CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Các kết quả chính từ việc phân tích tài chính khách hàng
3.3.1. Phân tích cơ cấu, biến động tài sản nguồn vốn
Thực trạng phân tích cấu trúc tài chính khách hàng vay vốn, việc đánh giá khái quát tình hình tài chính đƣợc thực hiện bằng cách xem xét quy mô và tốc độ thay đổi của tài sản và nguồn vốn, có xem xét chi tiết với từng loại tài sản và nguồn vốn, giữa năm nay với năm trƣớc. Việc phân tích này giúp ngân hàng biết đƣợc tỷ trọng của từng loại tài sản và nguồn vốn của khách hàng thay đổi ra sao sau mỗi năm. Việc đầu tiên trong đánh giá cơ cấu CBTD đã tập trung phân tích vào các khoản mục có biến động lớn so với năm trƣớc và giải thích nguyên nhân. Xem chi tiết tại phụ lục số 02, 03, 04 và 05.
3.3.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản
Với khách hàng lớn nhƣ Công ty CP Hóa Chất Việt Trì và là doanh nghiệp sản xuất, ngoài việc tập trung vào các khoản mục lớn, CBTD tập trung vào tài sản cố định và hàng tồn kho. Các khoản phải thu đƣợc để cập và phân tích rõ nguyên nhân biến động vì đây là khoản mục có biến động lớn. Khi phân tích biến động về TSCĐHH, CBTD chỉ đơn giản đƣa ra sự thay đổi về quy mô và tốc độ của giá trị TSCĐ theo nguyên giá cũng nhƣ giá trị còn lại chứ không chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này và việc thay đổi khối lƣợng TSCĐ có nằm trong kế hoạch của
DN hay không cũng nhƣ định hƣớng cho thời gian tới là gì; với tình trạng máy móc, dây chuyền đó có phù hợp với đặc điểm hoạt động của khách hàng và đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất hay không. Khi khách hàng đầu tƣ, đổi mới trang thiết bị, máy móc thì có hay không tỷ lệ thuận với việc nâng cao khả năng hoạt động SXKD.
Với Công ty TNHH Sơn Trƣờng, là công ty xây dựng, cán bộ đã phân tích nhƣng không đi sâu vào các khoản mục, mà chỉ khái quát mang tính chất liệt kê. Cán bộ cũng đã dựa vào đặc thù ngành nghề của khách hàng mà tập trung nhấn mạnh vào khoản mục hàng tồn kho là chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Tuy nhiên, TSCĐ hữu hình là một loại tài sản đặc thù của các DN xây dựng nói chung thì lại chƣa đƣợc CBTD đề cập đến. Trong đó phải kể đến các loại máy móc thiết bị và phƣơng tiện vận tải là những TSCĐ HH đặc trƣng của ngành với giá trị rất lớn, lên đến vài tỷ đồng. Đây là phƣơng tiện chính để thi công các công trình. Thiếu những TSCĐ này DN sẽ phải đi thuê của những đơn vị khác với chi phí không hề nhỏ. Điều này sẽ ảnh hƣởng đến tính chủ động của DN cũng nhƣ tiến độ thi công.
3.3.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Tƣơng tự việc phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn cũng đƣợc CBTD tập trung phân tích và nêu lên những nguyên nhân của biến động.
Đối với khách hàng là Công ty CP Hóa Chất Việt Trì, điểm đánh chú ý nhất là sự biến động ngƣợc chiều nhau của vốn chủ và nợ phải trả. CBTD đã nêu đƣợc nguyên nhân của việc tăng VCSH là do đƣợc bổ sung từ lợi nhuận và việc giảm nợ phải trả là do khách hàng đã trả bớt các khoản nợ dài hạn do lãi suất cao. Bên cạnh đó, CBTD cũng đã nêu đƣợc tình trạng hiện tại của khách hàng là đã dùng nguồn vốn dài hạn để đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn đang dần đƣợc cải thiện so với năm trƣớc. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại và tiếp tục cải thiện hơn nữa trong năm nay.
Với Công ty TNHH Sơn Trƣờng. Cán bộ phân tích khá sơ sài, chỉ tính toán liệt kê và nhận xét chung chung.
Qua xem xét ta thấy việc phân tích của các hai khách hàng này không xác định đƣợc cụ thể cơ cấu từng loại nguồn vốn và tài sản đã thay đổi về quy mô và tốc độ nhƣ thế nào trong năm 2014 so với năm 2013. Việc phân tích chƣa đi sâu vào tìm
hiểu nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó và xem xét sự biến động giữa các chỉ tiêu có phù hợp với nhau hay không.
