BẢNG 6: TÌNH HÌNH TÀI TRỢ CỦA CÔNG TY
(Đơn vị: nghìn đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm
2012 Năm 2013 So sánh 2011 với 2012 So sánh năm 2012 với 2013 Số tiền Số tiền Vốn chủ sở hữu 1.755.199 1.258.11 7 1.559.273 -497.082 301.156 Tài sản ngắn hạn 6.651.146 6.264.019 10.219.543 -387.127 3.955.524 Nợ ngắn hạn 5.144.044 5.306.953 8.964.504 162.909 3.657.551 1-Vốn lưu chuyển 1.507.102 957.066 1.255.039 -550.036 297.973 Hàng tồn kho 2.378.218 3.257.516 4.868.299 879.298 1.610.783
Các khoản phải thu ngắn hạn 3.844.787 2.856.21 7
5.066.712 -988.570 1.221.925 Các khoản phải trả ngắn hạn 5.674.044 5.818.10
7
9.475.659 144.063 3.657.552
2-Nhu cầu vốn lưu chuyển 548.961 295.626 459.352 -253.335 163.726 3-Vốn lưu chuyển-NCVLC 958.141 661.440 795.687 -296.701 134.247
Áp dụng công thức:
Vốn lưu chuyển = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
NCVLC = Hàng tồn kho + Các khoản phải thu ngắn hạn – Các khoản phải trả ngắn hạn.
(Nguồn : Bảng cân đối kế toán của công ty )
Đồ thị 3: Tình hình tài trợ của Công ty năm 2011-2013
Qua bảng số liệu và đồ thị 2 ta tình hình tài trợ của Công ty như sau:
Năm 2011 so với năm 2012
+ Vốn lưu chuyển đều giảm năm 2011 là 1.755.199 nghìn đồng, năm 2012 là 1.258.117 nghìn đồng, năm 2012 so với năm 2011 giảm 497.082 nghìn đồng. Điều này cho thấy tình hình tài trợ cuối năm Công ty rất mạo hiểm, tình hình tài chính của Công ty thay đổi chiều hướng không tích cực, chứa nhiều rủi ro. + Nhu cầu vốn lưu chuyển giảm 253.335 nghìn đồng. Nguyên nhân chính của việc giảm nhu cầu vốn lưu chuyển là do tăng các khoản phải trả, các khoản phải trả năm 2012 so với năm 2011 tăng 144.063 nghìn đồng, điều này có
nghĩa phần tài sản ngắn hạn được tài trợ bằng nguồn vốn phải trả(nguồn vốn chiếm dụng) tăng lên từ đó giảm nhu cầu tài trợ.
Chính sách tài trợ của Công ty trong năm là đảm bảo nguyên tắc caan bằng tài chính song chưa đảm bảo ổn định cho hoạt đông sản xuất kinh doanh.
Năm 2012 so với năm 2013
+ Vốn lưu chuyển đều lớn năm 2012 là 957.066 nghìn đồng, năm 2013 là 1.255.039 nghìn đồng, năm 2012 so với năm 2013 tăng 297.973 nghìn đồng. Điều này chứng tỏ chính sách tài trợ của Công ty ở cả 2 năm đều đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, đem lại sự ổn định an toàn kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty. Mức độ an toàn ổn định năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân chính của việc tăng được vốn luân chuyển là do nhu cầu tài trợ của tài sản giảm, do cơ cấu tài sản có sự thay đổi hàng tồn kho tăng. + Nhu cầu vốn lưu chuyển tăng 163.726 nghìn đồng. Nguyên nhân chính làm tăng nhu cầu vốn lưu chuyển đó là do hàng tồn kho tăng 1.610.783 nghìn đồng làm cho nhu cầu vốn lưu chuyển tăng tương ứng.
Chính sách của Công ty là cân bằng tài chính, một chính sách tài trợ đem lại sự an toàn, ổn định cao cho hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty.
