Có cơ chế phân phối lợi ích hài hòa, tăng thu nhập cho người nông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô hình Cánh đồng mẫu lớn ở Việt Nam hiện nay 001 (Trang 71 - 86)

3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG

3.2.6 Có cơ chế phân phối lợi ích hài hòa, tăng thu nhập cho người nông

nông dân và công nhân

Sự phân phối lợi ích giữa 4 nhà là điều kiện để “Cánh đồng mẫu lớn” bền vững và có thể nhân rộng vì đây là chất kết dính trong mô hình, do đó phải công khai minh bạch lợi ích giữa các nhà, xây dựng được hệ thống thông tin rõ ràng, nhanh nhạy sao cho các chủ thể trong khối liên kết này luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Phân phối lợi ích hài hòa là động lực để các chủ thể tham gia mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” một cách tích cực và có hiệu quả. Tổ chức kênh phân phối bảo đảm lợi ích hài hòa, hợp lý của tất cả các chủ thể tham gia vào chuỗi giá trị ngành hàng, từ người cung ứng đầu vào – sản xuất – chế biến – bảo quản, phân phối, đến người tiêu dùng cuối cùng. Giúp nông dân biết cách tính toán để giảm giá thành, giảm các chi phí trung gian và được bao tiêu sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, hiệu quả sản xuất sẽ ngày càng được nâng cao và đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được cải thiện. Các hoạt động dịch vụ kỹ thuật đi vào bài bản, được kiểm soát tốt và hỗ trợ kịp thời cho nông dân yên tâm sản xuất. Mặt khác, doanh nghiệp sẽ nắm được sản lượng lúa hàng hóa lớn, chất lượng cao, đồng đều, thuận lợi trong việc chủ động nguồn hàng xuất khẩu để xây dựng thương hiệu uy tín, tạo sức cạnh tranh và bán được giá cao đồng nghĩa với việc,

doanh nghiệp phải biết maketing cho nông sản, dù sản xuất hàng hóa với quy mô lớn hay nhỏ, sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp yêu cầu thị trường... Nhưng nếu không biết cách bán hàng, giá trị thực tế thu lợi vẫn chỉ ở tiềm năng. Vì vậy muốn thực sự phát triển chuỗi giá trị nông sản, cần xây dựng và phát huy mối quan hệ chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, trong đó khâu làm thương mại, maketing trong nông nghiệp đặc biệt quan trọng góp phần làm tăng giá và lượng hàng nông sản tiêu thụ từ đó làm tăng nguồn thu nhập của doanh nghiệp. Khi lợi nhuận của công ty tăng cần có chính sách hỗ trợ cho nông dân như tăng giá mua nông sản, giảm chi phí thuê kho, sấy cho nông dân…

Phân phối lợi ích hài hòa tương ứng với những đóng góp của các chủ thế trong quá trình triển khai và thực hiện mô hình, đặc biệt là sản phẩm và doanh thu cho nông dân và doanh nghiệp đứng ra tổ chức. Nông dân là người góp quyền sử dụng đất, bỏ công chăm sóc trên diện tích lúa đã ký kết, doanh nghiệp là người đứng ra tổ chức cung ứng toàn bộ đầu vào với giá bằng hoặc thấp hơn thị trường, chấp nhận cho nông dân thanh toán sau khi bán sản phẩm, doanh nghiệp đứng ra tiêu thụ toàn bộ số nông sản mà các hộ nông dân sản xuất ra trên diện tích thực hiện từ mô hình. Trong quá trình thực hiện xây dựng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” các bên tham gia đều thụ hưởng lợi ích một cách thỏa đáng, trong đó nông dân được hưởng lợi từ các dịch vụ phục vụ sản xuất, chất lượng vật tư nông nghiệp và các giá trị tăng thêm cho lúa từ các hoạt động dịch vụ. Khi lợi ích được đảm bảo một cách hòa hòa sẽ tăng tính gắn kết giữa các bên tham gia.

