Nâng cao nhận thức về mối quan hệ biện chứng giữa phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở hải dương (Trang 99 - 101)

3.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa mô

3.3.1. Nâng cao nhận thức về mối quan hệ biện chứng giữa phát triển

kinh tế và môi trường sinh thái, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động về bảo vệ môi trường

Trước đây và ngay cả hiện nay, nhiều người trong chúng ta không biết cách sống bền vững. Sự nghèo khổ buộc con người phải tìm mọi cách để tồn tại như: phá rừng làm nương rẫy, săn bắt chim thú. Những hoạt động đó xảy ra liên tục đã gây tác động xấu đến MTST, làm nghèo kiệt quỹ đất, suy giảm tài nguyên. Nạn đói nghèo thường xuyên xảy ra đối với các nước có thu nhập thấp. Còn những nước có thu nhập cao thì nhu cầu sử dụng tài nguyên ngày càng cao, họ dùng một cách lãng phí quá mức chịu đựng của thiên nhiên nên đã làm ảnh hưởng lớn đến các cộng đồng. Vì lẽ đó, con người nhất thiết phải thay đổi thái độ và hành vi của mình, không những để cho các cộng đồng biết sử dụng bền vững nguồn tài nguyên mà còn để thay đổi các chính sách hỗ trợ về kinh tế và buôn bán trên thế giới.

Mọi người trên hành tinh này, không phân biệt giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, tuổi tác đều cần phải quan niệm đúng đắn giá trị của nguồn TNTN hiện có trên Trái Đất và những tác động của con người đối với chúng. Tình trạng ONMT hiện nay trong các thành phố, trong các khu dân cư, trong đồng ruộng xóm làng đã đến lúc báo động nghiêm trọng. Cùng với đó, sự cạn kiệt, xói mòn của các dạng TNTN cũng đang ảnh hưởng xấu đến cuộc sống cộng đồng. Vì vậy, con người nhất định phải thực hành đạo đức vì cuộc sống bền vững. Mỗi người phải thấy được thái độ đối với môi trường là một giá trị đạo đức.

Trong chiến lược phát triển bền lâu do IUCN, UNEP, WWF soạn thảo xác định: đạo đức tạo nên một cơ sở cho PTBV. Nhu cầu mà con người đòi hỏi được xác định trên cơ sở xã hội và văn hóa, và sự PTBV đòi hỏi sự đề cao các giá trị,

khuyến khích sự chấp nhận những chuẩn về tiêu dùng ở trong giới hạn được chấp nhận về mặt sinh thái và ở trong phạm vi đó thì mọi người đều có quyền mong muốn. Sự vô cùng đa dạng về văn hóa trên thế giới là một nguồn lực sinh động. Nhiều xã hội có những giá trị thúc đẩy hoặc tương hợp với PTBV.

Con người là một thành phần của môi trường và là chủ thể bảo vệ MTST. Ý thức, thái độ, hành vi ứng xử đối với môi trường là một trong những phẩm chất nhân cách của con người. Khi nào con người hiểu hết những giá trị của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống của mình thì mới biết yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, có thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm, lối sống văn hóa đối với thiên nhiên, biết hành động tuân theo quy luật của tự nhiên. Như một nhà sinh thái học đã nói: Con người vẫn chỉ là con người, vẫn chỉ là sự thức dậy của ý thức con người dẫn dắt hành động của họ mới bảo vệ được nguy cơ tàn phá môi trường. Không có cái đó thì dù có một bộ luật BVMT, môi trường vẫn bị tàn phá…

Việc thay đổi thái độ, hành vi của con người đòi hỏi phải có một chiến dịch tuyên truyền đồng bộ. Cần có chương trình giáo dục trong các nhà trường, từ cấp học mẫu giáo, phổ thông đến đại học để mọi người ý thức được rằng: Nếu con người có thái độ, hành vi đúng đắn với môi trường thiên nhiên thì tất nhiên con người sẽ được tận hưởng những vẻ đẹp của thiên nhiên và chính bản thân thiên nhiên sẽ phục vụ lợi ích con người tốt hơn, lâu bền hơn. Nhưng nếu con người có thái độ tàn nhẫn với thiên nhiên, thì lúc nào đó con người sẽ gặp phải những bất hạnh do chính bản thân mình gây ra. Sự TTKT (nếu không đi kèm với BVMT) sẽ nhỏ hơn những mất mát về MTST. Vì lẽ đó mà bất cứ kế hoạch hành động nào trong cuộc sống cũng phải dựa trên những hiểu biết kiến thức đúng đắn về môi trường.

Sự hiểu biết chỉ có được khi tiến hành thường xuyên, lâu dài, ở mọi lúc, mọi nơi những công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật BVMT của nhân dân. Phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục trong Đảng, trong cán bộ và nhân dân về các chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước về BVMT bằng nhiều hình thức phong phú và thường xuyên. Coi trọng việc bồi dưỡng kiến thức, nâng cao tính tự giác, ý thức trách nhiệm về BVMT cho cán bộ và nhân dân, động viên và hướng dẫn nhân dân thực hiện nếp sống hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh công cộng, vệ sinh nguồn nước; Vận động nông dân từng bước chuyển cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, Nhà nước đã có chủ trương hỗ trợ, tỉnh cần có các giải pháp đồng bộ và hỗ trợ

kinh phí để nông dân thực hiện chủ trương này. Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về BVMT; Thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình tiên tiến về công tác BVMT ở địa phương và đơn vị mình.

Cần đưa các nội dung tuyên truyền về môi trường và pháp luật BVMT vào nội dung hoạt động thường xuyên của các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng. Đồng thời, đưa nội dung giáo dục môi trường và chương trình giáo dục môi trường trong các trường học, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường học “Xanh - Sạch - Đẹp” và “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”.

Có giải pháp để triển khai công tác xã hội hóa trong hoạt động BVMT, tạo điều kiện thu hút các dự án về môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh, huy động mọi nguồn lực trong nhân dân tham gia vào hoạt động này. Tất cả các giải pháp phải đi vào chiều sâu, thực chất, không làm theo kiểu phong trào, ngày hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở hải dương (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)