Bối cảnh mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh tế việt nam (Trang 99)

Giá vàng quốc tế năm 2011 chịu tác động lớn từ các tin tức liên quan tới cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu và thỏa thuận nâng trần nợ công Mỹ, được các nhà đầu tư xem là tài sản trú ẩn an toàn nhất trong khủng hoảng nợ công. Tuy nhiên, trong 4 tháng cuối năm 2011, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu, đồng USD đã lên giá so với đồng Euro, khiến các nhà đầu tư mở rộng danh mục đầu tư của mình sang USD, giảm lượng đầu tư vào vàng. Các nhà đầu tư tài chính cũng cần tiền mặt do sự sụp đổ của các thị trường chứng khoán quốc tế vào tháng 10/2011 đã bán mạnh vàng ra thị trường khiến giá vàng giảm, dao động quanh mức 1.600 USD/ounce.

Vàng đã tăng mạnh trở lại vào đầu năm 2012 do những yếu tố nền tảng cho sức mạnh của vàng vẫn tồn tại. FED quyết định giữ lãi suất ở mức gần 0% cho tới cuối năm 2014 do muốn kích cầu cho nền kinh tế, và quan trọng nhất là bỏ ngỏ quyết định sẽ áp dụng nới lỏng định lượng lần 3 (QE3) bằng cách mua thêm trái phiếu kho bạc nếu cần thiết; đây là yếu tố mạnh nhất khiến các nhà đầu tư yên tâm hơn khi tiếp tục đầu tư vào vàng.

Cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu đang tiếp tục trầm trọng thêm và lây lan trong toàn hệ thống khu vực đồng tiền chung Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và các NHTW có thể cũng áp dụng nới lỏng định lượng như FED, tức là sẽ in thêm tiền và gây áp lực lạm phát lâu dài, khiến các nhà đầu tư lo ngại về việc nắm giữ tiền giấy.

Lãi suất cơ bản của hầu hết các nền kinh tế đang có xu hướng tiếp tục giảm hoặc cận kề 0%, giúp chi phí nắm giữ vàng của giới đầu tư tại các nền kinh tế này trở nên không đáng kể.

Chứng khoán thế giới và nhát là của Mỹ đã hồi phục mạnh mẽ trong các tháng đầu năm 2012 nên tiền có thể sẽ được đầu tư trở lại vào vàng để đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Yếu tố căn bản nhất trong dài hạn khiến giá vàng có thể tiếp tục tăng là việc Trung Quốc tiếp tục mua vàng để bổ sung vào quỹ dự trữ ngoại hối của họ để thay thế lượng khổng lồ trái phiếu Mỹ mà họ nắm giữ từ nhiều năm do thặng dư thương mại còn lớn hơn, nhất là với Mỹ. Vì giá trị tiền USD được dự đoán sẽ đi xuống trong dài hạn với các chính sách nới lỏng định lượng đã được FED công bố, Trung Quốc càng có động lực để mua thêm vàng. Họ đã mua rất nhiều vàng qua trung gian của đặc khu Hong Kong để ít bị để ý và tránh ảnh hưởng đến giá vàng thế giới, cũng như thỏa thuận mua hầu hết vàng được các hãng quốc tế sản xuất trong nội địa Trung Quốc. Tuy nhiên, cho tới năm 2011, vàng mới chỉ chiếm 1,8% trong tổng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc – hiện đang được ước tính ở mức 3.200 tỷ USD. Nếu chỉ dự đoán Trung Quốc tăng dự trữ vàng lên tới 5% trong 2 đến 3 năm tới thì ảnh hưởng của Trung Quốc lên giá vàng thế giới không phải là nhỏ.

