĩ mô, và các Sở ở cấp địa phƣơng. Trong một số lĩnh vực đã xảy ra sự chồng chéo giữa các cơ quan QLNN (điện tử, Internet, sở hữu trí tuệ...), bộ máy ở tất cả các cấp mới đƣợc hình thành ở giai đoạn đầu, là những khó khăn và thách thức không dễ khắc phục trong một thời gian ngắn. Vì vậy, Bộ cần tiếp tục phân tách chức năng các cơ quan trong Bộ, các Sở và phòng/ban trong Sở để tạo đƣợc sự chuyên môn hoá và quản lý các lĩnh vực hiệu quả hơn.

- Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế phục vụ cho phát triển viễn thông.

+ Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về hội nhập trong toàn ngành. Xuất phát từ những tồn tại trong thực tế là nhận thức, tƣ tƣởng của cán bộ, công nhân viên chức toàn ngành Bƣu chính - Viễn thông về hội nhập quốc tế, về cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh quốc tế nhìn chung còn yếu kém, tâm lý ỷ lại, dựa dẫm còn khá phổ biến, vẫn còn nặng về tƣ duy kinh doanh độc quyền, không quan tâm thích đáng tới khách hàng, phong cách quản lý còn mang nhiều tính quan liêu..., công tác tƣ tƣởng tuyên truyền cho toàn bộ cán bộ công nhân viên chức của ngành Bƣu chính - Viễn thông Việt Nam nhận thức một cách rõ ràng và đúng đắn về hội nhập quốc tế là hết sức cần thiết.

Công tác nâng cao nhận thức về hội nhập trong toàn ngành Bƣu chính - Viễn thông trong thời gian trƣớc mắt cần tập trung vào việc tuyên truyền, phổ biến các cam kết, thỏa thuận về Bƣu chính - Viễn thông trong khuôn khổ Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Hoa Kỳ, WTO. Cơ quan QLNN về lĩnh vực Bƣu chính - Viễn thông là Bộ Thông tin và Truyền thông cần tổ chức các cuộc hội thảo, các báo cáo trên diện rộng và chuyên sâu về những

nội dung cơ bản của các hiệp định, những cơ hội và thách thức có liên quan đến lĩnh vực Bƣu chính - Viễn thông và công nghệ thông tin. Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, hội nghị, hội thảo trong và ngoài nƣớc có nội dung tổng quát liên quan đến quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực Bƣu chính - Viễn thông.

Bên cạnh việc tổ chức hội nghị, hội thảo, báo cáo chuyên đề, Bộ Thông tin và Truyền thông cần tổ chức thêm các nguồn thông tin mở rộng nhƣ soạn tài liệu phổ biến chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực Bƣu chính - Viễn thông, đăng tải nội dung cam kết, thỏa thuận trong các hiệp định đã ký về lộ trình mở cửa hội nhập trên báo cáo ngành và mạng thông tin nội bộ đi đôi với việc không ngừng nâng cao năng lực công tác của các cán bộ, nhất là đối với các cán bộ chủ chốt, nắm giữ những vị trí quan trọng trong ngành Bƣu chính - Viễn thông. Đây sẽ là lực lƣợng tiên phong trong quá trình thực hiện cải cách, mở cửa thị trƣờng Bƣu chính - Viễn thông trong nƣớc để hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới.

+ Tăng cƣờng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế phục vụ cho phát triển Viễn thông.

Tiếp tục mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cƣờng các mối quan hệ quốc tế song phƣơng, mở rộng hợp tác đa phƣơng với các tổ chức quốc tế nhằm huy động mọi nguồn lực để phát triển. Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế thu hút đƣợc các nguồn lực tài chính, vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý đào tạo cán bộ…

Đẩy mạnh hợp tác song phƣơng nhằm thu hút mạnh mẽ đƣợc các nguồn đầu tƣ tài chính, chuyển giao công nghệ hiện đại… đồng thời tìm kiếm thị trƣờng chuẩn bị cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam mở rộng hoạt động kinh doanh ra nƣớc ngoài khi mà thị trƣờng dịch vụ viễn thông tự do hoá, mở cửa cho nhiều công ty nƣớc ngoài vào khai thác.

Tích cực tham gia các tổ chức về viễn thông quốc tế: Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), Liên minh Viễn thông khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng (APT), các tổ chức vệ tinh Intelsat, Intersputnik… và các tổ chức phi Chính phủ khác về viễn thông và tần số vô tuyến điện tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam hoạt động trên trƣờng quốc tế, nâng cao vị trí của viễn thông Việt Nam.

Tăng cƣờng và mở rộng quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế và khu vực nhƣ: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)... để huy động vốn phát triển mạng lƣới, dịch vụ tại các doanh nghiệp.

- Tách biệt hoạt động QLNN và hoạt động kinh doanh.

+ Phân định rõ chức năng QLNN và chức năng kinh doanh giữa Bộ

Thông tin và Truyền thông và Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông. Trong suốt

một thời gian dài, Bộ Bƣu chính - Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) luôn coi Tổng công ty Bƣu chính - Viễn thông trƣớc kia (nay là Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông) là một "bộ phận" của Bộ. Lợi ích kinh tế của một số cá nhân trong Bộ Thông tin và Truyền thông cũng gắn với hoạt động của Tập đoàn. Nhiều lần dƣ luận đã phản ánh sự kiêm nhiệm công việc của cán bộ giữa Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông và Bộ; sự luân chuyển cán bộ giữa Bộ và Tập đoàn không thể không khiến dƣ luận băn khoăn về tính minh bạch trong mối quan hệ này. Lợi thế độc quyền mà Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông có đƣợc cũng chủ yếu dựa vào ảnh hƣởng của Bộ. Ví dụ trong một thời gian dài, Bộ Thông tin và Truyền thông áp dụng mức giá thuê kênh viễn thông quốc tế cao đối với các doanh nghiệp viễn thông ngoài Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông. Việc này làm cho các doanh nghiệp mới nhập ngành khó khăn hơn. Tóm lại, khi nào Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông chƣa độc

lập hoàn toàn với Bộ Thông tin và Truyền thông thì các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam rất khó phát triển.

+ Thành lập một cơ quan độc lập quản lý đường trục viễn thông quốc gia

thay cho Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông. Từ trƣớc đến nay, Tập đoàn Bƣu

chính - Viễn thông (gọi tắt là Tập đoàn) đƣợc nhà nƣớc giao độc quyền quản lý hạ tầng mạng viễn thông quốc gia. Đây là một bất cập. Vì Tập đoàn vừa là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, đồng thời cũng là doanh nghiệp cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông khác thuê đƣờng trục viễn thông quốc gia. Tất cả các mạng viễn thông của những doanh nghiệp khác đều phải kết nối với mạng quốc gia. Với lợi thế độc quyền quản lý mạng quốc gia, Tập đoàn đã áp đặt mức giá thuê hạ tầng mạng đối với các doanh nghiệp viễn thông khác không hợp lý, phân bổ hạ tầng mạng không công bằng, sử dụng các Bƣu điện địa phƣơng để hạn chế lƣu lƣợng truyền của các mạng khác... Những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh này của Tập đoàn đã đƣợc phân tích ở chƣơng trƣớc. Và chính sự tập trung quá nhiều chức năng vào Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông đã tạo lợi thế độc quyền cho Tập đoàn chi phối các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông khác. Để giải quyết thực trạng này, nhà nƣớc cần sớm thành lập một cơ quan độc lập quản lý hạ tầng mạng viễn thông quốc gia. Cơ quan này cần công khai hoá các thủ tục kết nối, tạo điều kiện tiếp cận bình đẳng đối với mọi doanh nghiệp viễn thông, không phân biệt đó là doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nào. Đây là một trong những giải pháp nhằm tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh trên thị trƣờng dịch vụ viễn thông Việt Nam.

Một vấn đề nữa liên quan đến hạ tầng mạng viễn thông là việc mở cửa không hạn chế cho tƣ nhân xây dựng hạ tầng. Để xây dựng đƣợc một mạng lƣới viễn thông không phải là vấn đề đơn giản. Các doanh nghiệp phải tốn kém nhiều chi phí đầu tƣ, vận hành. Chƣa kể trƣờng hợp, doanh nghiệp kinh

doanh thua lỗ, không sử dụng hiệu quả mạng lƣới, thì sẽ tạo ra sự lãng phí lớn. Do vậy, thời gian gần đây, một số doanh nghiệp viễn thông có xu hƣớng liên kết, hợp tác với nhau để cùng triển khai xây dựng hạ tầng mạng. Ví dụ rõ nét nhất là liên danh EVN Telecom và Hanoi Telecom. Liên danh này sẽ đầu tƣ khoảng 6.000 tỷ đồng cho triển khai 3G trong ba năm đầu tiên. Khi cung cấp dịch vụ, liên danh sẽ bảo đảm vùng phủ sóng tới 50% dân cƣ[35].

