1.2.2.1. Đặc điểm về dân số và nguồn nhân lực
Dân số huyện Phù Ninh là 94.904 ngƣời, mật độ dân số trung bình 599 ngƣời/km, dân tộc thiểu số chiếm tỷ trọng nhỏ. So với các huyện, thành phố khác trong tỉnh Phú Thọ, Phù Ninh là huyện có mật độ dân số thuộc loại trung bình. Tuy nhiên, mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, tập trung cao ở thị trấn Phong Châu và các xã Vĩnh Phú, An Đạo, Bình Bộ, Tiên Du, Tử Đà.
Về phân bổ lao động theo ngành: Lao động vẫn tập trung vào nhóm ngành nông, lâm, thủy sản với 64,86%. Lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ khá cao so với các huyện miền núi do địa bàn có các doanh nghiệp công nghiệp lớn.
Trình độ văn hóa, tay nghề của lao động ở mức độ trung bình so với mặt bằng chung, nhƣng so với các huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, Phù Ninh có chất lƣợng lao động vào loại khá. Ngƣời dân Phù Ninh cần cù, chịu khó và khá năng động nhất là trong thu mua, chế biến chè tạo nguồn thu, giải quyết đầu ra cho ngƣời trồng chè không chỉ trong huyện mà còn ở các huyện Thanh Ba, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thị xã Phú Thọ…
Về trình độ chuyên môn: Theo số liệu chƣa đầy đủ, lao động từ 18-35 tuổi năm 2009 chƣa có việc làm đã qua đào tạo, chiếm 36,45%. Số lao động quản lý cũng có chất lƣợng khá cao. Lao động quản lý có 2 thạc sĩ, 68/83 có trình độ đại học, cao đẳng, 29 ngƣời có trình độ lý luận cao cấp, 68 ngƣời có trình độ tiếng Anh A, B, 71 ngƣời có trình độ tin học A. Đối với cán bộ cấp xã, trong số 185 ngƣời đã có 50 ngƣời (chiếm 27,02%) có trình độ đại học, cao đẳng, 100 ngƣời có trình độ trung cấp, 34 ngƣời chƣa qua đào tạo. Tuy nhiên
so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, chất lƣợng nguồn lao động vẫn còn thấp. Đây là điểm cần lƣu ý khi quy hoạch, nhất là xây dựng các giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
1.2.2.2. Đặc điểm văn hóa
Phù Ninh là huyện miền núi có nhiều dân tộc anh em sinh sống, với nhiều lễ hội truyền thống nhƣ: Lễ hội đền Nhà Bà (xã Tiên Du), đền mẫu Âu Cơ (thị trấn Phong Châu), chùa Hoàng Long (xã An Đạo), Lễ hội chọi trâu (xã Phù Ninh), Lễ hội đình làng Lỗ Trì (thị trấn Phong Châu).
Huyện Phù Ninh (trƣớc đây là huyện Phong Châu) gắn với Đền Hùng khu di tích lịch sử Quốc gia, nơi tiến hành Quốc giỗ và các lễ hội văn hóa dân tộc về cội nguồn. Nay Đền Hùng không thuộc huyện Phù Ninh, nhƣng sức lan toả đến huyện Phù Ninh còn rất lớn. Trên địa bàn Huyện có 47 di tích, trong đó có 5 di tích cấp quốc gia nhƣ: Chùa Hoàng Long xã An Đạo, Chùa Viên Sơn, Đình Chanh, Đình Nhƣợng Bộ xã Vĩnh Phú; đặc biệt là khu di chỉ khảo cổ Xóm Dền xã Gia Thanh và 8 di tích xếp hạng cấp tỉnh.
Những di tích và địa danh trên không chỉ phản ánh truyền thống cách mạng của các dân tộc huyện Phù Ninh qua nhiều thế hệ, mà còn là những sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể cần đƣợc bảo tồn và khai thác vào giáo dục truyền thống và các hoạt động du lịch.
1.2.3. Đánh giá tác động của các điều kiện tự nhiên kinh tế -xã hội đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phù Ninh