Như vậy, xu hướng tăng giá trong dài hạn của vàng thế giới vẫn được duy trì và có thể có những kỷ lục giá mới trong năm 2012, mặc dù điều này còn phụ thuộc vào những yếu tố như sức mạnh đồng USD, nhu cầu tăng mức giữ vàng của NHTW Trung Quốc, vàng vật chất của Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ) và diễn biến khủng hoảng nợ Châu Âu. Do đó, trong dài hạn, giá vàng Việt Nam cũng biến động theo xu hướng tăng của giá vàng thế giới. Tuy nhiên, mức độ biến động giá vàng trong nước cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ nội tại nền kinh tế.

Cùng với đà suy thoái và biến động của kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam vẫn trong giai đoạn khó khăn, đồng tiền Việt Nam mất giá, tỷ lệ lạm phát ở mức cao, tăng trưởng kinh tế chậm lại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm từ 6,8% năm 2010 xuống còn 5,9% năm 2011 với nhiều doanh nghiệp thua lỗ, đầu tư kém hiệu quả; thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm, thị trường bất động sản đóng băng. Do đó, vàng vẫn sẽ là kênh đầu tư được nhiều nhà đầu tư lựa chọn trong năm 2012.

NHNN đã ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP, có vai trò như một khung pháp lý quan trọng để thắt chặt việc quản lý thị trường vàng. Tuy nhiên, các nội dung thể hiện trong Nghị định 24/2012/NĐ-CP vẫn còn mang nặng tính hành chính. Giá vàng trong nước có biến động quá chênh lệch so với giá thế giới như các năm trước hay không, phải xem xét tác động của Nghị định 24/2012/NĐ-CP đối với việc quản lý thị trường vàng. Điểm mới của Nghị định 24/2012/NĐ-CP so với Nghị định quản lý kinh doanh trước đây về mặt pháp lý, NHNN là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định (trước đây, NHNN chỉ quản lý các khâu; xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu và sản xuất vàng miếng nên các cửa hàng kinh doanh vàng trang sức trong cả nước vẫn kinh doanh vàng miếng mà không có sự quản lý chặt chẽ), cụ thể:

Thứ nhất, nhà nước công nhận quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân và bảo vệ theo quy định của pháp luật, đồng thời nghiêm cấm việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán. Trong Nghị định cũng nêu rõ: vàng miếng là vàng được dập thành miếng có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và mã ký hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được NHNN cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do NHNN tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, nguyên tắc quản lý là: Nhà nước độc quyền sản xuất vàng

miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.

Thứ hai, NHNN thu hẹp đối tượng được phép kinh doanh mua, bán vàng miếng bằng các quy định rất cao về vốn điều lệ và số thuế đã nộp từ lợi nhuận của việc kinh doanh vàng so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng đang kinh doanh vàng hiện nay. Các quy định về việc quản lý xuất nhập khẩu vàng chặt chẽ hơn; đồng thời nâng cao vai trò và ưu đãi về thuế đối với NHNN trong việc chủ động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu.

Thứ ba, tạo cơ chế cho phép NHNN thực hiện các biện pháp can thiệp bình ổn thị trường vàng khi có diễn biến bất thường thông qua các biện pháp:

- Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung – cầu vàng trong từng thời kỳ;

- Tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp trong từng thời kỳ. Chi phí tổ chức sản xuất vàng miếng được hạch toán vào chi phí hoạt động của NHNN;

- Thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước và tổ chức huy động vàng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ tư, nhà nước thực hiện điều tiết thị trường vàng thông qua chính sách thuế. Ngoài chính sách về thuế xuất, nhập khẩu vàng, Bộ Tài chính và NHNN sẽ phối hợp xây dựng quy định về thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập đối với hoạt động kinh doanh vàng để giảm tính hấp dẫn của việc mua, bán và tích trữ vàng miếng.

Ngoài ra, nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng quy định: các hoạt động kinh doanh vàng bao gồm cả hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản và hoạt động phái sinh về vàng. Tuy nhiên, trong

thông tư 16/2012/TT-NHNN của NHNN ngày 25/5/2012 hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, chưa có hướng dẫn cụ thể về các hình thức kinh doanh trên.

