NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI NHÂN RỘNG MÔ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô hình Cánh đồng mẫu lớn ở Việt Nam hiện nay 001 (Trang 53 - 56)

HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN”

3.1.1 Những thuận lợi

Phải xuất phát từ tình hình cụ thể của từng vùng để chọn mô hình thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai, nhất là từ khả năng tiêu thụ nông sản. Ở đồng bằng Nam bộ việc thực hiện mô hình có nhiều thuận lợi hơn so với miền Bắc.

Từ thực tiễn của những cánh đồng mẫu lớn ở An Giang cho thấy những thuận lợi sau:

Một là, có những công ty chế biến, xuất khẩu gạo và các nông sản. Một trong những nguyên nhân quyết định sự thành công của việc triển khai mô hình “cánh đồng mẫu lớn” tại An Giang là có sự tham gia nhiệt tình của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang. Công ty đã xây dựng một số nhà máy xay sát lúa gạo, có hệ thống sấy, hệ thống băng chuyền, kho chứa đảm bảo các dịch vụ khép kín từ cung cấp các yếu tố đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật canh tác đến hỗ trợ vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cho các nông hộ.

Hai là, bình quân diện tích đất của mỗi hộ lớn, ở đồng bằng Nam bộ bình quân đạt từ 0,5 đến 2,4ha/ hộ, cánh đồng bằng phẳng, nên mỗi cánh đồng mẫu lớn có diện tích từ 300-500 ha thuận tiện cho việc cơ giới hóa, làm đất, gieo sạ, thu hoạch [9].

Ba là, giao thông vận tải thuận tiện. Ở miền Nam có nhiều kênh rạch, sông ngòi, vận chuyển thóc gạo theo đương thủy thuận lợi, khí hậu có độ ẩm thấp, dễ bảo quản, dễ đưa nông sản đến các cảng để xuất khẩu

Bốn là, có đội ngũ cán bộ kỹ thuật chất lượng cao để hướng dẫn nông dân đưa công nghệ mới vào sản xuất, thực hiện các biện pháp thâm canh tổng hợp “3 giảm, 3 tăng” để nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo ra vùng nguyên liệu chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.

Năm là, được sự quan tâm và ủng hộ của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã, tạo điều kiện thuận lợi để công ty hoàn thành dự án của mình cùng với sự tin yêu, quí mến và hợp tác của bà con nông dân.

3.1.2 Những khó khăn khi nhân rộng cánh đồng mẫu lớn

Từ thực tế khảo sát kết quả triển khai mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại Thái Bình, có thể rút ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến kết quả của việc thực hiện mô hình còn nhiều hạn chế

Một là: Thiếu những công ty chế biến và tiêu thụ nông sản đóng vai trò chủ động xây dựng cánh đồng mẫu lớn để liên kết 4 nhà (Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp) được coi là chìa khóa thành công. Giữa doanh nghiệp và nông dân gặp nhiều khó khăn do hai bên chưa có sự hài hòa, chia sẻ lợi ích và rủi ro nên không xây dựng được mối liên kết chặt chẽ. Nhiều doanh nghiệp vẫn muốn duy trì cách thức mua lúa qua thương lái, các nhà máy chế biến cũng ít ký hợp đồng ràng buộc trách nhiệm với nông dân. Người nông dân luôn ở thế yếu vì không có quyền quyết định giá. Nông dân vẫn loay hoay với việc trồng cây gì, nuôi con gì để đảm bảo đầu ra ổn định. Hiện tại, có một số doanh nghiệp thu mua lúa nhưng quy mô nhỏ không có năng lực tăng lượng thu mua do thiếu nguồn nhân lực, phương tiện (máy sấy, kho chứa, xay xát..), nguồn vốn và hệ thống thu mua. Một số doanh nghiệp cũng tích cực tham gia, đang đầu tư xây dựng hệ thống kho chứa, sấy, chế biến, nhưng vẫn phải bán sản phẩm thông qua một doanh nghiệp xuất khẩu khác. Phương thức phổ biến hiện nay của các doanh nghiệp là mua sản phẩm thông qua thương lái từ nhiều nguồn khác nhau, dẫn đến sản phẩm không cùng một giống, không cùng thời điểm thu hoạch,

cách phơi sấy, chế biến… chưa đảm bảo chất lượng gạo. Hiện nay, cánh đồng mẫu lớn chỉ mới dừng ở việc tổ chức sản xuất, còn việc giải quyết đầu ra vẫn bế tắc. Hợp đồng kinh tế về thu mua sản phẩm của doanh nghiệp với đại diện hộ nông dân còn mang tính nguyên tắc, chưa có tính pháp lý cao.

