Khái niệm cơ sở về TRC:

Một phần của tài liệu Hệ thống phanh ABS trên ô tô (Phần 1/6) docx (Trang 27 - 29)

Ngày nay tuỳ theo mức độ hoàn thiện chất lượng kéo của ô tô, hệ thống ABS + TRC có thể bao gồm:

+ ABS: Bộ tự động điều khiển lực phanh 4 kênh độc lập + ASR: Bộ điều khiển chống trượt quay (Anti Spin Regulator)

+ EMS: Bộ điều khiển công suất động cơ (Electronic Engine-Mangement System). + MSR: Bộ điều khiển khoá vi sai bên trong hệ thống truyền lực (Automatic Barking Differentia).

Sự trượt quay xảy ra khi mômen từ động cơ truyền bánh xuống bánh xe vượt quá giới hạn mômen bám tại bánh xe. Sự trượt quay xảy ra tương tự như sự trượt lết khi phanh, sự trượt quay cũng có tác động xấu tới khả năng bám của bánh xe, đồng thời gây nên tiêu thụ nhiên liệu vô ích, làm mất khả năng điều khiển hướng chuyển động và gay mài mòn nhanh lốp.

Do vậy trên xe trang bị ABS+TRC có khả năng điều chỉnh tức thời mô men chủ động theo khả năng bám của bánh xe với mặt đường (tức là làm tốt các yês tố động lực của ôtô) do vậy các thiết bị TRC chỉ được bố trí cho các bánh xe chủ động.

Nguyên lý cơ bản của TR C có thể mô tả trên hình 1.

Khi ô tô chuyển động, mô men truyền xuống bám trục được coi 100%, khả năng bám trên nền chỉ bằng 30%, bánh xe sẽ bị trượt quay với hệ số trượt lớn, xe không chuyển động bằng công suất từ động cơ truyền xuống, mà chỉ bằng giá trị lực kéo do bám tác động (30%). Nhờ thiết bị TRC, tại bán trục và cơ cấu phanh, tạo nên sự giảm khoảng 70% mô men chủ động, bánh xe sẽ không còn bị trượt lớn.

Mô men cần giảm là mô men điều chỉnh, điều này được thực hiện bằng cách.

- Giảm mô men truyền từ động cơ tới bánh xe chủ động bằng thiết bị điều khiển điện tử EMS.

- Tạo lực phanh tại bán trục thông qua cơ cấu phanh có ABS. Nhiệm vụ tạo thêm lực phanh đối với bánh xe chủ động, cần thực hiện với phương thức.

+ Phanh nhẹ cho bánh xe chủ động lại cơ cấu phanh, với thiết bị có tên gọi là ASR. + Phân chia lại mô men truyền qua cơ cấu phanh, với thiết bị khoá liên kết vi sai ABD. Muốn làm việc ở chế độ TRC cần thiết phải có cơ cấu kích hoạt chuyển sang chế độ có TRC. Các loại đèn báo của xe có ABS+TRC trên bảng tablo của một xe con.

Người lái xe điều khiển ô tô trên đường, khi thấy tác động của việc nhấn sâu chân ga không có hiệu quả tăng tốc độ chuyển động của ô tô hay đèn báo trượt 5 sáng, sẽ sử dụng một phím ấn kích hoạt TRC, đèn TRC sáng, xe chuyển sang chế độ làm việc có TRC. Khi độ trượt bánh xe trở lại phạm vi độ trượt tối ưu (trở lại chế độ chuyển động trên đường tốt) để phát huy tốc độ ô tô tự động nhả phím ấn (hoặc do người lái nhả phím ấn) khi đó ô tô chỉ hoạt động ở chế độ phanh ABS. Ở chế độ hoạt động này, chức năng phanh thực hiện nhờ thiết bị ABS, theo phương pháp tự kích hoạt, không có sự tham gia của bàn đạp phanh.

Một phần của tài liệu Hệ thống phanh ABS trên ô tô (Phần 1/6) docx (Trang 27 - 29)