1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng
1.3.3. Các tác động khác
Ngoài những nhân tố chính trên, giá vàng thế giới còn bị tác động bởi các nhân tố khác như biến động giá dầu và các nhân tố phi kinh tế.
1.3.3.1 Ảnh hưởng của biến động giá dầu
Trung Đông là một khu vực có đặc điểm ưa thích dự trữ tài sản bằng vàng. Vì thế, việc bán dầu của họ cũng gắn với việc mua vàng trên thị trường thế giới. Chính nguồn cung về dầu và nguồn cầu về vàng của khu vực này đều có số lượng lớn chi phối đến giá cả hai mặt hàng và hình thành mối quan hệ về giá. Tại đây, người ta quan tâm đến tỷ lệ “thùng dầu/ounce vàng”
Mặt khác, USD lại chính là đơn vị tiền tệ dùng trên các hóa đơn mua bán dầu hỏa, do đó, mối quan hệ giá vàng – giá dầu hỏa – giá USD lại có xu hướng tác động phức tạp lên nhau. Khi giá dầu thô giảm, các nước tiêu thụ dầu hỏa sẽ giảm được số USD cần cho nhu cầu này, giúp cho các nước đó
giảm được tỷ lệ lạm phát, giá trị đồng bản tệ tăng lên, tức là hối suất so với USD giảm xuống kéo theo sự sụt giảm của giá vàng, và ngược lại.
Trong khi đó, đối với các nước xuất khẩu dầu như Mỹ, khi nguồn thu về dầu hỏa giảm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến giá USD và ảnh hưởng tốt giúp giá vàng tăng lên trên thị trường thế giới. Ngược lại, khi giá dầu tăng do tình hình khủng hoảng chính trị, quân sự tại Trung Đông thì giá vàng sẽ nhạy cảm với cường độ căng thẳng tại vùng này. Lúc đó, không phải giá vàng tăng theo giá dầu mà là cùng với giá dầu chịu ảnh hưởng của các biến cố chính trị. Vì vậy, cần khảo sát các nguyên nhân trực tiếp làm tăng giảm giá dầu để đánh giá các mức độ ảnh hưởng khác nhau làm thay đổi giá vàng.
1.3.3.2 Các nhân tố phi kinh tế
Chiến tranh gây ra những tổn thất không lường và trong lịch sử tiền tệ nhân loại, Mỹ đã phải phá giá đồng tiền và vô hiệu hóa thỏa thuận Bretton Woods để giải quyết hậu quả chiến tranh Việt Nam, giá vàng khi đó đạt mức kỷ lục 875 USD/ounce vào ngày 21/01/1981. Hiện nay, những động thái xấu về chính trị sẽ gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu do mức độ toàn cầu hóa ngày càng cao. Từ đó, làm tăng giá vàng.
Con người đang phải đối mặt với sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Do đó, thiên tai là cụm từ có tác động xấu đến tâm lý, thúc đẩy người tiêu dùng có tâm lý tìm nơi trú ẩn an toàn cho tài sản của mình. Tại những nơi xảy ra thiên tai, giá vàng sẽ có biến động tăng trong ngắn hạn.
Như vậy, các nhân tố chính ảnh hưởng đến giá vàng thế giới bao gồm: cầu vàng của những nhà đầu tư, đầu cơ và chính sách tiền tệ của các quốc gia trước những biến động của nền kinh tế. Nhưng, để dự đoán sự biến động giá vàng trên thế giới rất khó. Vì:
- Vàng là hàng hóa đặc biệt, nó được sản xuất ra để tích lũy và tái sử dụng. Toàn bộ nguồn cung vàng là lượng vàng đã được khai thác từ xưa đến
nay. Hầu như không có cách nào để biết chính xác số lượng vàng trao đổi trên thị trường thế giới, các số liệu nghiên cứu được sử dụng và báo cáo chỉ là ước tính. Ngay trong từng thị trường giao dịch vàng như tại sàn giao dịch vàng London, các giao dịch qua phương thức London Fixes (giá cố định London) cũng được giữ kín;
- Từ những phân tích trên ta thấy, giá vàng chịu sự tác động của nhiều nhân tố ảnh hưởng. Bản thân những nhân tố đó cũng chịu tác động lẫn nhau và chịu sự chi phối của các nhân tố đa dạng khác. Do đó, nhìn tổng thể sự tác động của các nhân tố lên giá vàng thế giới, khó định hướng và định tính. Tại bất kỳ thời điểm nào trong đời sống kinh tế, cũng có những nhân tố làm tăng giá vàng, đồng thời cũng có nhân tố làm giảm giá vàng hoặc làm triệt tiêu một số tác động của nhóm nhân tố khác…;
- Trong bối kinh tế suy thoái, giá vàng càng trở nên nhạy cảm với các thông tin kinh tế, chính trị… và các biến động của thị trường. Những thay đổi ấy, gần như ngay lập tức tác động lên giá vàng. Do đó, việc dự đoán giá vàng với thời gian càng dài thì sai số càng lớn.
CHƢƠNG 2
CÁC NHÂN TỔ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THỊ TRƢỜNG VÀNG TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM