Phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 (Trang 46 - 51)

2.3.1.1. Phát triển nông, lâm, thuỷ sản

Chuyển nhanh nông, lâm nghiệp và thủy sản sang sản xuất hàng hoá theo hƣớng nông nghiệp cận đô thị; hình thành các tiểu vùng chuyên canh sản phẩm mũi nhọn, có lợi thế so sánh cao của huyện nhƣ: chè, cây ăn quả (hồng không hạt, bƣởi Diễn), cây thực phẩm, cây lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc, gia súc, gia cầm... Phát triển cân đối giữa chăn nuôi với trồng trọt, giữa nông nghiệp với lâm nghiệp, các ngành nghề nông thôn và các hoạt động dịch vụ, nhất là chế biến nông, lâm sản tạo việc làm và tăng giá trị sản phẩm.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất của các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 2011 - 2015 đạt bình quân 5,70% và 2016-2020 là 4,40%, trong đó nông nghiệp đạt mức thấp hơn hơn là 5,55% và 4,23%. Lâm nghiệp tăng với mức 6,5% giai đoạn 2011-2015 và 5,0% giai đoạn 2016-2020. Giá trị sản xuất các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của huyện đạt mức 266,62 tỷ vào năm 2015 và 330,28 tỷ đồng vào năm 2020.

Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp có xu hƣớng giảm trong nhóm ngành nông, lâm, thủy sản. Trong nông nghiệp, tỷ trọng của chăn nuôi tăng khá nhanh; tỷ trọng trồng trọt giảm; tỷ trọng của dịch vụ nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng.

2.3.1.2. Phát triển công nghiệp và xây dựng

- Xây dựng cơ chế thu hút đầu tƣ đúng tiến độ các công trình hạ tầng công nghiệp tạo bƣớc chuyển biến đột phá cho sự phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện. Ƣu tiên các nguồn nội lực phát huy các ngành có tiềm năng, thế mạnh nhƣ chế biến nông, lâm sản nhƣ: chế biến gỗ, chè; khai thác vật liệu xây dựng và các sản phẩm từ giấy và sau giấy. Tập trung khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, chủ động tìm tòi các ngành nghề thủ công mới. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống. Xây dựng cơ chế hợp lý, khai thác các nguồn lực bên ngoài hình thành các cụm công nghiệp tập trung quy mô nhỏ, chú ý tới công nghiệp thu hút nhiều lao động nhƣ: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ....

Giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ tăng trƣởng chung là 18,80%, trong đó của công nghiệp là 19,0%, xây dựng là 17,5%. Đối với giai đoạn 2016 - 2020 tốc độ tăng trƣởng chung là 16,1%, trong đó của công nghiệp là 16,5% của xây dựng là 11,5%.

Tính chung thời kỳ quy hoạch, tốc độ tăng trƣởng của các ngành công nghiệp và xây dựng là 17,45%, trong đó công nghiệp đạt mức 17,74%, xây dựng đạt 14,46%. Với tốc độ trên, quy mô của nhóm ngành đã tăng 5,12 lần và đạt 4.723,639 vào năm 2020.

2.3.1.3. Định hướng phát triển các ngành dịch vụ

- Chuyển mạnh các ngành dịch vụ sang kinh tế thị trƣờng theo hƣớng đa dạng hoá các hoạt động dịch vụ và đa dạng hóa các thành phần kinh tế. Coi trọng và tạo điều kiện cho các dịch vụ tƣ nhân phát triển theo hƣớng xã hội hoá các hoạt động dịch vụ, kể cả dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, dịch vụ công cộng, vui chơi giải trí... Nâng cao vai trò HTX dịch vụ nông nghiệp trong hoạt động tiêu thụ nông sản và dịch vụ khoa học và công nghệ. Khai thác tối đa các tiềm năng cho các hoạt động du lịch văn hoá, làng nghề, du lịch sinh thái. Gắn các hoạt động dịch vụ của Huyện với các các huyện khác và tỉnh Phú Thọ, trƣớc hết là quần thể du lịch Đền Hùng thành hệ thống. Đặc biệt là quy hoạch xây dựng khu di chỉ khảo cổ xóm Dền xã Gia Thanh, thành điểm du lịch tâm linh lớn trong quần thể du lịch Đền Hùng. Phấn đấu tăng nhanh tốc độ phát triển các ngành dịch vụ và mở rộng hệ thống các ngành dịch vụ sản xuất và đời sống cho dân cƣ trong huyện.

