Phân tích dòng tiền và phân tích vốn lưu chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh việt trì (Trang 80 - 81)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Các kết quả chính từ việc phân tích tài chính khách hàng

3.3.4. Phân tích dòng tiền và phân tích vốn lưu chuyển

Việc phân tích dòng tiền đƣợc NHNT thực hiện qua báo cáo LCTT. Tuy nhiên, việc phân tích báo cáo LCTT chỉ đƣợc thực hiện với Công ty CP Hóa Chất Việt trì (xem chi tiết tại phụ lục số 10). Việc phân tích chỉ dừng lại ở tính toán và nhận xét chung chung chƣa đi sâu phân tích nguyên nhân và định hƣớng của khách hàng. Lý do ngân hàng không phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ của 2 khách hàng còn lại là do các báo cáo này không đƣợc yêu cầu lập bởi các cơ quan quản lý khách hàng và để không gây phiền toái cho khách hàng trong quá trình vay vốn tại ngân hàng.

Cả ba khách hàng đƣợc PTTC, CBTD đều có cách phân tích vốn lƣu chuyển giống hệt nhau là phân tích tình hình đảm bảo vốn theo quan điểm ổn định của nguồn tài trợ, lấy ví dụ về bảng phân tích của Công ty CP Hóa Chất Việt Trì. (xem phụ lục 11)

Vốn hoạt động thuần (vốn kinh doanh thuần) hay vốn lƣu chuyển đƣợc tính đúng theo công thức:

VLC thuần = TSNH - Nguồn tài trợ tạm thời (Vay và nợ ngắn hạn) và Nguồn tài trợ thƣờng xuyên (VCSH + Vay dài hạn) - TSDH

Trong trƣờng hợp này, vốn lƣu chuyển nhỏ hơn không (< 0). Tuy nhiên, CBTD chƣa nhận xét đƣợc khách hàng đang kinh doanh vốn với cơ cấu vốn rất mạo hiểm, nguồn tài trợ thƣờng xuyên không đủ nên phải huy động thêm vốn bằng cách vay nợ. Điều này đặt khách hàng vào tình trạng áp lực về thanh toán các khoản nợ khiến tình trạng cân bằng tài chính xấu hay cân bằng âm mà vẫn nhận xét rằng “Mặc dù vốn luân chuyển thƣờng xuyên <0 song công ty vẫn có khả năng tự chủ về tài chính, tự chủ về vốn trong sản xuất” cũng chƣa đƣa ra đƣợc phƣơng hƣớng khắc phục vốn lƣu chuyển âm. CBTD đã đƣa ra đƣợc nguyên nhân của tình trạng này là “do trong năm 2012, 2013 Công ty đầu tƣ lớn TSCĐ mất cân đối vốn từ những năm trƣớc” đây chính là nguyên nhân do chính sách đầu tƣ của khách hàng làm thay đổi

TSDH. CBTD chỉ dừng lại ở việc nhận xét này mà chƣa xem xét, tính toán thêm các chỉ tiêu sau.

Hệ số tài trợ thƣờng xuyên. Hệ số này cho biết so với tổng nguồn vốn thì nguồn tài trợ thƣờng xuyên chiếm mấy phần. Trị số này càng cao thì tính cân bằng tài chính càng tốt và ngƣợc lại.

Hệ số tài trợ tạm thời . Hệ số này cho biết so với tổng NV thì nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần. Hệ số này có giá trị càng cao thì tính cân bằng tài chính càng xấu và ngƣợc lại.

Hệ số VCSH so với nguồn tài trợ thƣờng xuyên. Hệ số này cho biết so với tổng nguồn tài trợ thƣờng xuyên thì VCSH chiếm mấy phần. Hệ số này càng cao thì tính độc lập, tự chủ về tài chính càng lớn hay cân bằng tài chính càng tốt và ngƣợc lại.

Hệ số nguồn tài trợ thƣờng xuyên so với TSDH. Để thấy mức độ tài trợ bằng nguồn tài trợ thƣờng xuyên đối với TSDH. Sau khi đã tính toán đƣợc các chỉ tiêu trên, CBTD đối chiếu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc để thấy đƣợc quy mô và tốc độ thay đổi của chúng cũng nhƣ xu hƣớng biến động; từ đó thấy đƣợc việc huy động, sử dụng và phân bổ nguồn vốn có đƣợc đảm bảo phù hợp với đặc điểm hoạt động SXKD của DN hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh việt trì (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)