Sự liên kết giữa các doanh nghiệp dùng chung hạ tầng mạng là một yêu cầu tất yếu để giảm thiểu lãng phí. Nhà nƣớc cần khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng giải pháp liên kết sử dụng chung hạ tầng mạng, tránh lãnh phí phƣơng tiện kỹ thuật, đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và hiệu quả cho xã hội cao hơn theo hƣớng:

• Xem xét cho phép các doanh nghiệp áp dụng cơ chế đặc thù về đầu tƣ, đấu thầu trong các trƣờng hợp khẩn cấp để đảm bảo dung lƣợng kết nối mạng giữa các doanh nghiệp.

• Xây dựng và ban hành quy định về kết nối mạng viễn thông công cộng nhằm tạo thuận lợi cho việc ký kết và thực hiện thỏa thuận kết nối giữa các doanh nghiệp.

• Xây dựng và ban hành tiêu chí đánh giá năng lực mạng lƣới và các cơ chế kinh tế, tài chính phục vụ cho việc thực hiện kết nối và giải quyết tranh chấp giữa các doanh nghiệp.

• Đối với một số dịch vụ có mức độ cạnh tranh chƣa cao, xem xét áp dụng cơ chế quản lý phi đối xứng trong kết nối nhằm thúc đẩy cạnh tranh và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới tham gia thị trƣờng.

• Khuyến khích sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet bao gồm: vị trí lắp đặt thiết bị kết nối, thiết bị trung chuyển, ống cáp, bể cáp, cáp, sợi cáp, cột trụ ăng ten, thiết bị phụ trợ trong nhà và các phƣơng tiện khác.

• Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp viễn thông thuê hạ tầng của các ngành khác nhƣ truyền hình, điện lực để thiết lập mạng cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet.

• Từng bƣớc nghiên cứu, xem xét áp dụng phù hợp một số cơ chế đặc biệt tại một số địa bàn và theo những điều kiện nhất định: chuyển vùng giữa các mạng di động (roaming) nhằm phục vụ các nhiệm vụ công ích và an ninh, quốc phòng; phân tách mạch vòng nội hạt (local loop unbundling) nhằm thúc đẩy cạnh tranh và tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời sử dụng dịch vụ.

+ Áp dụng hình thức toà án chuyên trách (độc lập) để giải quyết các vấn

đề liên quan đến viễn thông và công nghệ thông tin. Thời gian vừa qua, do Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông đƣợc coi là một "bộ phận" của Bộ Thông tin và Truyền thông nên các doanh nghiệp viễn thông khác thƣờng ở vào thế yếu hơn (trong việc thoả thuận kết nối với mạng quốc gia...). Cuối năm 2005, Công ty điện tử - viễn thông quân đội Viettel nghi ngờ Bƣu điện tỉnh Ninh Bình ngăn chặn các cuộc gọi của mạng Viettel. Công ty điện tử - viễn thông quân đội Viettel đã kiến nghị lên Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông và Bộ Thông tin và Truyền thông. Bộ Thông tin và Truyền thông đã lập đoàn kiểm tra về Ninh Bình nhƣng cho đến nay vẫn chƣa đƣa ra kết luận rõ ràng. Trƣớc thực trạng này, nhà nƣớc cần áp dụng hình thức toà chuyên trách độc lập (có đại diện các Bộ, ngành, cơ quan chức năng) để giải quyết những vụ việc nảy sinh trên thị trƣờng dịch vụ viễn thông.

