Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH xây dựng thương mại và quảng cáo hoài an (Trang 43 - 47)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu

2.2.1. Phƣơng pháp xử lý thông tin

Khi đã thu thập đƣợc đầy đủ dữ liệu thực tế tại Công ty TNHH Xây dựng Thƣơng mại và Quảng cáo Hoài An tác giả đã tiến hành xử lý dữ liệu thực tế.

Đối với các dữ liệu đã thu thập tại phòng kế toán, tổ chức, kinh doanh tác giả đã xem xét, phân loại và sử dụng một cách hợp lý.

Do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đa dạng nhiều lĩnh vực. Vì vậy tài liệu thu đƣợc tác giả phải sắp xếp, chọn lọc và tập hợp thành bảng

biểu để thuận tiện cho công tác tổng hợp, phân tích, nhận xét và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty.

2.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu

2.2.1.1. Phƣơng pháp thống kê mô tả

Từ các số liệu đã thu thập đƣợc, tác giả xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích, số liệu điều tra đƣợc xử lý bằng Excel. Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng là số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình các chỉ tiêu phân tích.

2.2.2.2. Phƣơng pháp so sánh

Là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến nhất để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hƣớng mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Phƣơng pháp này đƣợc tác giả áp dụng chủ yếu ở Chƣơng 3, qua so sánh các chỉ tiêu giữa các năm, so sánh một số công ty cùng quy mô tài sản, so sánh các chỉ tiêu của Công ty với trung bình ngành. Khi sử dụng phƣơng pháp này cần chú ý đến các nội dung sau:

Tiêu chuẩn so sánh: Trong phân tích, thƣờng dùng các gốc so sánh.

Gốc so sánh là số liệu kỳ trƣớc, số liệu trung bình ngành, số liệu kế hoạch.

Điều kiện so sánh

 Điều kiện so sánh theo thời gian: Các chỉ tiêu phân tích phải thống nhất về nội dung kinh tế, phƣơng pháp tính toán, thời gian và đơn vị đo lƣờng.

 Điều kiện so sánh theo không gian: khi so sánh giữa các doanh nghiệp thì ngoài các điều kiện nêu trên cần đảm bảo các doanh nghiệp phải có cùng loại hình kinh doanh và quy mô là nhƣ nhau.

Kỹ thuật so sánh: Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu khác nhau,

 So sánh bằng số tuyệt đối: Sử dụng hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy mức độ đạt đƣợc về số lƣợng, quy mô của chỉ tiêu phân tích.

Dy = Y1 – Yo

Trong đó: Yo: chỉ tiêu năm trƣớc Y1: chỉ tiêu năm sau

Dy: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trƣớc của các chỉ tiêu, cho thấy sự biến động về mặt số lƣợng các chỉ tiêu qua các năm phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

 So sánh bằng số tƣơng đối: Sử dụng thƣơng số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Việc phân tích này biểu hiện mối quan hệ, tốc độ phát triển,… của chỉ tiêu phân tích tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm.

Dy = x 100%

Trong đó: Yo: Chỉ tiêu năm trƣớc. Y1: Chỉ tiêu năm sau.

Dy: tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phƣơng pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

 So sánh bằng số bình quân: Số bình quân phản ánh mặt chung nhất của hiện tƣợng, bỏ qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu

thành hiện tƣợng đó. Hay nói một cách khác, số bình quân đã san bằng mọi chênh lệch về trị số của chỉ tiêu.

2.2.2.3. Phƣơng pháp loại trừ

Phƣơng pháp loại trừ là phƣơng pháp nhằm xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, bằng cách khi xác định sự ảnh hƣởng của nhân tố này thì loại trừ ảnh hƣởng của các nhân tố khác. Với việc áp dụng phƣơng pháp loại trừ vào công tác phân tích sẽ giúp cho nhà phân tích phát hiện nhân tố ảnh hƣởng chủ yếu đến đối tƣợng nghiên cứu. Từ đó thấy đƣợc những lợi thế hay bất lợi hiện tại của doanh nghiệp mà có những định hƣớng phát triển trong tƣơng lai.

2.2.2.4. Phƣơng pháp DUPONT

Phƣơng pháp này cho biết mối quan hệ tƣơng hỗ giữa các chỉ số tài chính. Bên cạnh đó phƣơng pháp này còn chỉ rõ các nhân tố trong từng thành phần tác động nhƣ thế nào đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Phân tích DUPONT cho phép xác định và đánh giá chính xác nguồn gốc làm thay đổi lợi nhuận của doanh nghiệp.

Phƣơng pháp phân tích tài chính Dupont còn đƣợc gọi là phân tích tách đoạn, đƣợc thực hiện bằng cách tách ROA thành các nhân tố khác nhau, nhằm phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố đó tới hiệu quả sử dụng tài sản và cho phép đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng tới kết quả kinh doanh.

Trong phân tích mô hình Dupont cụ thể nhƣ sau:

Tỷ suất sinh lời của tài sản ROA = LNST

Tài sản bình quân=

LNST Doanh thu×

Doanh thu Tài sản bình quân

Tỷ suất sinh lời của tài sản

(ROA) =

Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) ×

Số vòng quay của tài sản bình quân

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƢƠNG MẠI VÀ QUẢNG CÁO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH xây dựng thương mại và quảng cáo hoài an (Trang 43 - 47)