Tỉnh và các địa phương cần có chế tài thống nhất xử phạt nghiêm những đơn vị, cá nhân phá vỡ các hợp đồng tiêu thụ nông sản, kiểm soát doanh nghiệp khi mua sản phẩm của nông dân, tạo niềm tin cho các đối tượng tham gia liên kết, góp phần tạo sự bền chặt trong mối "liên kết 4 nhà", thúc đẩy sản xuất phát triển. Các nhà hoạch định chính sách phải dựa trên cơ sở khoa học và thực tế, tạo

cơ hội cho nông dân tham gia xây dựng chính sách hoặc đề đạt nguyện vọng với cấp trên, tham khảo ý kiến của nông dân và các tổ chức đại diện của họ. Các nhà hoạch định chính sách cần phải trực tiếp tiếp xúc với nông dân, gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu cái họ cần và cái họ thiếu để hoạch định chính sách cho phù hợp với thực tế. Cách làm này đòi hỏi các cơ quan ban hành chính sách và cơ quan giám sát việc thực thi chính sách quan tâm đúng mức. Ví dụ, một số chính sách ưu đãi liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nông dân, như chính sách về đất đai, vốn vay, hỗ trợ lãi suất, trợ cước, trợ giá vật tư nông nghiệp, thu mua, tạm trữ nông sản hàng hóa… thay vì doanh nghiệp là đối tượng hưởng lợi chủ yếu thì nay cần mở rộng và quan tâm hơn nữa đến nhu cầu của nông dân. Nông dân thật sự là đối tượng để chính sách phục vụ, điều tiết thu nhập cho họ là mục tiêu quan trọng nhất, chứ không phải các tổng công ty kinh doanh lương thực nhà nước chiếm vị trí chủ đạo trong tham mưu, hoạch định chính sách lẫn doanh thu và lợi nhuận.

KẾT LUẬN

1. Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, việc chuyển đổi kinh tế hộ lên sản xuât hàng hoa lớn là một tất yếu, trong đó mô hình cánh đồng mẫu lớn là hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc thực hiện CĐML đã mở ra hướng phát triển nông nghiệp bền vững theo quy trình sản xuất lúa hiện đại. Trong quá trình tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng cần xây dựng, củng cố phát huy tiềm lực của mô hình CĐML. Mô hình CĐML xây dựng được vùng nguyên liệu thông qua việc tăng cường liên kết 4 nhà, sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, chủ động trong sản xuất, từng bước điều tiết và đảm bảo tiêu thụ lúa gạo cho người dân. CĐML đang giải quyết phần nào bài toán cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, hình thành vùng hàng hóa xuất khẩu lớn, đảm bảo chất lượng và sự cạnh tranh trên trường quốc tế.

2. Kinh tế nông hộ có những ưu điểm như, toàn bộ kết quả sản xuất sau khi

trừ khoản nộp thuế và những nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, thuộc quyền định đoạt của hộ, được tự do mua bán trên thị trường nên thu nhập và mức sống của hộ tăng lên; lợi ích kinh tế nói trên đã kích thích tinh thần tự giác, tự nguyện lao động và khơi dậy tiềm năng của hộ; kinh tế hộ có thể kết hợp với nghề thủ công gia đình để tận dụng thời gian nông nhàn, tăng thu nhập. Nhưng đến một trình độ phát triển nhất định kinh tế nông hộ cũng bộc lộ những nhược điểm như khó tiếp cận dịch vụ đầu vào của sản xuất; thiếu thông tin về thị trường; trình độ lành nghề của lao động thấp; thiếu điều kiện bảo quản và chế biến nông sản; Phần lớn nông hộ chưa được tiếp cận với các dịch vụ bảo hiểm.

Từ thực trạng trên đặt ra yêu cầu tất yếu là phải đưa kinh tế nông hộ lên sản xuất hàng hóa lớn dưới các hình thức như hợp tác xã, trang trại hoặc liên kết kinh tế hộ với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản hay còn gọi là liên

kết bốn nhà bao gồm nhà doanh nghiệp, nhà nông, nhà khoa học và nhà nước, trong đó “cánh đồng mẫu lớn” là mô hình tiêu biểu cho sự liên kết hữu hiệu.

3. Những đặc điểm chủ yếu của mô hình “cánh đồng mẫu lớn” là: Có sự

tham gia tích cực của công ty cung ứng dịch vụ đầu vào cho sản xuất lúa và tiêu thụ sản phẩm đầu ra; sự đồng thuận cao của các hộ tham gia mô hình, mô hình nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương; có sự tham gia của các nhà khoa học trong việc nghiên cứu và đưa ra những bộ giống có phẩm chất cao, hướng dẫn nông dân cách gieo trồng và chăm sóc.