Hai là: Bình quân diện tích/hộ thấp, gây trở ngại cho cơ giới hóa

Cả nước hiện có tới 70 triệu mảnh ruộng, bình quân mỗi mảnh từ 300-

400m2, trong đó mỗi hộ có tới 7-10 mảnh ruộng[4]. Sự manh mún này đang cản

trở cơ giới hóa nông nghiệp và áp dụng khoa học kỹ thuật, nên không tận dụng được tính kinh tế theo quy mô lớn và giảm hiệu quả sản xuất. So với miền Nam, bình quân diện tích đất thấp, manh mún, nhỏ lẻ. Thực tế cho thấy, mặc dù việc dồn điền đổi thửa đã được tiến hành từ nhiều năm nay nhưng kết quả đạt được rất thấp, do đó chưa áp dụng được quy trình sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn GAP. Thị trường lúa gạo phía Bắc chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước hoặc xuất khẩu tiểu ngạch. Phần lớn các hộ nông dân có diện tích trồng lúa nhỏ, ruộng đất manh mún, sản xuất lúa theo hướng tự cung tự cấp, chưa có hướng sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn. Bên cạnh đó, do lo ngại mất quyền sử dụng đất nên nông dân chưa tự nguyện góp đất, phá bờ thửa để tham gia mô hình, điều này gây khó khăn trong việc đưa máy móc vào đồng ruộng.

Ba là: Trình độ nông dân không đồng đều nên việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật bị hạn chế, nhận thức về sản xuất cây trồng an toàn chưa cao, việc ghi chép nhật ký sản xuất là yêu cầu quan trọng nhưng chưa được nông dân quan tâm đúng mức. Nhìn chung, mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" đã góp phần thúc đẩy nông dân tự nguyện dồn điền đổi thửa, quy hoạch thiết kế lại đồng ruộng, cải tạo nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng. Qua đó, nhà nông từng bước tiến tới sản xuất hàng hóa nông sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện cho việc phân công lại lao động trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, mô hình "Cánh đồng mẫu lớn ở các tỉnh phía Bắc còn

hộ nông dân tham gia trong mỗi mô hình còn quá nhiều so với diện tích canh tác. Nông dân còn thụ động trong việc xử lý các giải pháp kỹ thuật mặc dù đã được tập huấn, còn lệ thuộc vào tập thể và trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Tập quán làm ăn tư hữu, nhỏ lẻ vẫn ăn sâu trong nếp nghĩ và cách làm của người nông dân, cho nên việc gieo cấy một giống lúa, chăm sóc, bảo vệ thực vật... trong cùng một thời điểm gặp nhiều khó khăn. Không ít hộ còn băn khoăn, nếu khi trồng cùng một giống lúa mà được mùa thì bán cho ai? Việc ghi chép sổ tay nhật ký đồng ruộng cũng chưa nghiêm túc. Phần lớn nông dân đều ít vốn, sản xuất phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng. Do đó, ngay sau khi thu hoạch người nông dân phải bán lúa tại ruộng để trả nợ, tái sản xuất mặc dù giá lúa bán rẻ. Ngay cả những hộ gia đình không bị áp lực nợ nần nhưng do gặp khó khăn trong việc phơi, sấy cũng buộc phải bán lúa tươi.

Bốn là: Nguồn kinh phí đào tạo còn ít ỏi, đội ngũ cán bộ kỹ thuật từ huyện đến cơ sở còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng nên khó khăn cho việc đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.

Năm là: Hệ thống cơ sở hạ tầng còn kém, giao thông và thủy lợi chưa thuận tiện. Ví dụ ở Thái Bình, muốn xuất khẩu gạo phải chuyên chở bằng đường bộ duy nhất là đường số 10 ra cảng Hải Phòng, không những chi phí vận chuyển cao mà còn vấp phải tình trạng lượng nông sản chưa đủ giao thì số gạo tạm lưu kho đã bị mốc vì không có kho chuyên dụng, độ ẩm ở miền Bắc lại cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô hình Cánh đồng mẫu lớn ở Việt Nam hiện nay 001 (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)