Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng, tỉnh lạng sơn (Trang 49 - 53)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xãhội của khu kinh tế cửa khẩu

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Thị xã Lạng Sơn và thị trấn Đồng Đăng đƣợc xây dựng cải tạo mở rộng thành một thành phố hiện đại, với vai trò đô thị cửa ngõ biên giới phía Bắc nƣớc ta, nối đại lục Trung Quốc với Đông Nam á, là đầu mối giữa hai vùng lớn ở Châu á. Thành phố này có đủ điều kiện kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng tƣơng tác với các khu vực đang phát triển sôi động ở Bằng Tƣờng Trung Quốc. Trong đó có cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn cửa khẩu Quốc gia tại khu vực Tân Thanh.

- Là cửa khẩu quan trọng của nƣớc ta, mang ý nghĩa lớn về chính trị ngoại giao, kinh tế, thƣơng mại. v..v…

- Là trung tâm thƣơng mại du lịch

- Là khu công nghiệp tập trung và kho tàng - Là khu du lịch nghỉ ngơi trong nƣớc và quốc tế - Có vị trí quan trọng về an ninh và quốc phòng

Với địa tự nhiên – kinh tế nhƣ vậy, khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn đứng trƣớc các phƣơng án bố cục sau:

Phương án 1: Không gian khu kinh tế đô thị đƣợc bố cục theo dạng chuỗi và đƣợc sắp xếp theo trật tự sau:

- Công nghiệp và kho tàng tập trung chủ yếu ở Đồng Đăng và một phần ở Lạng Sơn.

- Trung tâm thƣơng mại ở Đồng Đăng và Lạng Sơn.

- Cửa khẩu Hữu Nghị và khu vực Tân Thanh chủ yếu xây dựng một số cơ quan quản lý Nhà nƣớc nhƣ biên phòng, hải quan, thuế vụ, kiểm dịch. Tại Tân Thanh có chợ giao dịch buôn bán và kho tàng nhỏ. Không gian đô thị tập trung chủ yếu ở 2 cực của khu vực là thị xã Lạng Sơn và thị trấn Đồng Đăng sau phát triển thành thị xã Đồng Đăng.

Hƣớng phát triển không gian chủ yếu của thị xã Lạng Sơn là về phía Quan Hồ, phía Đông quốc lộ 1A. Còn hƣớng phát triển không gian chủ yếu của Đồng Đăng là phía nam. Tại khu vực phát triển mới có khu công nghiệp tập trung, kho tàng, trung tâm giao dịch, thƣơng mại, dịch vụ… phục vụ cho toàn vùng cửa khẩu, Đồng Đăng là cửa ngõ biên giới, nơi hội tụ đầu mối của các cửa khẩu quan trọng.

Phương án 2: Không gian khu kinh tế đƣợc bố trí trải dài trên tuyến quốc lộ 1A với một giải đô thị mỏng theo hành lang kỹ thuật.

trong tƣơng lai có thể gắn kết hai đô thị dạng tuyến tính.

Trong 2 phƣơng án trên phƣơng án 1 có nhiều ƣu thế vì một số lý do nhƣ: Phƣơng án 1 phù hợp với đặc điểm tình hình hiện trạng, đặc điểm điều kiện tự nhiên, nhất là quỹ đất đai có khả năng xây dựng. Phù hợp với tính chất chức năng khu kinh tế đô thị, việc phân kỳ xây dựng đƣợc thuận lợi, đáp ứng nhu cầu xây dựng trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài trong tƣơng lai, từ đó hình thành KKTCK sẽ thuận lợi và khả thi.

KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn đƣợc cấu thành bởi các chức năng chính nhƣ:

Một là, các khu vực quản lý Nhà nƣớc về cửa khẩu đƣợc phân thành các cấp khác nhau: Khu vực quản lý hành chính đƣợc đặt ở Đồng Đăng, đầu mối của 3 cửa khẩu. ở đây có các trụ sở cơ quan ngoại giao, hải quan, thuế vụ, biên phòng, hành chính trong khu vực. Tại các cửa khẩu có các phòng thƣờng trực của cơ quan quản lý trực tiếp, cụ thể quản lý việc xuất nhập khẩu ngƣời và hàng hoá.

Hai là, các trung tâm thƣơng mại và dịch vụ: Tại Đồng Đăng tổ chức một trung tâmthƣơng mại lớn gồm chợ Quốc tế, chợ giao dịch bán buôn để các tổ chức cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài thuê địa điểm để trƣng bày và giới thiệu sản phẩm, giao dịch đại lý mua bán hàng hóa. Tại Lạng Sơn, tổ chức trung tâm văn hóa đại diện thƣơng mại của các Công ty trong và ngoài nƣớc muốn kinh doanh trong khu vực do đó cần dành đất xây dựng một trung tâm hội chợ triển lãm Quốc tế tổ chức định kỳ, một trung tâm giao dịch và ngân hàng.

Ba là, các khu công nghiệp và kho tàng tại Đồng Đăng, bố trí một khu công nghiệp tập trung bao gồm: Công nghiệp gia công, lắp ráp, tái chế cơ khí, điện tử, công nghiệp chế biến các mặt hàng xuất khẩu từ nông lâm sản, các kho tàng đƣờng bộ và đƣờng sắt gồm các kho ngoại quan để tiếp nhận và

trung chuyển các loại hàng hoá nƣớc ngoài với lƣợng lớn.

Bốn là, trung tâm hành chính: Chủ yếu tập trung ở Lạng Sơn, tại Đồng Đăng chỉ có các cơ quan hành chính thị trấn (sau này là thị xã) và 1 phần cơ quan quản lý khu kinh tế đô thị Đồng Đăng - Lạng Sơn.

Năm là, trung tâm văn hóa giáo dục y tế: Tại Lạng Sơn chủ yếu là cơ quan chức năng phục vụ toàn tỉnh và phục vụ thị xã Lạng Sơn, các cơ quan phục vụ khu kinh tế đô thị Đồng Đăng - Lạng Sơn đƣợc bố trí tại Đồng Đăng, trong đó có trƣờng đào tạo, trung tâm văn hóa và bệnh viện.

Sáu là, trung tâm du lịch: Tổ chức các trung tâm du lịch trong khu vực, phục vụkhách du lịch trong và ngoài nƣớc, khách vãng lai và nhân dân, du lịch sinh thái tại rừng nguyên sinh Quốc gia và Quán Hồ, du lịch, nghỉ dƣỡng ở Quán Hồ, Mẫu Sơn, làng Nguyên Lốc các dân tộc tại quán Hồ, làng du lịch văn hóa dân tộc và du lịch hang động tại khu nhất, nhị Tam Thanh Lạng Sơn, du lịch nghiên cứu ở Lạng Sơn.

Bảy là, hệ thống cửa khẩu:

Cửa khẩu Hữu Nghị:

- Giao thông: đƣờng bộ - Tính chất: quốc tế

- Lƣu lƣợng hàng hóa/tháng: 9.000 lƣợt hành khách xuất nhập cảnh bằng hộ chiếu/tháng. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 13 triệu USD/tháng.

Cửa khẩu Đồng Đăng:

- Giao thông: đƣờng sắt - Tính chất: quốc tế

- Lƣu lƣợng hàng hóa/tháng: 1000 lƣợt hành khách xuất nhập cảnh bằng hộ chiếu/tháng. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 14 triệu USD/tháng.

Cửa khẩu Tân Thanh:

- Tính chất: Cặp chợ biên giới

- Lƣu lƣợng hàng hóa/tháng: Chủ yếu cƣ dân biên giới qua lại bằng sổ thông hành, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 3 triệu USD/tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng, tỉnh lạng sơn (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)