3.3.1.3. Phân tích cấu trúc tài chính
Các chỉ tiêu tỷ trọng phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn cũng chỉ đƣợc liệt kê tính toán mà chƣa đi sâu phân tích về quy mô và tốc độ biến động có phù hợp hay không.Trong ba khách hàng đƣợc xem xét ở trên, CBTD đều đã phân tích biến động của các khoản mục trên BCĐKT bằng việc xem xét tính toán quy mô từng loại tài sản, nguồn vốn biến động nhƣ thế nào, tốc độ thay đổi. Tuy nhiên chƣa đánh giá nguyên nhân ảnh hƣởng đến kết quả đó và việc thay đổi này có phù hợp với hoạt động SXKD trong thời gian tới hay không.
Đối với Công ty CP Hóa Chất Việt Trì các khoản mục đƣợc liệt kê chƣa đầy đủ, chỉ dừng lại ở các khoản mục lớn nhƣng khi phân tích CBTD lại nêu chi tiết về biến động và giá trị biến động của các khoản mục nhỏ nhờ việc tự tính toán bên ngoài mà không đƣa vào bảng phân tích. Đối với Công ty TNHH Sơn Trƣờng, bảng tính đƣợc liệt kê đầy đủ toàn bộ các khoản mục trên BCĐKT nhƣng khi phân tích CBTD lại chỉ đi vào những khoản mục chính, biến động lớn.
Trong phân tích cấu trúc tài chính, sau khi lập bảng phân tích và thực hiện phân tích nhƣ CBTD đã làm. CBTD chƣa kết hợp đƣợc việc phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn để đảnh giá chính sách sử dụng vốn, chỉ tiêu thƣờng đƣợc sử dụng là: Hệ số nợ so với tài sản, hệ số tổng tài sản so với VCSH (đòn bẩy tài chính) và nên phân tích kết hợp các chỉ tiêu này của vào nhóm cơ cấu vốn, đòn bẩy tài chính. Mà CBTD đã tách các chỉ tiêu này riêng sang phần phân tích các hệ số tài chính và thuộc còn đối với Công ty TNHH Sơn Trƣờng thì CBTD chỉ lập bảng kết quả yà nhận xét lần lƣợt từng chỉ tiêu mà không nêu cách tính từng chỉ tiêu đó, điều này dẫn đến sự khó kiểm soát của ngƣời đọc, khó khăn khi kiểm tra lại tính chính xác của các chỉ tiêu này cũng nhƣ việc so sánh các chỉ tiêu này giữa các khách hàng với nhau (Xem chi tiết tại phụ lục số 07, 08, 09). Tuy nhiên, với bảng phân tích của Công ty TNHH Sơn Trƣờng thì đã khớp đúng với kết quả tính toán lại của tác giả sau khi áp dụng các công thức mà quy trình PTBCTC của Ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Việt Trì quy định còn với Công ty CP Hóa Chất Việt Trì thì CBTD đã không áp dụng hết các công thức này. Ví dụ với chỉ tiêu hệ số thanh toán nhanh, CBTD áp dụng công thức:
Hệ số thanh toán nhanh = Tiền và CKTĐT + PTNH - KPT khác Nợ ngắn hạn 31/12/2013 (2,834 trđ + 20,037)trđ = 0,3 78.397 trđ 31/12/2014 (1.155 trđ + 26.354) trđ = 0,33 82.890 trđ
Trong khi công thức đúng phải là: Hệ số thanh
toán nhanh =
Tiền và CKTĐT + PTNH + Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn + Tài sản ngắn hạn khác
Nợ ngắn hạn
Hai khách hàng còn lại thì CBTD đã sử dụng đúng công thức.
Điểm thiếu sót cơ bản khi xem xét nhóm chỉ tiêu này là về khái niệm của những chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán. Các chỉ tiêu này phải thể hiện khả năng thanh toán của công ty tại một thời điểm nhất định (đầu năm hay cuối năm) chứ không phải cả một thời kỳ (cho một năm tài chính). Qua tính toán lại cho thấy, CBTD đã tính các chỉ tiêu theo mốc thời điểm, tuy nhiên khi trình bày vào bảng số liệu lại để mốc thời gian là thời kỳ (năm 2013, năm 2014). Điều này cho thấy sự không chính xác trong nội dung trình bày phản ánh của các chỉ tiêu này. Bên cạnh
đó là việc sử dụng các chỉ tiêu của các công ty chƣa đầy đủ, khi xem xét khả năng thanh toán thì chỉ dừng ở việc phân tích khả nhóm chỉ tiêu đòn bẩy tài chính nhƣ trong các báo cáo phân tích, khiến việc phân tích cấu trúc tài chính thì khó theo dõi liền mạch và khoa học.