Điều khiển bàn đạp chân ga:

Một phần của tài liệu Hệ thống phanh ABS trên ô tô (Phần 1/6) docx (Trang 29 - 30)

Để đảm bảo bàn đạp chân ga không chịu ảnh hưởng của liên kết cơ khí với bướm ga khi người lái tăng ga trên động cơ xăng (hay liên kết cơ khí với thanh răng của bơm cao áp trong động cơ diezel) hệ thống EMS bố trí cơ cấu điều khiển điện tử công suất động cơ. EMS cung cấp thêm lệnh điều khiển từ ECU-EMS các giá trị thích hợp của vị trí của bàn đạp chân ga sao cho: giống như sự điều khiển của người lái. Tên gọi của thiết bị tuỳ thuộc vào phương pháp điều khiển công suất động cơ.

+Với động cơ diezel có tên EDC (Electronic Diezel Control

+ Với động cơ xăng – EGAS hay ETC (Electronic Throttle Control)

Trên một số động cơ xăng sử dụng phương pháp điều khiển bướm ga phụ. Bướm ga phụ mô tơ điều khiển với cảm biến. Bướm ga phụ được lắp trước bướm ga chính. Bình

thường bướm ga phụ mở hoàn toàn, bướm ga chính điều khiển chế độ hoạt động của động cơ. Khi sử dụng ở chế độ TRC, bướm ga chính mở hoàn toàn, sự hoạt động của động cơ phụ thuộc vào vị trí làm việc của bướm ga phụ.

Vị trí bàn đạp chân ga được nối với cảm biến vị trí chân ga (dạng điện trở biến thiên), và chuyển thành tín hiệu ra (thay đổi cường độ dòng điện), cùng với các tín hiệu khác (chẳng hạn: nhiệt độ, số vòng quay…) đưa tới bộ điều khiển điện tử của EMS (với các giá trị được lập trình sẵn) xác định hiệu điện thế điều khiển mô tơ bước. Mô tơ bước tiếp nhận tín hiệu điều khiển vị trí bướm ga hay vị trí thanh răng của bơm cao áp. Vị trí của bướm ga hay vị trí thanh răng của bơm cao áp lại được cung cấp ngược lại cho bộ điều khiển điện tử.

Hệ thống điều khiển có thể thực hiện hoàn toàn theo điều khiển điện tử gián tiếp (chẳng hạn trên động cơ diezel). Hệ thống có 1 bướm ga điều khiển công suất động cơ bằng các thay đổi lượng cấp nhiên liệu. Thanh răng được dịch chuyển bằng một mô tơ điện DC (mô tơ bước).

Trên ô tô con BMW với hệ thống ABS có ASR2 (thế hệ thứ hai, sản xuất năm 1992) sử dụng linh kiện điện tử tổ hợp sẵn của hãng BOSCH. Bộ điều khiển công suất động cơ được thực hiện với mục đích chính là đảm bảo ổn định chuyển động. Theo yêu cầu trước hết cần giảm nhỏ góc đánh lửa sớm. Nếu không giảm được độ trượt của bánh xe, sẽ dẫn tới giảm xung đánh lửa và tiếp theo là rút ngắn thời gian phun nhiên liệu (tất nhiên chỉ phù hợp với hệ thống phun nhiên liệu Motronic). nếu như cần tăng công suất, hệ thống đánh lửa, góc phun sớm lại từ từ tăng trở lại tới giá trị tối ưu theo quan điểm công suất và thân thiện môi trường.

Một phần của tài liệu Hệ thống phanh ABS trên ô tô (Phần 1/6) docx (Trang 29 - 30)