+ Tách chức năng công ích ra khỏi chức năng kinh doanh của Tập đoàn

Bưu chính - Viễn thông. Một trong những mục tiêu kinh tế - xã hội của Việt

Nam là xoá dần sự phân biệt giữa các vùng - miền. Viễn thông là một dịch vụ quan trọng không chỉ đối với hoạt động kinh tế ở các đô thị mà với cả vùng sâu, vùng xa. Trƣớc hết, ngành này tạo dựng một trong những kết cấu hạ tầng quan trọng để thu hút các nhà đầu tƣ. Mặt khác, qua một số dịch vụ viễn

thông nhƣ Internet, bà con nông dân có thể học cách canh tác nông nghiệp với những tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới. Và dịch vụ viễn thông còn góp phần thoả mãn nhu cầu tinh thần của ngƣời dân nơi đây. Tuy nhiên, do thu nhập hạn chế và các hoạt động kinh tế chƣa phát triển nên ngƣời dân ở các vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa rất ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ viễn thông. Trong thời gian qua, chính sách phổ cập dịch vụ viễn thông ở Việt Nam đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định. Cuối năm 2005, Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông đã hoàn thành việc kết nối mạng điện thoại đến 100% xã trên toàn quốc. Đây là một nỗ lực lớn của ngành. Ngày 08/11/2004, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Quyết định 191/2004/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ

dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. Theo Pháp lệnh Bƣu chính - Viễn

thông năm 2002 và Quyết định trên, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông có trách nhiệm đóng góp một phần doanh thu cho Quỹ. Đây là một trong những biện pháp tạo nguồn vốn để phổ cập dịch vụ viễn thông. Và việc phổ cập dịch vụ viễn thông đòi hỏi nhà nƣớc phải sử dụng doanh nghiệp viễn thông để phát triển mạng lƣới. Về lý thuyết, nhà nƣớc có thể giao cho một doanh nghiệp nhà nƣớc đảm nhiệm hoặc thuê một doanh nghiệp viễn thông tƣ nhân cung cấp. Tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế của Việt Nam trong những năm qua, nhà nƣớc thƣờng sử dụng Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông nhƣ một công cụ để thực hiện chính sách phổ cập dịch vụ đến vùng sâu, vùng xa. Nhƣ vậy, Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông (gọi tắt là Tập đoàn) vừa hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, vừa hoạt động vì mục tiêu công ích. Vấn đề này tạo ra chính sách bù giá chéo giữa các dịch vụ viễn thông trong Tập đoàn. Tập đoàn vẫn sẽ nhận đƣợc sự bảo vệ từ phía nhà nƣớc và Bộ Thông tin và Truyền thông. Vì vậy, để đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn, nhà nước cần sử dụng cơ chế đấu thầu rộng rãi trong các dự án cung cấp dịch vụ viễn

bình đẳng nhƣ các doanh nghiệp viễn thông khác trong việc tham gia cạnh tranh cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.

- Phát triển thị trường vốn.

Từ trƣớc đến nay, các kênh huy động vốn cho lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của ngành. Trong tƣơng lai, khi thị trƣờng dịch vụ viễn thông của Việt Nam hội nhập quốc tế thì ngành viễn thông sẽ có thể huy động thêm nhiều vốn từ nguồn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, cổ phần hoá doanh nghiệp... Tuy nhiên hiện tại, một trong những giải pháp cần đƣợc chú trọng là phát triển thị trƣờng vốn. Viễn thông là lĩnh vực đòi hỏi lƣợng vốn đầu tƣ lớn. Vì vậy, thị trƣờng vốn có thể cung cấp đủ lƣợng vốn cần thiết cho ngành. Mặt khác, khi doanh nghiệp viễn thông đi vay trên thị trƣờng vốn thì họ sẽ phải quan tâm đến việc hoàn trả cả gốc và lãi. Điều này sẽ tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp tìm ra phƣơng án sản xuất - kinh doanh có hiệu quả hơn.

+ Về vốn trong nƣớc: Cần đẩy mạnh đổi mới doanh nghiệp, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, đầu tƣ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả để tăng nhanh khả năng tích lũy bằng nguồn vốn nội sinh, tái đầu tƣ phát triển. Tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ của mọi thành phần kinh tế trong nƣớc; có giải pháp thích hợp để khuyến khích các ngành, địa phƣơng tham gia phát triển bƣu chính, viễn thông, tin học; xây dựng quỹ phổ cập dịch vụ phục vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước đối với thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam (Trang 115 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)