4. Việc thí điểm ở Thái Bình tuy đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng

vẫn còn nhiều hạn chế do: Diện tích ruộng bình quân của hộ thấp; không có công ty lớn chế biến, tiêu thụ sản phẩm, gặp khó khăn trong thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ; đội ngũ cán bộ kỹ thuật hỗ trợ cho nông dân tại địa phương còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn; tập quán canh tác của nông dân còn lạc hậu.

5. Để nhân rộng cánh đồng mẫu lớn cần thực hiện những giải pháp sau: Một

là, Nhà nước ưu đãi các công ty chế biến và tiêu thụ nông sản để họ tích cực và trực tiếp chủ trì việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn, bằng cách đưa ra các chính sách ưu đãi cụ thể về đất đai, thuế, tín dụng. Hai là, có chính sách phù hợp giải quyết việc làm cho lao động dôi dư của các hộ như phát triển ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy sự lưu động của lao động nông thôn hướng tới thành thị, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Ba là, có chính sách thu hút nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nông nghiệp, đào tạo cán bộ kỹ thuật từ nhân lực của hộ bằng những hỗ trợ về học phí, kinh phí đào tạo cho con em trong tỉnh theo học ngành nông nghiệp, tổ chức tập huấn và trao đổi kinh nghiệm của cán bộ địa phương với các cùng khác. Bốn là, các cánh đồng mẫu lớn cần tăng cường mối liên kết với các nhà khoa học để có những loại giống lúa tốt cho sản xuất, chủ động đặt hàng với các nhà khoa học, viện nghiên cứu để có giống tốt, phù hợp thổ nhưỡng. Năm là, tổ chức cánh đồng mẫu phù hợp với khả năng tiêu thụ, lựa

chọn hợp tác xã liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo khi chưa có sự liên kết với công ty lớn, thành lập tổ chức của nông dân như hợp tác xã để ký kết bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp khi doanh nghiệp chưa đủ lớn để thực hiện khâu khép kín. Sáu là, có cơ chế phân phối lợi ích hài hòa, tăng thu nhập cho người nông dân và công nhân, khi lợi nhuận doanh nghiệp tăng cần hỗ trợ cho nông dân về giá đầu vào hoặc đầu ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Phạm Anh (2013), Nỗi lo tư duy tiểu nông sau cánh đồng mẫu lớn: Có bị

bệnh thành tích, Báo tiền phong, trang 5

2. Nguyễn Đình Bách (2013), Cánh đồng mẫu lớn – bước ngoặt mới, Thời

báo kinh tế Sài Gòn

3. Báo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam (24/09/2013), Thị trường lúa

gạo của Đồng bằng sông Cửu Long qua trung tuần tháng 09/2013

4. Bộ NN & PTNT, Đề án (2013), Phát triển mô hình liên kết sản xuất giữa

hộ nông dân với các thành phần kinh tế ở nông thôn giai đoạn 2013 - 2020

5. Chu Văn Cấp, Lê Xuân Tạo (2013), Cánh đồng mẫu lớn ở đồng bằng sông

Cửu Long – mô hình sản xuất hiệu quả, Tạp chí Cộng sản, số 73, trang 41 -43

6. Công ty Bảo vệ thực vật An Giang (2013), Kết quả sản xuất lúa của nông

dân trong vùng nguyên liệu giai đoạn 2010 - 2012

7. Nguyễn Sinh Cúc, Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt

Nam (1976 – 1990), Nxb Thống kê, Hà Nội, 1991

8. Chi cục thống kê tỉnh An Giang (2012), Niên giám thống kê tỉnh An

Giang (2011)

9. Chi cục thống kê tỉnh An Giang (2013), Niên giám thống kê tỉnh An

Giang (2013)

10.Đào Ngọc Dũng, Đỗ Thu Hiên (2013), Cánh đồng mẫu lớn và câu chuyện

liên kết 4 nhà, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

11.Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

12.Nguyễn Điền (1993), Kinh tế nông hộ nông dân nước ta hiện nay và xu thế phát triển trang trại gia đình, Tạp chí thông tin lý luận, tháng 5 năm 1993

13.Trần Thanh Giang, Quá trình xác lập và phát triển kinh tế hộ nông dân ở

nước ta trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí nghiên cứu văn hóa

14.Lâm Quang Huyên, Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp,

Nxb Khoa học xã hội, T.p Hồ Chí Minh, 1995

15.Tăng Minh Lộc (2013), Phát triển cánh đồng mẫu lớn trong xây dựng

nông thôn mới, Tạp chí Cộng sản, số 73, tr.42

16.Nguyễn Trí Ngọc (2013), Báo cáo: Kết quả triển khai mô hình “Cánh

đồng mẫu lớn” trong sản xuất lúa của cả nước trong vụ Hè Thu 2011 – Đông Xuân 2011 – 2012 và định hướng phát triển trong thời gian tiếp theo, Cục trồng trọt