3.2 Định hƣớng phát triển thị trƣờng vàng thời gian tới

Quan điểm chỉ đạo và định hướng phát triển thị trường vàng của nhà nước được thể hiện thông qua các nghị quyết, nghị định và biện pháp điều hành thị trường vàng thời gian qua:

Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về các giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Chính phủ đã chỉ đạo: “Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng; trong quý II năm 2011 trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới“.

Tại kết luận số 02/KL-TW ngày 16/3/2011, Bộ Chính trị chỉ đạo: “tăng cường quản lý thị trường vàng, khắc phục tình trạng đầu cơ, tích trữ, buôn bán trái phép, có lộ trình và biện pháp phù hợp trong từng thời kỳ, đảm bảo lợi ích hợp pháp của người nắm giữ vàng, quan tâm đúng mức đến nhu cầu của người dân và doanh nghiệp để ổn định tâm lý, tránh gây biến động cho thị trường, tổ chức lại thị trường vàng“.

Với các định hướng đó, Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã được ban hành, có hiệu lực từ ngày 25/5/2012.

Việc xóa bỏ hoàn toàn kinh doanh vàng miếng là trái với quy luật thị trường, không khả thi. Tuy nhiên, việc xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng

trên thị trường tự do, đồng nghĩa với vai trò quản lý chặt chẽ của nhà nước đối với thị trường này là hợp lý và khả thi đối với thực tế phát triển thị trường vàng hiện nay của Việt Nam, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Để thực hiện được định hướng trên, trước hết phải huy động hiệu quả nguồn vàng dự trữ trong dân và ổn định giá vàng trong nước. Vì:

Theo ước tính của NHNN, người dân Việt Nam đang giữ khoảng trên 500 tấn vàng, tương đương khoảng 20 tỷ USD. Nếu huy động được lượng vàng này phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện hiện nay sẽ đem lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, phương pháp huy động vàng như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất là một vấn đề lớn.

Thứ nhất, nếu NHNN mua vàng dự trữ trong dân hoán đổi ra ngoại tệ bổ sung cho quỹ ngoại hối dự trữ của nhà nước, về lý thuyết là có cơ sở nếu NHNN mua vàng trong dân tại thời điểm giá vàng trong nước và thế giới ngang bằng nhau. Tuy nhiên, việc NHNN mua vàng dự trữ trong dân có nhiều khó khăn,, trở ngại. Trước hết, việc phát hành tiền ra với số lượng lớn để mua vàng sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng. Việc này có thể chưa phù hợp với chủ trương của nhà nước trong giai đoạn này là tập trung kiềm chế lạm phát.

Thứ hai, sẽ có rủi ro lớn khi NHNN mua vàng dự trữ nếu giá vàng thế giới giảm mạnh như những năm 90. Ví dụ, khi mua vào giá vàng quốc tế là 1.600 USD/ounce, sau 6 tháng giá vàng thế giới giảm xuống còn 800 USD/ounce hoặc 1000 USD/ounce, khi đó số vàng trong kho không thay đổi về số lượng tuyệt đối song về giá trị quy ra ngoại tệ và VND sẽ giảm mạnh. Do đó, nguyên tắc an toàn – một trong ba nguyên tắc quản lý ngoại hối dự trữ của nhà nước sẽ bị ảnh hưởng.

Thứ ba, tâm lý mua vàng tích trữ đề phòng giá cả biến động của người dân đã ăn sâu vào tiềm thức, trở thành thói quen của người dân. Việc huy động mua vàng của người dân vì thế sẽ không dễ dàng nhất là trong tình hình

kinh tế trong nước và quốc tế diễn biến phức tạp, chính trị thế giới thiếu ổn định, lạm phát của nhiều nước gia tăng...