BẢNG 7: TÌNH HÌNH NỢ CỦA CÔNG TY (Đơn vị: nghìn đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2011 với 2012 So sánh 2012 với 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) I.Nợ ngắn hạn 5.144.044 5.306.953 8.964.504 162.904 3,17 3.657.551 68,91 1.Vay ngắn hạn 951.214 1.758.575 368.931 807.361 84,88 -1.389.644 -79,02 2.Phải trả người bán 4.124.424 3.207.464 8.371.555 -916.960 -22,23 5.164.091 161,00 3.Người mua trả tiền
trước
- 252.507 150.811 252.507 0,00 -101.696 -40,27 4.Thuế và các khoản
phải nộp nhà nước
68.406 73.206 73.206 4.800 7,02 0 0,00
5.Phải trả người lao động
- 15.200 - 15.200 0,00 0 0,00
II.Nợ dài hạn 530.000 511.155 511.155 -18.845 -3,55 0 0,00
Đồ thị 3: Tình hình nợ của Công ty năm 2011-2013 (Nguồn : Bảng cân đối kế toán của công ty )
Qua bảng số liệu và đồ thị 3 ta thấy:
- Xét về các năm ta thấy, lượng vay nợ ngắn hạn cao hơn vay dài hạn. Điều này phản ánh vốn lưu chuyển ở Công ty rất lớn, lượng vốn lưu động là rất cần thiết. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 162.904 nghìn đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 3,17%. Năm 2013 so với năm 2012 tăng mạnh 3.657.551 nghìn đồng, tỷ lệ tăng tương ứng 68,91%.
* Vay ngắn hạn Ngân hàng.
Năm 2011 so với năm 2012 tăng 807.361 nghìn đồng, tỷ lệ tăng tương ứng 84,88%. Đây là nguồn huy động tài chính của Công ty, nguồn này tăng nhanh phụ thuộc vào trữ lượng sản xuất, vào khả năng thanh toán tiền của Công ty. Tuy nhiên
đến năm 2013 so với năm 2012 thì vay ngắn hạn lại giảm xuống 1.389.644 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 79,02%.
* Tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp.
ta đã biết đến tín dụng thương mại từ cá nhà cung cấp hay nguồn vốn đi chiếm dụng là khoản mua chịu cung cấp và khoản khách hàng đặt tiền trước của Công ty. Trong cơ chế thị trường việc này xuất hiện và tồn tại như một yếu tố khách quan. Nhìn vào kết quả ta thấy: nếu xét theo các hình thức một "phải trả người bán" và "người mua trả tiền trước" thì sự biến động này là không ổn định. Phải trả người bán năm 2012 so với năm 2011 giảm 916.960 nghìn đồng, năm 2013 so với năm 2012 tăng 5.164.091 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ 161,00%. Người mua trả tiền trước thì giảm. Nhưng nhìn vào kết quả tổng thể lại thấy nguồn vốn chiến dụng Công ty tăng nhanh chóng qua các năm qua. Mặc dù nguồn tín dụng thương mại làm tăng nguồn vốn của công ty, nhưng về dài hạn cũng biểu hiện những hạn chế nhất định. Sự tăng lên của nguồn này cũng thể hiện sự ràng buộc về tài chính với các nhà cung ứng, nhưng nó giúp cho doanh nghiệp giải quyết một phần vốn kinh doanh.
* Thuế và các khoản phải nộp
Năm 2012 so với năm 2011 tăng 4.800 nghìn đồng, tỷ lệ tăng tương đương là 7,02%. Năm 2013 so với năm 2012 thì vẫn giữ nguyên 73.206 nghìn đồng. Thuế và các khoản phải nộp tăng dần và ổn định cho thấy công ty thực hiện đầy đủ các khoản theo quy định của pháp luật.
* Nợ dài hạn
Năm 2012 so với năm 2011 giảm 18.845 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,55 nghìn đồng. Cho thấy công ty đang tập chung nhiều hơn cho các khoản nợ
ngắn hạn. Năm 2012 so với năm 2013 thì vẫn giữ nguyên số tiền là 511.155 nghìn đồng.