Phân tích các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và sản xuất Việt Nội Thất. (Trang 40 - 48)

BẢNG 4: CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA CÔNG TY

(Đơn vị: nghìn đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sSo sánh 2011 với

2012 So sánh 2012 với 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I. Tài sản ngắn hạn 6.651.146 89,52 6.264.019 88,52 10.219.543 92,61 -387.127 -1,00 3.955.524 4,09 1. Tiền và các khoản TĐ tiền 347.893 5,23 115.926 1,85 9.926 0,09 -231.967 -3,38 -106.000 -1,76 2.Các khoản phải thu NH 3.844.78 7 57,80 2.856.21 7 45,60 5.066.712 48,99 -988.570 -12,2 2.210.495 3,39 3.Hàng tồn kho 2.378.21 8 35,76 3.257.516 52,00 4.868.299 47,64 879.298 16,24 1.610.783 -4,36 4.Tài sản NH khác 80.248 1,20 34.360 0,55 274.606 2,69 -45.888 -0,65 240.246 2,14 II.Tài sản dài hạn 778.098 10,47 812.205 11,48 815.389 7,39 34.107 1,01 3.184 -4,09 1.Tài sản cố định 778.098 100 797.476 98,19 779.146 95,55 19.378 -1,81 -18.330 -2,64 2.Tài sản dài hạn - - 14.729 4,81 36.243 4,44 14.729 1,81 21.514 2,63 Tổng cộng tài sản 7.429.244 100 7.076.22 4 100 11.034.931 100 -353.020 0,00 3.958.707 0,00

Qua bảng cơ cấu tài sản ta thấy trong 3 năm qua Công ty đã thực hiện quy mô sản suất kinh doanh. Cụ thể :

Năm 2011 so với năm 2012

Tổng tài sản của Công ty năm 2011 là 7.429.244 nghìn đồng, năm 2012 là 7.076.224 nghìn đồng, năm 2011 so với năm 2012 đã giảm 353.020 nghìn đồng.

- Trong đó TSNH giảm 387.127 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 1,00%. Trong TSNH giảm có tiền và các khoản tương đương tiền giảm 231.967 nghìn đồng. Tài sản ngắn hạn khác cũng có xu hướng giảm 45.888 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng tương ứng là 0.65%.

Hàng tồn kho tăng 879.298 nghìn đồng, tương đương với tỷ trọng tăng 16,24% . Cho thấy lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng, nếu tăng liên tục thì đây là một dấu hiệu không tốt. Tuy nhiên các khoản phải thu lại giảm 988.570 nghìn đồng, tương đương với tỷ lệ giảm là 12,20%. Đây là một xu hướng biến động chưa tốt.

- TSDH tăng 34.107 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 1,01%. Trong đó tài sản dài hạn khác cũng tăng 14.729 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 1,81%.

Nhìn chung kết cấu tài sản của Công ty đang khá hợp lý, tuy nhiên doanh nghiệp cần xem xét một số chỉ tiêu như đã nêu trên.

- Năm 2011: tài sản ngắn hạn chiếm 89,52%, tài sản dài hạn chiếm 10,47% trong tổng tài sản. Như vậy tỷ trọng TSNH lớn hơn TSDH. Đây là cơ cấu khá hợp lý đối với công ty thương mại, nhưng không hợp lý đối với công ty sản xuất vì doanh nghiệp cần đầu tư vào TSDH nhiều hơn để làm tăng TSCD phục vụ cho quá trình sản xuất.

- Năm 2012: TSNH chiếm 88,52% và TSDH chiếm 11,48% trong tổng tài sản. Như vậy tại thời điểm này tỷ trọng TSNH lớn hơn TSDH. Đây là cơ cấu khá hợp lý đối với doanh nghiệp thương mại.

* Xét trong cơ cấu TSNH:

- Năm 2011 tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 5,23%, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 57,80%, hàng tồn kho chiếm 35,76%, TSNH khác chiếm 1,2% trong tổng tài sản ngắn hạn. Như vậy, trong cơ cấu TSNH các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất. Cho thấy, doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn lớn, sau đó hàng tồn kho lớn thứ hai, tuy nhiên đó là một tỷ trọng khá lý tưởng trong doanh nghiệp vì thường thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn. Đây là cơ cấu khá hợp lý.

- Năm 2012 các khoản phải thu chiếm tỷ trọng 45,60% giảm so với đầu năm 12,20%. Cho thấy doanh nghiệp đang tập trung vào công tác thu hồi nợ.

+ Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 52,00% tăng 16,24% so với năm 2010 vẫn chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng tài sản ngắn hạn. Nếu trong trường hợp thị trường đang khan hiếm hàng hóa thì biến động này được đánh giá là tích cực và ngược lại là không tốt nếu như thị trường đang dư thừa hàng hóa đó. Tuy nhiên đây vẫn là tỷ trọng khá hợp lý, Công ty nên tiếp tục duy trì tỷ trọng này, không nên tăng hơn nữa.

* Xét trong cơ cấu TSDH

- Năm 2011 TSCĐ chiếm 100% trong tổng TSDH, đây là tỷ trọng khá hợp lý. - Năm 2012 TSCĐ chiếm 98,19% trong tổng TSDH, giảm 1,81% so với năm 2011. Đây là sự biến động tốt vì sự thay đổi không đáng kể. Công ty nên tiếp tục duy trì tỷ trọng này.