3.3 Một số giải pháp và kiến nghị 3.3.1 Đối với chính sách tỷ giá 3.3.1 Đối với chính sách tỷ giá

Việc ổn định tỷ giá là một bước cơ bản để ổn định kinh tế vĩ mô nói chung và góp phần ổn định giá vàng nói riêng. Năm 2011 chứng kiến sự thành công bước đầu của NHNN trong điều hành chính sách tỷ giá. Tuy nhiên, năm 2012 vẫn là một năm đầy thách thức đối với NHNN trong việc ổn định tỷ giá cũng như thị trường ngoại hối khi mà áp lực tới tỷ giá vẫn hiện hữu. Do đó, một số giải pháp điều hành chính sách tỷ giá 2012 như sau:

Thứ nhất, về cơ chế điều hành tỷ giá: NHNN cần tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt, trong đó tỷ giá VND cần được xác định theo một rổ tiền tệ chủ chốt, không nên chỉ neo VND theo USD. Đồng thời, trong trường hợp cần phải phá giá thì NHNN cũng cần phải điều chỉnh tỷ giá đủ mạnh để tránh tâm lý trông chờ phá giá tiếp và tâm lý đầu cơ của doanh nghiệp, của người dân cũng như các nhà đầu tư;

Thứ hai, về vấn đề định giá cao của VND: Hiện tại, VND đang bị định giá cao so với USD cũng như so với rổ tiền tệ. Chính vì vậy, nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu cũng như giúp gia tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, NHNN cần điều chỉnh dần tỷ giá danh nghĩa USD/VND để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô đề ra;

Thứ ba, về điều hành chính sách tiền tệ nhằm tạo niềm tin của người dân vào giá trị VND: Trong bối cảnh các bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn có thể tiếp tục diễn ra trong năm 2012 thì NHNN cần tiếp tục nhất quán mục tiêu của chính sách tiền tệ, nên thiên về ổn định vĩ mô nhằm đạt mức lạm phát mục tiêu hơn là mục tiêu tăng trưởng kinh tế ít nhất là trong giai đoạn này. Theo đó, NHNN cần đảm bảo sự nhất quán xuyên suốt các mục tiêu của chính sách

tiền tệ như lãi suất, tín dụng, tổng phương tiện thanh toán, tỷ giá. Bởi vì chỉ có vậy mới có thể làm gia tăng niềm tin của người dân vào giá trị VND.

3.3.2 Xuất nhập khẩu vàng

Trong Nghị định 24/2012/NĐ-CP, việc xuất nhập khẩu vàng vẫn được quản lý bằng cơ chế “xin – cho”, cấp phép. Điều này sẽ gây chậm trễ trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường như các đợt sốt giá vàng thời gian qua. Mặt khác, còn tạo cơ hội cho buôn lậu và đầu cơ làm lũng đoạn thị trường vàng, càng khó khăn cho việc quản lý.

Do đó, NHNN nên trực tiếp làm đầu mối nhập khẩu vàng nguyên liệu thay vì cấp quota hay cấp phép cho các đầu mối nhập khẩu vàng như hiện nay, vừa tạo cơ chế xin – cho, vừa gây áp lực lên thị trường ngoại hối khi phó mặc nguồn ngoại tệ để nhập khẩu vàng cho các doanh nghiệp đầu mối tự lo; bên cạnh đó có cơ sở để kiểm soát và ngăn chặn hiện tượng nhập lậu vàng;

Đối với vàng xuất khẩu, Nhà nước áp dụng thuế cao (10%) đối với sản phẩm vàng có hàm lượng vàng trên 80% (tương đương với vàng 18K) nhằm tránh tình trạng nguồn vàng nguyên liệu bị xuất ra khỏi Việt Nam khi giá vàng Việt Nam thấp hơn giá vàng thế giới. Tuy nhiên, việc quy định đánh thuế theo hàm lượng vàng này sẽ gây gian lận thương mại: nhà sản xuất có thể hạ thấp tuổi vàng để trốn thuế, gây khó khăn cho việc quản lý, kiểm soát. Do đó, nhà nước nên áp thuế đối với tất cả các sản phẩm vàng xuất khẩu. Tùy từng giai đoạn phát triển kinh tế và chính sách quản lý ngoại hối cũng như tỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh tế việt nam (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)