Các đại lượng thường dùng trong phương pháp trắc quang

Một phần của tài liệu Xác định HMF bằng pp trắc quang với thuốc thử p toluidin (Trang 27 - 28)

1.3.3.1. Độ truyền qua

Độ truyền qua (hay còn gọi là độ truyền quang, độ truyền suốt) là tỷ lệ giữa hai chùm tia ló ra I và tia tới Io, ký hiệu là T. Độ truyền qua T phụ thuộc vào, là đại đại lượng không có thứ nguyên, không có cộng tính. Độ truyền qua T biểu thị độ trong suốt của dung dịch màu khỏa sát ứng với bước song đã cho . T biến thiên từ 0 đến 100 (%). T = 1 thì dung dịch trong suốt ở bước sóng khảo sát. T = 0 thì dung dịch đen tuyệt đối.

1.3.3.2. Độ hấp thu A

Đại lượng lgI0

I gọi là mật độ quang D hay độ hấp thu của dung dịch A

0

lgI 2 lg(% )

A lC T

I

   

Đây là dạng khác của biểu thức toán học của định luật Bougher - Lambert – Beer. A phụ thuộc vào  , tỷ lệ với C, l. A là đại lượng không thứ nguyên. Nếu không có yếu tố làm sai lệch mối quan hệ giữa A và C thì sẽ có phản ứng tuyến tính và đồ thị phụ thuộc A = f(C) khi l =const là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

1.3.3.3. Hệ số tắt phân tử gam hay hệ số hấp thu phân tử gam (ε)

Hệ số hấp thu phân tử ε ( A

lC

  ) thể hiện bản chất của khả năng hấp thu của dung dịch nên ε không phụ thuộc vào nồng độ C, bề dày lớp dung dịch l và thể tích của dung dịch mà chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất màu, bản chất dung môi, độ dài của bước sóng ánh sáng tới, chiết suất của dung dịch hay chỉ số khúc xạ, nhiệt độ của dung dịch. Người ta thường dung ε để đánh giá độ nhạy của phản ứng màu vì ε và C tỷ lệ nghịch với nhau. Nghĩa là hợp chất màu có ε càng lớn ta sẽ đo được C càng nhỏ, phản ứng càng nhạy. Đồng thời ε còn dùng để so sánh các hợp chất màu với nhau.

Một phần của tài liệu Xác định HMF bằng pp trắc quang với thuốc thử p toluidin (Trang 27 - 28)