- Dự tính tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015 là 16,5%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 16,0%/năm. Trong các ngành dịch vụ, sự phát triển khá đều giữa các ngành thƣơng mại, du lịch và các ngành dịch vụ khác. Tuy nhiên, quy mô các ngành tuần tự là dịch vụ sản xuất công nghiệp (dịch vụ tài chính, dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác); thƣơng mại và du lịch. Với mức tăng trƣởng trên, quy mô các ngành dịch vụ trên địa bàn đạt 567,681 tỷ vào năm 2015 và 1.192,324 tỷ vào năm 2020.

Hộp 1: Luận chứng về lựa chọn phƣơng án và trọng điểm phát triển

1.Các phương án tăng trưởng kinh tế

1.1. Các căn cứ xây dựng phương án

Từ phân tích tiềm năng lợi thế, thực trạng phát triển kinh tế xã hội, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng, từ lô gích mối tƣơng quan giữa tốc độ và cơ cấu những năm trƣớc và những năm sau của Huyện, có thể đƣa ra các phƣơng án về tốc độ và cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, các căn cứ xây dựng các phƣơng án chủ yếu dựa vào:

- Tiềm năng lợi thế của Phù Ninh còn có thể khai thác để phát triển kinh tế, trong đó chú trọng đặc biệt đến tiềm năng phát triển các ngành xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và nông, lâm nghiệp của Huyện. Cụ thể:

+ Phù Ninh có thể tăng thêm tốc độ phát triển các ngành nông, lâm nghiệp, trong đó chú trọng tới lâm nghiệp xã hội, nâng cao độ che phủ, bảo vệ môi trƣờng và lâm nghiệp trồng cung cấp nguyên liệu chế biến lâm sản. Đối với nông nghiệp, chú trọng tới các đặc sản nhƣ hồng không hạt..., cây công nghiệp (chè,…) gia súc, gia cầm, các con đặc sản và chất lƣợng cao (rắn, nhím, thỏ…). Đối với thuỷ sản, chú trọng khai thác nuôi cá ao đầm do chuyển đổi từ ruộng trũng trồng lúa không hiệu quả sang nuôi thủy sản.

+ Đối với xây dựng: trong kỳ quy hoạch khối lƣợng công trình xây dựng còn rất lớn vì Huyện đang trong quá trình đẩy nhanh xây dựng các cơ sở hạ tầng, các công trình công nghiệp. Đặc biệt, khi đời sống nâng lên, nhu cầu xây dựng dân dụng tăng. Vì vậy, tốc độ tăng trƣởng của ngành có thể đẩy lên.

+ Với công nghiệp: khả năng tăng trƣởng ở mức cao là rất hiện thực, vì tiềm năng công nghiệp rất lớn ở công nghiệp giấy và sau giấy, công nghiệp

điện, chế biến nông, lâm thuỷ sản và sản xuất hàng tiêu dùng... Việc quy hoạch và xây dựng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn sẽ mở ra khả năng to lớn cho sự phát triển của các ngành công nghiệp.

- Vị trí của Phù Ninh và những yêu cầu của tỉnh Phú Thọ đối với Phù Ninh trong phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt lƣu ý tới xuất phát điểm khá cao của công nghiệp và dịch vụ của Huyện, với dịch vụ trong điều kiện nguồn lực và trình độ dân trí, nhất là trình độ chuyên môn của ngƣời lao động còn thấp. Đây là thách thức Phù Ninh cần phải vƣợt qua.

1.2. Luận chứng các phương án tăng trưởng kinh tế

Trong quy hoạch, có 3 phƣơng án với mức tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu khác nhau:

- Phƣơng án 1 là phƣơng án xây dựng cho điều kiện khai thác các nguồn lực ở trạng thái bình thƣờng. Các nguồn lực đƣợc tập trung vào giai đoạn 2011-2015.

- Phƣơng án 2 có các chỉ tiêu cao hơn phƣơng án 1. Phƣơng án xây dựng cho điều kiện khai thác các nguồn lực ở trạng thái cao hơn trong những năm 2011 - 2015. Vì vậy, các chỉ tiêu trong phƣơng án, một mặt do các lôgic kinh tế chi phối, mặt khác cần sự tăng cƣờng về các điều kiện thực hiện. Những điều kiện này đòi hỏi phải có những biện pháp đổi mới cơ chế quản lý, tăng cƣờng nguồn lực về vốn, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, giải quyết tốt các vấn đề thị trƣờng.

- Phƣơng án 3 là phƣơng án có tốc độ tăng trƣởng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh hơn. Phƣơng án này xây dựng cho điều kiện khai thác nguồn lực và có sự đầu tƣ đột biến so với những năm trƣớc đây. Vì vậy, cần có sự cố gắng rất lớn, có những điều kiện hết sức thuận lợi mới hy vọng đạt đƣợc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)