Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở hải dương (Trang 101 - 102)

3.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa mô

3.3.2. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường

Thực hiện PTKT - XH gắn với bảo vệ MTST, bảo tồn ĐDSH, bảo vệ cảnh quan môi trường. Quản lý và khai thác hợp lý các nguồn TNTN, tài nguyên khoáng sản. Khi xây dựng kế hoạch PTKT - XH của tỉnh, của địa phương, đơn vị, xây dựng khu dân cư, khu đô thị, khu CCN, nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, khu du lịch… phải thực hiện nghiêm việc lập báo cáo ĐTM theo Luật pháp quy định. Kiên quyết không cho xây dựng, vận hành, khai thác đối với các cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về BVMT. Các địa phương phải có biện pháp tổ chức cụ thể, có quy chế phối hợp chặt chẽ với các đơn vị đóng trên địa bàn để thu gom và xử lý toàn bộ chất thải bằng những phương pháp thích hợp, hiệu quả. Những cơ sở hiện nay đang gây ONMT nghiêm trọng phải phân công cán bộ trực tiếp theo dõi và chịu trách nhiệm chính và kịp thời có biện pháp để nhanh chóng khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, nếu không có giải pháp khắc phục sẽ kiên quyết di dời hoặc phải thay đổi công nghệ để khắc phục tình trạng ô nhiễm. Áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp.

Phải thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về hoạt động BVMT của mỗi cấp chính quyền được quy định trong Luật BVMT và các nghị định có liên quan.

Các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn tiếp tục thực hiện chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh, yêu cầu các cơ sở sản xuất xi măng tiếp tục triển khai

biện pháp giảm thiểu ONMT về bụi, khí thải; yêu cầu các cơ sở phải lắp đặt hệ thống lọc bụi và khí thải ở tất cả các công đoạn có phát tán bụi và khí thải, quy định thời gian thực hiện nếu không sẽ áp dụng biện pháp tạm đình chỉ sản xuất; đồng thời thường xuyên giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy định này ở các công ty xi măng đã lắp đặt hệ thống xử lý khói, bụi.

Thực hiện sớm việc BVMT tại Bệnh viện đa khoa tỉnh và có giải pháp lâu dài cho khu vực này. Đồng thời ngành y tế tham mưu cho UBND tỉnh để sớm có giải pháp xử lý môi trường cho toàn bộ các bệnh viện trong tỉnh.

Sớm có giải pháp đồng bộ về xử lý rác thải, nước thải của thành phố Hải Dương, trước mắt có phương án xử lý bãi rác Soi Nam đang gây ảnh hưởng đến nguồn cấp nước của nhà máy nước Cẩm Thượng.

UBND tỉnh ban hành những văn bản quy định tiến độ thực hiện các hạng mục công trình xử lý môi trường trong các dự án, kể cả các khu, CCN, kiên quyết không cho phép đi vào sản xuất khi chưa có các công trình xử lý môi trường. Xem xét ban hành cơ chế quản lý các CCN để làm đầu mối thực hiện các vấn đề quản lý Nhà nước trong đó có quản lý về môi trường.

Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát: Các cơ quan chuyên môn về môi trường từ tỉnh đến các huyện, xã phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra các đơn vị trên địa bàn, nhất là các đơn vị có nguy cơ gây ô nhiễm cao; Hội đồng nhân dân các cấp tăng cường các hoạt động giám sát về thực hiện BVMT, kể cả đối với môi trường nông thôn; có biện pháp mạnh xử lý các đơn vị vi phạm, kể cả biện pháp dừng sản xuất.

Tuyên truyền và phổ biến cho nhân dân hạn chế sử dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp, trong nuôi trồng thuỷ sản và bảo quản nông sản thực phẩm; Nghiêm cấm việc săn bắn chim thú trong danh mục cần bảo vệ và nạn đánh bắt có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ, hải sản.

Tạo cơ chế khuyến khích áp dụng công nghệ mới ít gây ONMT tại các làng nghề. Xây dựng khu tập kết chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, đầu tư trang thiệt bị đáp ứng nhu cầu thu gom, phân loại chất thải để không làm ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở hải dương (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)