Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH xây dựng thương mại và quảng cáo hoài an (Trang 84 - 87)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Xây dựng

4.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Tài sản cố định chiếm gần nhƣ toàn bộ trong cơ cấu tài sản dài hạn của Công ty. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn cần phải đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý và sử dụng tài sản cố định.

4.2.2.1. Hoàn thiện quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ.

Công tác đầu tƣ mua sắm mới TSCĐ là hoạt động trực tiếp ảnh hƣởng đến năng lực sản xuất của công ty. Hơn nữa, đó là sự bỏ vốn đầu tƣ dài hạn, ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của công ty, do vậy quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ là một vấn đề quan trọng cần phải đƣợc phân tích kỹ lƣỡng. Trƣớc khi ra quyết định, việc kế hoạch hoá đầu tƣ mới TSCĐ là cần thiết để xác định chính xác nhu cầu cho từng loại TSCĐ phục vụ cho nhiệm vụ sản

xuất của công ty, sẽ tạo điều kiện cho công ty chủ động huy động nguồn tài trợ phục vụ cho hoạt động đó.

Tuy nhiên, do số lƣợng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của công ty phụ thuộc vào đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký kết, đồng thời căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ ở từng thời kỳ. Điều này gây nên khó khăn cho việc bố trí sử dụng TSCĐ một cách hợp lý, gây cản trở cho hoạt động kế hoạch hoá và đầu tƣ mới TSCĐ.

Ngoài việc lên kế hoạch đầu tƣ TSCĐ, công ty cần nâng cao hiệu quả trong công tác tiến hành thẩm định các dự án đầu tƣ, xây dựng để đƣa ra đƣợc những quyết định tối ƣu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các TSCĐ đầu tƣ mới.

Giải pháp này sẽ giúp Công ty:

- Từ mục tiêu đề ra trong kế hoạch, Công ty có thể chủ động sử dụng các TSCĐ hiện có vì chúng đƣợc xác định rõ sẽ phục vụ cho mục đích gì, trong bao lâu.

- Có thời gian chuẩn bị và tìm kiếm đối tác nhằm đảm bảo TSCĐ đƣợc mua sắm, xây dựng hiện đại, chất lƣợng tốt, giá thành hợp lý.

- Qua việc lập kế hoạch đầu tƣ máy móc thiết bị, Công ty có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo lao động cho phù hợp, sử dụng thành thạo TSCĐ trong tƣơng lai và từ đó hiệu quả sử dụng tài sản cố định đƣợc nâng cao.

- Đƣa ra quyết định đúng đắn cho việc đầu tƣ mua TSCĐ mới, tránh lãng phí vốn đầu tƣ.

4.2.2.2.Tăng cường đổi mới công nghệ, quản lý sử dụng và bảo dưỡng TSCĐ.

Việc tăng cƣờng công tác quản lý sử dụng, bảo dƣỡng, đổi mới công nghệ TSCĐ là một yếu tố quan trọng giúp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty đƣợc liên tục, năng suất lao động sẽ đƣợc nâng cao kéo

theo giá thành sản phẩm giảm và nhƣ vậy tạo lợi thế về chi phí cho sản phẩm của Công ty có thể cạnh tranh trên thị trƣờng.

Công ty phải không ngừng thực hiện việc chuyển giao công nghệ để cải tiến công nghệ đầu tƣ máy móc thiết bị hiện đại của nƣớc ngoài. Có nhƣ vậy, các TSCĐ mới phát huy tác dụng nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng cao và tạo vị thế trên thị trƣờng.

Giải pháp này sẽ giúp Công ty:

- Nắm bắt thông tin, tình trạng kỹ thuật và sức sản xuất của TSCĐ hiện có. Qua đó có thể lên kế hoạch đầu tƣ, đổi mới TSCĐ cho phù hợp với mục tiêu sản xuất trong tƣơng lai.

- Đảm bảo an toàn cho TSCĐ trong Công ty và góp phần giảm chi phí quản lý.

- Giúp cho TSCĐ luôn hoạt động liên tục với công suất cao, tạo ra sản phẩm chất lƣợng tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng tính cạnh tranh. 4.2.2.3. Thanh lý, xử lý các TSCĐ không dùng đến.

Hiện nay, do những nguyên nhân có thể là chủ quan chẳng hạn nhƣ bảo quản, sử dụng kém làm cho tài sản bị hƣ hỏng hoặc khách quan tạo ra nhƣ thay đổi nhiệm vụ sản xuất mà không cần dùng. Việc giữ nhiều TSCĐ không dùng đến sẽ dẫn đến vốn sẽ bị ứ đọng gây lãng phí trong khi doanh nghiệp lại đang rất cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, công ty cần xác định nguyên nhân dẫn đến việc ứ đọng TSCĐ để cần nhanh chóng thanh lý những TSCĐ đã bị hƣ hỏng, đồng thời có kế hoạch điều phối TSCĐ không có nhiệm vụ sản xuất cho nơi khác sử dụng.

Điều này sẽ giúp công ty:

- Tránh việc ứ đọng vốn, thu hồi đƣợc phần nào vốn đầu tƣ bỏ ra.

- Tạo điều kiện để mua sắm những TSCĐ mới thay thế, nâng cao đƣợc năng lực sản xuất.

4.2.2.4 .Hoàn thiện công tác quản lý và công tác kế toán TSCĐ.

- Tiếp tục thực hiện quy chế quản lý tài chính kế toán về quản lý sử dụng TSCĐ.

- Công tác lập kế hoạch khấu hao cần phải đƣợc tính toán chính xác và chặt chẽ hơn tránh việc thu hồi không đủ vốn đầu tƣ ban đầu.

- Công ty cần tiến hành đánh giá lại TSCĐ một cách thƣờng xuyên và chính xác. Hiện nay do khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ làm cho các TSCĐ không tránh khỏi sự hao mòn vô hình. Đồng thời, với một cơ chế kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay giá cả thƣờng xuyên biến động. Điều này làm cho việc phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách kế toán bị sai lệch đi so với giá trị thực tế. Việc thƣờng xuyên đánh giá lại TSCĐ sẽ giúp cho việc tính khấu hao chính xác, đảm bảo thu hồi vốn và bảo toàn vốn cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hoặc có những biện pháp xử lý những TSCĐ bị mất giá nghiêm trọng, chống thất thoát vốn.

Giải pháp này giúp Công ty:

- Có thông tin chính xác tình hình TSCĐ, tạo điều kiện cho việc đánh giá năng lực sản xuất thực của TSCĐ hiện có, từ đó đƣa ra những quyết định đổi mới TSCĐ hợp lý.

- Qua số liệu chính xác, Công ty có thể tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty, từ đó đƣa những giải pháp tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH xây dựng thương mại và quảng cáo hoài an (Trang 84 - 87)