3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG
3.2.5 Tổ chức cánh đồng mẫu phù hợp với khả năng tiêu thụ, lựa chọn
hợp tác xã liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo khi chưa có sự liên kết với công ty lớn
Việc đầu tư vào nông nghiệp có xác suất rủi ro khá cao bởi phụ thuộc quá
nhiều vào thiên nhiên là trở ngại khiến các nhà đầu tư vào lĩnh vực này còn hạn chế, vì vậy số lượng các công ty có quy mô như công ty Bảo vệ thực vật An Giang là không nhiều. Để nông nghiệp đi lên sản xuất lớn đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, trên thực tế khi chưa nhận được các gói dịch vụ từ doanh nghiệp thì nên tổ chức cánh đồng mẫu quy mô vừa sao cho phù hợp với khả năng tiêu thụ đồng thời lập các tổ chức của nông dân như hợp tác xã, tổ hợp tác xã làm cầu nối giữa nông hộ và doanh nghiệp và nhà khoa học để nhân dân đồng thuận thực hiện đề án sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn. Theo đó, hợp tác xã phải có kế hoạch cụ thể và phát huy vai trò của mình trong mọi công việc đặc biệt là công tác tuyên truyền, thuyết phục nhân dân. Muốn vậy, hợp tác xã phải ký kết được hợp đồng với doanh nghiệp bao tiêu để nhận loại giống có sức chống chịu môi trường và sâu bệnh tốt, cho sản lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn để cung cấp cho nhân dân đưa vào gieo cấy, phối hợp với các doanh nghiệp lớn, đủ năng lực để tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch cho nông dân. Cánh đồng mẫu lớn là một phương thức sản xuất kiểu mới thay thế kiểu sản xuất truyền thống dựa vào nông hộ cá thể bao đời nay. Các hợp tác xã là lựa chọn tốt nhất giữ vai trò cầu nối thực hiện các dịch vụ từ khâu sản xuất đến khi chuyển lúa về kho là mô hình ưu việt mà Hiệp hội Lương thực Việt Nam lựa chọn và khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện khi liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Phương thức thực hiện là ký hợp đồng thông qua các tổ hợp tác và HTX . Công ty cũng không cung cấp giống và vật tư nông nghiệp mà chỉ ứng vốn bằng tiền và đưa ra yêu cầu về giống, chất lượng, số lượng và cam kết bao tiêu sản phẩm nếu các chỉ tiêu đúng như hợp đồng, việc "giao" cho HTX sẽ giảm bớt
gánh nặng cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp không đủ nhân lực và kỹ thuật để thực hiện. Khó khăn chung của các doanh nghiệp thực hiện liên kết là thiếu nhân sự để thu mua, tiếp nhận, vận chuyển lúa. Xác định giá thu mua với nông dân vào thời điểm thu hoạch là khó khăn lớn mà doanh nghiệp nào cũng gặp phải. Hợp tác xã là đại diện của các hộ nông dân, có nhiệm vụ cung ứng đầu vào cho sản xuất và ký kết hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiệp. HTX sẽ hạn chế nhược điểm là mỗi nông dân có diện tích nhỏ, khó tập hợp, bên cạnh đó HTX sẽ thực hiện tất cả những dịch vụ giữa nông dân và doanh nghiệp từ đầu vào sản xuất, thu hoạch cho đến khi lúa vào kho và cả thu tiền về cho xã viên.