2.3.2. Khảo sát ảnh hưởng của thể tích axit babituric đến độ hấp thu của hợp chất tạo thành giữa p – toluidin, axit babituric và HMF
Để khảo sát ảnh hưởng của axit babituric đến độ hấp thu của của hợp chất tạo thành giữa p – toluidin, axit babituric và HMF chúng tôi tiến hành hút thể tích axit babituric 0,05 M từ 0,1 mL đến 10 mL, giữ cố định 0,5 mL p-toluidin 1 M và 5 mL HMF (thay đổi nồng độ 30 ppm, 40 ppm, 50 ppm). Định mức 25 mL và đo độ hấp thu của của hợp chất giữa p – toluidin, axit babituric và HMF ở bước sóng đã tối ưu ở trên.
2.3.3. Khảo sát ảnh hưởng của thể tích p-toluidin đến độ hấp thu của hợp chất tạo thành giữa p – toluidin, axit babituric và HMF tạo thành giữa p – toluidin, axit babituric và HMF
Để khảo sát ảnh hưởng của p - toluidin đến độ hấp thu của của hợp chất giữa p – toluidin, axit babituric và HMF chúng tôi tiến hành hút thể tích p – toluidine 1 M từ 0,1 mL đến 10 mL, giữ cố định thể tích axit babituric 0,05 M đã tối ưu ở trên và 5 mL hydroxymethylfurfural (thay đổi nồng độ 30 ppm, 40 ppm, 50 ppm). Cho vào bình định mức 25 mL và đo độ hấp thu của hợp chất giữa p – toluidin, axit babituric và HMF ở bước sóng đã tối ưu ở trên.
2.3.4. Khảo sát thời gian phản ứng và thời gian bền màu của hợp chất tạo thành giữa p – toluidin, axit babituric và HMF giữa p – toluidin, axit babituric và HMF
Để khảo sát thời gian phản ứng và thời gian bền màu của hợp chất tạo thành giữa p – toluidin, axit babituric và HMF chúng tôi tiến hành hút p – toluidin 1 M và
axit babituric 0,05 M theo thể tích đã tối ưu ở trên cho tạo phức với 5 mL hydroxymethylfurfural có 2 nồng độ là 50, 100 ppm. Đo độ hấp thu của hợp chất tạo thành giữa p – toluidin, axit babituric và HMF theo các khoảng thời gian.