17.Tân Nguyên (2013), Bảo hiểm nông nghiệp, trợ lực quan trọng cho nông

dân, Liên minh Hợp tác xã Quảng Trị

18.Nghị định 210/2013/NĐ-CP, Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông

nghiệp nông thôn

19.Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2011, Cục Thống kê tỉnh Thái Bình

20.Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2012, Cục Thống kê tỉnh Thái Bình

21.Phùng Hữu Phú, Hợp tác hóa nông nghiệp ở Việt Nam. Lịch sử, vấn đề và

triển vọng. Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1992

22.Phùng Hữu Phú (1989), Một vài ý kiến về tình hình nông thôn nông

nghiệp nước ta, Tạp chí Giáo dục Lý luận, số 10

23.Sở NN & PTNT Thái Bình (2012), Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện

mô hình cánh đồng mẫu Nguyên Xá – Vũ Thư và Vũ Hòa – Kiến Xương

24.Sở NN & PTNT Thái Bình (2013), Tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn

25.Sở NN & PTNT Thái Bình (2013), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2013

26.Lê Văn Tam (2013), Cánh đồng mẫu lớn – hướng đi bền vững cho phát

triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên vùng mía đường Lam Sơn, Tạp chí Cộng sản, số 73, tr.58

27. Nguyễn Công Thành, Một vài suy nghĩ về liên kết 4 nhà trong sản xuất

nông nghiệp, Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long

28.Lê Trọng, Kinh tế hợp tác của nông dân trong kinh tế thị trường, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1994

29.Hoàng Vũ, Đức Trọng (2013), Chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo ở An Giang,

Cổng thông tin điện tử An Giang

30.Tổng cục Thống kê (1987), Niên giám thống kê (1988), Nxb Thống kê

31. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, Đề án (2012), Xây dựng thí điểm mô

hình cánh đồng mẫu

32.Ủy ban nhân dân xã Nguyên Xá (2009), Chươngtrình xây dựng nông thôn mới

33. Ủy ban nhân dân xã Vũ Hòa, Đề án(2012), Xây dựng cánh đồng mẫu năm

2012

34.UBND tỉnh Thái Bình, Hội nghị (13/4/2012), Tổng kết mô hình thí điểm

tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp

35.Viện Kinh tế học (1995), Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam, Nxb Khoa

học xã hội

Tài liệu tiếng Anh

36.IDS Bullentin January (1991), Vol 22(1), pp.38 (Tập san của trường Đại

học Tổng hợp Su-sec Anh, tr.38, tập 22, số 1 – 1991)

37.Raul Iturna (1990), International Social Science Journal, pp. 114

Tài liệu trên mạng Internet 39.http://daibieunhandan.vn 40.http://www.dangcongsan.vn/cpv/nodules/new 41.http://lienminhquangtri.vn/default.aspx 42.http://www.tapchitaichinh.vn/

PHỤ LỤC

Bảng 2.3 Diện tích cánh đồng mẫu lớn vụ Đông Xuân 2010 – 2011 ở An Giang

STT Địa bàn Số mô hình Số hộ nông dân Diện tích (ha)

1 Châu Thành 3 318 723,76 2 Tri Tôn 1 31 145,5 3 Châu Phú 2 76 151,89 4 Tịnh Biên 1 18 52,1 Tổng khu vực vùng nguyên liệu 7 443 1.073,25

Bảng 2.4 Diện tích cánh đồng mẫu lớn vụ Hè Thu 2011 ở An Giang

STT Địa bàn Số mô hình Số hộ nông dân Diện tích (ha)

1 Châu Thành 4 524 1.129,32 2 Châu Phú 2 53 108,27 3 Tịnh Biên 1 16 42,85 4 Tà Đảnh 1 51 200,10 5 Thoại Sơn 1 40 136,40 Tổng khu vực vùng nguyên liệu 9 684 1.616,94

Bảng 2.5 Diện tích cánh đồng mẫu lớn vụ Thu Đông 2011

STT Địa bàn Số hộ nông dân Diện tích

1 Châu Phú 62 136,77

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô hình Cánh đồng mẫu lớn ở Việt Nam hiện nay 001 (Trang 71 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)