Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH xây dựng thương mại và quảng cáo hoài an (Trang 87 - 90)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Xây dựng

4.2.3. Một số giải pháp khác

4.2.3.1. Nâng cao năng lực quản lý tài sản thông qua công tác bồi dưỡng cán bộ, đào tạo và hướng dẫn công nhân.

Chất lƣợng của các quyết định quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý tài sản nói riêng ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng tài sản. Trong khi đó, năng lực của các cán bộ quản lý rất quan trọng trong việc đƣa ra

những quyết định sẽ đảm bảo cho chất lƣợng của các quyết định này đạt hiệu quả cao nhất.

Là một giải pháp định tính, nâng cao năng lực quản lý tài sản thông qua công tác bồi dƣỡng cán bộ là một vấn đề mà dƣờng nhƣ mọi doanh nghiệp Việt Nam đều quan tâm.

Để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý tài sản. Công ty có thể đƣa ra những ƣu đãi trong tuyển dụng (về lƣơng bổng, trợ cấp, về thời gian công tác,…) nhằm thu hút nguồn nhân lực thực sự có chất lƣợng cao đảm nhiệm công tác quản lý kinh doanh nói chung và quản lý tài sản nói riêng. Từ đội ngũ cán bộ hiện tại (ƣu thế là có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong nghề). Công ty thƣờng xuyên tổ chức bồi dƣỡng, nâng cao năng lực làm việc. Đối với đội ngũ công nhân cần đƣợc hƣớng dẫn và đào tạo về nghiệp vụ quản lý và sử dụng tài sản trong quá trình làm việc để đảm bảo nâng cao tay nghề, trình độ nghiệp vụ chuyên môn và kinh nghiệm. Định kỳ hàng tháng có bộ phận chuyên môn đi kiểm tra đánh giá và đƣa ra giải pháp hoàn thiện.

4.2.3.2. Tìm kiếm, mở rộng thị trường, tăng mạnh thị phần với sản phẩm mũi nhọn.

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, công ty cần tích cực khai thác, tìm kiếm thị trƣờng, mở rộng thị trƣờng để nâng cao thị phần nhằm mang lại lợi nhuận vững chắc hơn. Để đạt đƣợc mục đích đó, công ty cần phải nâng cao sức cạnh tranh của mình hơn nữa trƣớc những yêu cầu và thách thức của quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Trƣớc hết, cần nhanh chóng tìm ra các giải pháp nhằm giảm chi phí đầu vào để giảm giá thành tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm. Việc xây dựng các giải pháp giảm chi phí đầu vào, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của công ty cần:

- Xây dựng kế hoạch mua bán vật tƣ tốt, chủ động tìm kiếm nguồn vật tƣ có giá cả cạnh tranh, chất lƣợng đảm bảo với điều kiện tín dụng tốt.

- Xây dựng định mức sử dụng, kiểm soát chặt chẽ tránh lãng phí. - Xây dựng chính sách bán hàng, chính sách tín dụng hợp lý, cạnh tranh và đa dạng để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh về chất lƣợng và dịch vụ.

- Chủ động hội nhập quốc tế, sẵn sàng nắm bắt các cơ hội và thích ứng với những thay đổi của thị trƣờng nhất là khi Việt Nam tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế.

- Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực đồng bộ, có tri thức hiện đại và làm chủ khoa học công nghệ, kỹ thuật mới. Xây dựng tác phong chuyên nghiệp cho ngƣời lao động.

Bên cạnh đó công ty phải nghiên cứu thị trƣờng và phát triển mạnh mẽ những sản phẩm mũi nhọn, có lợi thế cạnh tranh, có hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu sản xuất những mặt hàng kém hiệu quả, lợi nhuận thấp...

4.2.3.3. Tăng cường huy động vốn, tìm nguồn vốn, huy động vốn với chi phí thấp nhất

Để mở rộng quy mô sản xuất – kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh cũng nhƣ khẳng định vị thế của mình trên thị trƣờng thì nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp là rất lớn. Do đó, để có thể huy động đƣợc vốn với chi phí thấp nhất, trƣớc hết Công ty cần phải đa dạng hoá phƣơng thức huy động vốn, nhƣ:

Mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng để có nhiều cơ hội lựa chọn nguồn tài trợ với chi phí thấp nhất. Đồng thời tuỳ từng thời điểm, từng mục đích sử dụng và nhu cầu vốn khác nhau, Công ty có thể sử dụng linh hoạt hình thức vay dài hạn, ngắn hạn, vay theo hợp đồng, vay theo hạn mức tín dụng,…tuỳ theo tình hình biến động lãi suất trên thị trƣờng tiền tệ.

4.2.3.4. Cần đẩy mạnh hàng bán ra thu hút nhiều khách hàng trên cơ sở chất lượng hàng hoá tốt, giá cả và số lượng đảm bảo

Trong thị trƣờng cạnh tranh thì đây là yếu tố vô cùng quan trọng, nó không chỉ ảnh hƣởng đến tình hình kinh doanh trƣớc mắt mà còn ảnh hƣởng về lâu dài. Với tƣ cách là một nhà trung gian phân phối, công ty cần chủ động hƣớng tới kinh doanh những mặt hàng có uy tín về chất lƣợng và giá cả. Với các mặt hàng mà công ty giữ độc quyền phân phối thì cần phải có chiến lƣợc giá phù hợp, đảm bảo mức giá hợp lý để kích thích đƣợc nhu cầu tiêu dùng.

Bên cạnh những mặt hàng chất lƣợng cao nhƣng giá đắt thì công ty cũng cần kinh doanh những sản phẩm có giá rẻ để phục vụ những khách hàng có thu nhập thấp. Thị trƣờng Việt Nam phần lớn là những ngƣời có thu nhập thấp hay nói cách khác thị trƣờng của những sản phẩm giá rẻ là rất rộng lớn, công ty cần đẩy mạnh khai thác thị trƣờng này.

Ngoài việc đảm bảo chất lƣợng sản phẩm và giá cả, công ty cần phải đảm bảo về mặt số lƣợng cho khách hàng. Hầu hết các mặt hàng mà công ty kinh doanh đều đƣợc đóng thành kiện, thành lô. Việc kiểm tra về mặt số lƣợng khi giao nhận hàng là rất khó khăn nên trong quan hệ mua bán này chữ tín phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Khi xảy ra sự sai sót nhƣ là hàng giao cho khách hàng bị thiếu hụt thì công ty cần phải có trách nhiệm đền bù sau đó phản ánh lên nhà cung ứng để họ xem xét bồi thƣờng lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH xây dựng thương mại và quảng cáo hoài an (Trang 87 - 90)