3.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa mô
3.3.4. Bố trí, sử dụng kinh phí và nguồn nhân lực hợp lý cho hoạt động
bảo vệ môi trường
UBND tỉnh cần quan tâm bố trí đầy đủ kinh phí dành cho sự nghiệp BVMT, đúng đối tượng; các cơ quan chuyên môn của tỉnh hướng dẫn để nguồn vốn này được sử dụng đúng và đạt hiệu quả cao trong hoạt động BVMT. Thành lập Quỹ BVMT tỉnh Hải Dương và duy trì hiệu quả hoạt động của Quỹ. Trước mắt cần bố trí đầy đủ kinh phí cho các chương trình và dự án ưu tiên triển khai giải quyết tình trạng ONMT trong 5 năm (2011 - 2015) (có phụ lục chi tiết kèm theo).
Nhân lực có chuyên môn về môi trường có vai trò rất quan trọng trong việc tham mưu giúp các cấp ủy đảng, chính quyền và tổ chức các hoạt động về
môi trường có hiệu quả. Do đó, phải quan tâm xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác BVMT từ tỉnh đến cơ sở; cần bố trí đủ cán bộ có chuyên môn về môi trường cho các cơ quan chuyên môn ở tỉnh; đồng thời mỗi huyện, thành phố ít nhất bố trí được một biên chế có trình độ đại học chuyên ngành về môi trường. Phấn đấu đến năm 2015 mỗi xã bố trí ít nhất một cán bộ chuyên trách làm công tác BVMT có trình độ cao đẳng về quản lý môi trường trở lên.
Mặt khác, phải đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đào tạo cán bộ và chuyên gia về lĩnh vực BVMT. Tích cực tham gia các chương trình hợp tác trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn cho cán bộ, đồng thời để giải quyết các nhiệm vụ BVMT chung của Quốc gia và khu vực.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan chuyên môn về quản lý môi trường. Hàng năm cần dành tỷ lệ phù hợp (tương đương 1% chi ngân sách địa phương trở lên) từ nguồn ngân sách địa phương phục vụ công tác BVMT.
Các huyện, thành phố, thị xã phải quy hoạch quỹ đất cho các công trình xử lý môi trường (trạm xử lý rác thải, bãi chôn lấp rác thải…) và thực hiện các quy hoạch được phê duyệt.