Năm 2013 so với năm 2012

- Tổng tài sản của Công ty năm 2012 là 7.076.224 nghìn đồng, năm 2013 là 11.034.931 nghìn đồng, năm 2013 so với năm 2012 đã tăng 3.958.707 nghìn đồng.

+ Tài sản ngắn hạn của Công ty tăng tỷ trọng 4,09%.

Trong tổng tài sản ngắn hạn hiện có thì các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong năm 2013 so với năm 2012 tăng 2.210.495 nghìn đồng, tỷ trọng tăng tương ứng 3,39%.

+ Tài sản dài hạn của Công ty đã tăng lên 3.184 nghìn đồng, tuy nhiên tỷ trọng của nó lại giảm xuống 4,09%. Trong đó tài sản dài hạn khác tăng 21.514 nghìn đồng, tỷ trọng tăng tương ứng là 2,63%.

Nhìn chung cơ cấu của Công ty được đánh giá là chưa hợp lý, cho thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn .

Qua phân tích tình hình cơ cấu tài sản của Công ty ta có thể thấy cơ cấu nguồn vốn của Công ty chưa có sự hợp lí. Công ty nên chú trọng giải quyết vấn đề này.

BẢNG 5: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY

(Đơn vị: nghìn đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So So sánh 2011 với

2012 So sánh 2012 với 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I. Nợ phải trả 5.674.044 76,37 5.818.107 82,22 9.475.659 85,87 144.063 5,85 3.657.552 3,65 1.Nợ ngắn hạn 5.144.044 90,66 5.306.953 91,21 8.964504 94,60 162.909 0,55 3.657.551 3,39 2.Nợ dài hạn 530.000 9,34 511.155 8,79 511.155 5.39 -18.845 -0,55 0 -3,4 II. Vốn chủ sở hữu 1.755.199 23,63 1.258.117 17,78 1.559.273 14,13 -497.082 -5,85 301.156 -3,65 1.Vốn chủ sở hữu 1.755.199 23,63 1.258.177 17,78 1.559.273 14,13 -497.082 -5,85 301.156 -3,65 Tổng nguồn vốn 7.429.244 100 7.076.224 100 11.034.932 100 -353.000 0,00 3.958.708 0,00 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty

Biểu đồ 1: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty

(Đvt: %)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 1: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty năm 2011-2013. (Nguồn : Bảng cân đối kế toán của công ty )

Qua bảng cơ cấu nguồn vốn và biểu đồ trên ta thấy trong 3 năm tổng nguồn vốn của công ty biến động tăng giảm qua các năm, chứng tỏ khả năng huy động vốn của Công ty là chưa ổn định, chưa cao. Cụ thể qua sự so sánh giữa các năm:

Năm 2012 so với năm 2011

- Năm 2011: tỷ trọng nợ phải trả chiếm 76,37%, tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm 23,63% trong tổng nguồn vốn. Cơ cấu này được đánh giá là chưa hợp

lý. Vì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp hơn so với nợ phải trả, cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của công ty là chưa cao, bên cạnh đó mức nợ phải trả lại chiếm tỷ trọng khá cao. Công ty nên đánh giá lại sự hợp lý cơ cấu này. - Năm 2012: tỷ trọng nợ phải trả chiếm 82,22%, tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm 82,22%, tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm 17,78% trong tổng nguồn vốn. tỷ trọng này được đánh giá là chưa hợp lý vì nợ phải trả lại cao hơn vốn chủ sở hữu ,cho thấy mức độ tự chủ của công ty là chưa cao.

Trong nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm 162.909 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ 0,55%.

Nợ phải trả năm 2012 so với năm 2011 tăng 144.063 nghìn, tương ứng với tỷ trọng tăng 5,85% so với năm 2012. Kết hợp với vốn chủ sở hữu năm 2011 so với năm 2012 giảm 5,85%. Công ty nên xem xét đánh giá lại sự hợp lý của nhân tố này.

Năm 2013 so với năm 2012

Vốn kinh doanh chủ yếu được hình thành từ các khoản nợ, nguồn vốn chủ hữu chiếm tỷ lệ nhỏ hơn trong tổng nguồn vốn, năm 2012 nợ phải trả chiếm 82,22% thì đến năm 2013 nợ phải trả chiếm 85,87% trong tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ Công ty đang thực thi chính sách tài chính với nguồn vốn tài trợ chủ yếu cho HĐKD là từ nguồn vốn huy động nợ. Chính sách này mang lại lợi ích cho doanh nghiệp sử dụng nợ có hiệu quả.

Vốn chủ sở hữu tăng 301.156 nghìn đồng.

Kết luận: Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp với phần lớn là nợ phải trả , trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn sẽ mang lại cho Công ty cơ hội để tận dụng chính sách đòn bẩy tài chính của hệ số nợ và chứng tỏ uy tín của Công ty với các chủ nợ là khá cao. Tuy nhiên nhà quản lý tài chính cần xác định rõ nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn và biến động tăng trong năm để có thể điều

chỉnh cho phù hợp hơn với lượng vốn chủ sở hữu nhằm tránh gây mất khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty trong kỳ tài chính tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và sản xuất Việt Nội Thất. (Trang 40 - 48)